Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần May và thương mại Tiên Lữ (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

3.1.2.Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty Cổ phần May và thương mại Tiên Lữ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục trong công tác sử dụng vốn của mình:

* Về tình hình VKD tại công ty

- VLĐ của công ty được tăng cường song tiền và các khoản tương đương tiền giảm trong khi hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác tăng nhanh cho thấy công ty dùng một lượng tiền lớn để thanh toán cho các khoản đầu tư cho nguyên vật liệu đầu vào. Tuy các khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2013 có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nên công ty bị các đơn vị khách hàng chiếm dụng một khoản vốn lớn. Cơ cấu phân bổ VLĐ chưa hợp lý, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho quá lớn và tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm đi.

- VCĐ của công ty tăng lên, TSCĐ của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu trong VCĐ song chính sách đầu tư và phân bổ VCĐ chưa được tốt, các khoản mục VCĐ còn hạn chế.

- Tổng nguồn vốn năm 2013 của công ty tăng lên do vốn chủ sở hữu và nợ phải trả tăng song tỷ trọng nợ phải trả lớn hơn so với vốn chủ sở hữu chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty bị giảm sút.

* Về hiệu quả sử dụng VKD

- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012 thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu, cụ thể:

+ Hệ số doanh thu trên VKD bình quân năm 2013 so với năm 2012 giảm 9,16%; hệ số lợi nhuận trên VKD bình quân năm 2013 so với năm 2012 giảm 7,67%.

+ Hệ số doanh thu trên VLD bình quân năm 2013 so với năm 2012 giảm 13,38%; hệ số lợi nhuận trên VLD bình quân năm 2013 so với năm 2012 giảm 11,76%.

+ Hệ số doanh thu trên VCĐ bình quân năm 2013 so với năm 2012 giảm 3,85%; hệ số lợi nhuận trên VCĐ bình quân năm 2013 so với năm 2012 giảm 2,28%.

- Số vòng quay vốn lưu động giảm và số ngày một vòng quay VLĐ tăng chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2013 chậm hơn so với năm 2012 làm cho công ty bị lãng phí một lượng VLĐ lớn.

* Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế trong việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty song nguyên nhân chủ yếu là do sự khó khăn chung của nền kinh tế năm qua.

- Sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực hàng may mặc là nguyên nhân khiến cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty bị suy giảm.

- Để giữ chân các khách hàng hiện tại và tìm kiếm các đối tác mới, công ty đã lới lỏng chính sách công nợ, khiến cho các khoản nợ phải thu của công ty tăng lên, công ty bị các cá nhân và đơn vị khác bị chiếm dụng vốn.

- Hiện tại, công ty chưa có một bộ phận chuyên trách để xây dựng những kế hoạch cụ thể và chi tiết về quản lý và sử dụng vốn, chưa tiến hành phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nên công ty chưa có những phương án tối ưu.

- Vốn chủ sở hữu hiện có của công ty không đủ đáp ứng nhu cầu duy trì và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên công ty phải trả một khoản chi phí lớn cho việc huy động vốn vay. Mặt hàng may mặc đòi hỏi sự thay đổi liên tục về kiểu dáng, chất liệu,… nên công ty cũng cần thay đổi các máy móc, thiết bị hiện đại và phù hợp hơn.

- Hiệu quả sử dụng VCĐ bị giảm cũng do công ty sử dụng máy móc, thiết bị chưa hợp lý, các thiết bị mới vẫn chưa được sử dụng một cách tối ưu, vẫn có những tài sản do không được sử dụng và bảo dưỡng đúng cách làm cho quá trình hao mòn diễn ra nhanh hơn.

- Trình độ quản lý vốn chưa cao cũng là một hạn chế mà Công ty cần khắc phục, việc quản lý tài chính còn lỏng lẻo, không tập trung vốn làm cho vốn bị thất thoát là điều không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần May và thương mại Tiên Lữ (Trang 42 - 43)