Về khoản công nợ phải thu của khách hàng:

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Thương mại điện tử - công nghiệp Vũ Kiên (Trang 44 - 47)

* Đối với các khoản nợ phải thu của khách hàng, kế toán nên tiến hành phân loạị các khoản nợ theo mối quan hệ với từng khách hàng, trên cơ sở đó có được chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý.

- Đối với những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, thân thiết, thời hạn chiết khấu thanh toán thường dài hơn từ 45 – 50 ngày.

- Đối với những khách hàng có quan hệ giao dịch không thường xuyên, thời hạn chiết khấu thanh toán là 15 ngày.

* Số tiền chiết khấu thanh toán được trích theo tỷ lệ 1 % trên tổng giá thanh toán. * Về hạch toán chiết khấu thanh toán: Khi phát sinh chiết khấu thanh toán, kế toán sử dụng TK 635 – Chi phí tài chính để hạch toán.

Khi chấp nhận các khoản chiết khấu thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 635: Tổng số tiền chiết khấu cho khách hàng

Có Tk 111, 112, 131: Tổng số tiền chiết khấu cho khách hàng Cuối kỳ kết chuyển :

Nợ TK 911: Tổng số tiền chiết khấu cho khách hàng Có TK 635: Tổng số tiền chiết khấu cho khách hàng

Ví dụ: Theo hóa đơn GTGT số 0000165 ngày 04/01/2014 bán hàng cho Công ty

TNHH Thương mại và xây dựng Cường Việt. Tổng giá bán chưa thuế GTGT là 27.300.000 đồng, thuế GTGT 10%, tổng giá thanh toán là 30.030.000 đồng. Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Cường Việt là khách hàng thường xuyên của công ty và đã thanh toán vào ngày 28/1/2014 theo giấy báo có số 01. Giả sử theo quy định nếu thanh toán trong vòng 30 ngày sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán là 1% trên tổng số tiền thanh toán.

Như vậy số chiết khấu thanh toán Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Cường Việt được hưởng là:

1% x 30.030.000 = 300.300 đồng Quy trình hạch toán:

- Ngày 04/1/2014 phản ánh doanh thu như bình thường: Nợ TK 13111 : 30.030.000

Có TK 5111 : 27.300.000 Có TK 33311 : 2.730.000

- Ngày 28/1/2014 khi thanh toán tiền hàng kế toán phản ánh: Nợ TK 1121 : 29.729.700

Nợ TK 635 : 300.300 Có TK 13111 : 30.030.000

Do có khoản chiết khấu 1% đã làm cho khoản tiền công ty thực tế thu được giảm đi là 300.300 đồng. Điều này đã làm thay đổi:

- Trên Bảng cân đối kế toán:

+ Chỉ tiêu “ Tiền gửi ngân hàng” giảm 300.300 đồng

+ Chỉ tiêu “ Lợi nhuận chưa phân phối” giảm 300.300 đồng - Trên Báo cáo kết quả kinh doanh:

+ Chỉ tiêu “ Chi phí hoạt động tài chính” tăng 300.300 đồng

+ Chỉ tiêu “ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh” giảm 300.300 đồng + Chỉ tiêu “ Tổng lợi nhuận trước thuế” giảm 300.300 đồng

+ Chỉ tiêu “ Thuế TNDN hiện hành” giảm 300.300 x 25% = 75.075 đồng + Chỉ tiêu “ Lợi nhuận sau thuế” giảm 300.300 – 75.075 = 225.225 đồng

Doanh nghiệp đang áp dụng thực hiện đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa theo chuẩn mực kế toán Việt Nam; đồng thời áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC sử dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hoàn thiện kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:

Thực tế những năm gần đây doanh nghiệp không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại (TK 5211), Hàng bán bị trả lại (TK 5212), Giảm giá hàng bán (TK 5213).

Ngoài những chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty để góp phần nâng cao doanh thu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường theo em công ty nên chú trọng đến chính sách bán hàng để kích thích tiêu thụ hàng hoá, thu hút khách hàng cụ thể:

+ Chiết khấu thương mại: Là khoản mà doanh nghiệp tiến hành bán giảm giá niêm yết cho khách hàng với khối lượng lớn. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp có rất nhiều khách hàng mua lẻ, mua buôn với khối lượng sản phẩm nhiều, nên thực hiện chính sách này nhằm khuyến khích thu hút các khách hàng mới, cũng như giữ được những khách hàng lâu năm. Tuỳ thuộc vào chính sách bán hàng của công ty mà chiết khấu thương mại được triển khai linh hoạt với các tỷ lệ chiết khấu cụ thể khác nhau. Chiết khấu thương mại được phản ánh và theo dõi trên TK 521 (chi tiết trên TK 5211). Chẳng hạn: công ty TNHH Thương mại và xây dựng Cường Việt, Công ty CP đổi mới và phát triển Hoàng Ngân…đây là những khách hàng thường xuyên và mua với khối lượng lớn các sản phẩm dầu mà công ty cung cấp. Công ty nên chiết khấu thương mại cho họ tuỳ thuộc vào giá trị của hợp đồng như vậy sẽ là ngày càng thu hút được khách hàng hơn.

+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ doanh thu cho người mua do hàng bán kém phẩm chất, sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Công ty TNHH thương mại ĐT-CN Vũ Kiên hoạt động có uy tín trên thị trường cung cấp các sản phẩm do đảm bảo chất lượng của hàng hoá bán ra tương đối tốt . Tuy nhiên đối với khối lượng hàng hoá trong kho chưa bán được công ty nên đẩy mạnh giảm giá hàng bán đối với một số sản phẩm kích thích tiêu thụ, giảm tình trạng hàng hoá ứ đọng, ứ đọng vốn. Giảm giá hàng bán theo dõi trên TK 521(chi tiết trên TK 5213).

Nội dung kết cấu của TK 521

Bên nợ: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

Bên có: Kết chuyển toàn bộ các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ vào TK 511

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh:

- Khi doanh nghiệp tiến hành chiết khấu thương mại cho khách hàng mua với khối lượng lớn, căn cứ vào hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan khác ghi:

Nợ TK 5211- Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(nếu có) Có TK 111,112,131,…

- Khi doanh nghiệp tiến hành giảm giá hàng bán cho khách hàng với những sản phẩm tồn kho, sai quy cách hợp đồng:

Nợ TK 5213- Giảm giá hàng bán

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(nếu có) Có TK 111,112,131,…

- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán vào TK 511.

Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Thương mại điện tử - công nghiệp Vũ Kiên (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w