Chính sách sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại công ty TNHH metro cash & carry Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội ( Metro Thăng Long (Trang 39 - 42)

Hiện tại, hơn 90% hàng hoá của Metro là các sản phẩm được sản xuất trong nước, cung cấp cho các đối tượng khách hàng chuyên nghiệp nên cần chú ý về vấn đề chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm luôn luôn phải đặt lên hàng đầu với những quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Tất cả các mặt hàng thực phẩm chế biến đều phải có hồ sơ chất lượng.

- Chính sách giá:

+ Cần tiến hành nghiên cứu thị trường, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh lớn như Big C, Fivi mark, Coopmark….để có chính sách giá tốt so với đối thủ cạnh tranh.

+ Cần tính toán các chi phí một cách chính xác để có thể đưa ra được mức giá hợp lý nhất phù hợp với người tiêu dùng hơn thế nữa là cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh mà vẫn mang lại hiệu quả hoạt động cao cho công ty.

+ Đối với các khách hàng có hợp đồng vận chuyển cần phải so sánh với chi phí vận chuyển thực tế để xây dựng nên chính sách giá cho phù hợp với việc tính chi phí vào giá thành.

3.3.2. Một số kiến nghị với ngành phân phối bán lẻ. - Hoàn thiện các chính sách cho ngành bán lẻ

Mặc dù đã có không ít chính sách phát triển ngành phân phối, bán lẻ được ban hành, nhưng các văn bản thiếu tính thống nhất, rời rạc và chưa có những quy định cụ thể cho các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp, đã khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong mở rộng phát triển.Cụ thể, những quy định về tiêu chí của các loại hình phân phối hiện đại như: Trung tâm thương mại, siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi... vẫn chưa có, khiến cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ “vừa đi vừa dò đường”, còn người tiêu dùng cũng khó nhận dạng đâu là chợ, đâu là siêu thị.“Riêng ở Việt Nam một mình một kiểu. Siêu thị của các nước trên thế giới quy định là 1.000 m2 nhưng ở Việt Nam thì có khi 200m2 cũng là siêu thị”.

khăn cho doanh nghiệp khi hoạt động. Do đó, cần tiến hành chia rõ tỷ lệ mặt bằng cho thương mại riêng và rõ ràng, cụ thể cho từng doanh nghiệp.

- Tăng cường liên kết hợp tác giữa các siêu thị trong và ngoài nước

Để đảm bảo việc cạnh tranh trên thị trường diễn ra, ngành bán lẻ cần tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, cùng hỗ trợ nhau phát triển, không để xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành.

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, vấn đề sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng còn nhiều khó khăn chủ yếu tiếp cận từ trong nội bộ hệ thống Metro, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao chưa chú trọng đến chi phí dành cho marketing.

Thứ hai,vấn đề sử dụng nguồn nhân lực lực lượng nhân viên ngành hàng mỏng, kiêm nhiệm quá nhiều việc nên không giải đáp được hết các câu hỏi của khách hàng liên quan đến sản phẩm. Đôi khi nhân viên chưa hiểu hết về sản phẩm nên không thể cung cấp thông tin cho khách hàng một cách đầy đủ. Do có một lượng lớn nhân viên làm part-time là những người đang chở việc hoặc là sinh viên làm thêm nên trách nhiệm với công việc không cao.

Thứ ba , vấn đề phát triển nhóm ngành hàng người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến giá cả mà yếu tố chất lượng cũng được đặt lên hàng đầu, siết chặt chi tiêu tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu nhu yếu phẩm vì vậy metro cần phải xác định nhóm ngành hàng cần phát triển : ngành hàng thực phầm khô, ngành hàng hóa mĩ phẩm.

Thứ tư,vấn đề tồn kho mặc dù đã áp dụng các chính sách tuy đạt được những kết quả khả quan, xong ta vẫn có thể thấy chi nhánh Hà Nội (Metro Thăng Long) hiện đang duy trì lượng tồn kho khá cao, trong đó có nhiều mặt hàng, nhiều nhóm hàng bán rất chậm trong khi tình hình kinh tế không ổn định, có thể gây rủi ro lớn.

Thứ năm , vấn đề năng lực cạnh tranh thị trường bán sỉ và lẻ Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đây cũng là thách thức đặt ra với Metro Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Nội( Metro Thăng Long ) nói riêng cần nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị mất đi thị phần hiện tại mà còn phát triển gia tăng thị phần.

Thứ sáu , vấn đề nhà cung cấp cho Metro: Đi cùng với sự phát triển trong hoạt động hàng hóa cho các khách hàng nhỏ lẻ khác. Việc phát triển hệ thống phân phối này nhằm làm giảm sự phụ thuộc của nhà cung cấp vào các hệ thống siêu thị lớn. Nhưng bản thân của sự phát triển này cũng tạo ra thách thức cho Metro trong việc duy trì nguồn hàng.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt doanh nghiệp phải bằng mọi cách tìm chỗ đứng trên thị trường để tồn tại và phát triển. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của doanh nghiệp thương mại nói chung và công ty TNHH metro cash & carry Việt Nam – chi nhánh Hà Nội ( metro Thăng Long) là vấn đề vô cùng cần thiết để công ty tồn tại và phát triển.

Qua nghiên cứu thực tế và dựa vào kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập,em đã cố gắng tiếp cận những cơ sở lý luận về các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại trong doanh nghiệp. Đồng thời đi sâu phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của công ty từ đó mạnh dạnh đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của công ty.

Do điều kiện về thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài khóa luận của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô trong bộ môn cũng như trong khoa Kinh tế, trong trường Đại học thương mại để bài khóa luận bổ sung đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Tam Hòa và các thầy cô giáo trong khoa kinh tế, trong trường Thương Mại đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Phạm Thị Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Thân Danh Phúc(2011), Bài giảng kinh tế thương mại Việt Nam, Đại học Thương Mại, Hà Nội.

2. TS Thân Danh Phúc,TS Ngô Xuân Bình, TS Hà Văn Sự (2006) ,Bài giảng kinh tế thương mại đại cương, Đại học Thương Mại, Hà Nội.

3. Phạm Công Đoàn, Nguyễn Cảnh Lịch (2004), Kinh tế doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

4. Đặng Đình Đào (1998),Kinh tế thương mại dịch vụ,Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 5. Công ty TNHH metro cash&carry Việt Nam-chi nhánh Hà Nội(metro Thăng Long) (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm từ 2011 – 2013, Hà Nội.

6. Công ty TNHH metro cash&carry Việt Nam-chi nhánh Hà Nội(metro Thăng Long) (2013), Bảng cân đối kế toán qua các năm từ 2011 – 2013, Hà Nội.

7. Công ty TNHH metro cash&carry Việt Nam-chi nhánh Hà Nội(metro Thăng Long) (2013), Bảng cân đối tiền lương của công ty qua các năm từ 2011 – 2013, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Nguyễn Thị Mây (2007), luận văn tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa của công ty cổ phần sữa Hà Nội” , Trường đại học thương mại.

9. Nguyễn Thị Ánh Hồng (2011) , luận văn tốt nghiệp “ Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty dược phẩm trung ương 1”,Trường Đại Học Thương Mại.

10. Phạm Thị Diện (2013), khóa luận tốt nghiệp,“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi”, Đại học Thương Mại.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại công ty TNHH metro cash & carry Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội ( Metro Thăng Long (Trang 39 - 42)