Phân tích thực trạng HQHĐTM của công ty TNHH metro cash & carry Việt Nam – chi nhánh Hà Nội ( metro Thăng Long)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại công ty TNHH metro cash & carry Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội ( Metro Thăng Long (Trang 27 - 31)

Nam – chi nhánh Hà Nội ( metro Thăng Long)

2.2.1. Đánh giá hiệu quả tổng hợp trong hoạt động thương mại

Chỉ tiêu lợi nhuận

Bảng 2.3: Lợi nhuận hoạt động thương mại của công ty giai đoạn 2011-2013

(ĐVT:tỷ đồng)

Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng doanh thu từ hoạt động

thương mại 1477,3 1551,7 1717,5

Lợi nhuận từ hoạt động thương mại

277,7 319,2 368,2

( nguồn BCTC-chi nhánh Hà Nội (metro Thăng Long))

Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình hoạt động thương mại của công ty năm sau tốt hơn năm trước giai đoạn 2011-2013. Lợi nhuận hoạt động thương mại năm 2012 tăng 41,5 tỷ so với năm 2011, 49 tỷ đồng là lợi nhuận của năm 2013 so với năm 2012. Lợi nhuận từ hai ngành hàng hóa mỹ phẩm và thực phẩm khô chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động thương mại của công ty.Với kết quả trên ta có thể thấy hoạt động thương mại của ty đã có hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng lợi nhuận tuyệt đối để phân tích đánh giá hiệu quả HĐTM của doanh nghiệp thì sẽ không chính xác bởi vì khối lượng lợi nhuận tuyệt đối thu được không phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào yếu tố kết quả khác như giá cả của đầu vào, các chính sách thuế...

Chính vì vậy công ty đã sử dụng các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách chính xác hiệu quả HĐTM của công ty:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Bảng2.4 : Bảng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh thu 1477,3 1551,7 1717,5

Lợi nhuận 277,7 319,2 368,2

Tỷ suất LN/DT(%) 18,8 20,57 21,44

Ta có tỷ suất lợi nhuận của 3 năm đều lớn 1 chứng tỏ hoạt động thương mại của công ty có hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận của các năm sau đều cao hơn các năm trước, chỉ tiêu này tăng cũng có nghĩa là lợi nhuận thu được từ doanh thu HĐTM đem lại là tăng chứng tỏ hiệu quả hoạt động thương mại được nâng cao. Tuy nhiên mức tăng của chỉ tiêu tỷ suất LN/DT năm 2012 so với 2011 là 1,77% cùng với chỉ tiêu này năm 2013 so với năm 2012 giảm xuống 0,87 %. Chứng tỏ mức tăng lên của doanh thu không tỉ lệ với mức tăng của lợi nhuận do khi doanh thu tăng lên cũng kéo theo đó là chi phí tăng theo, mà mức tăng của chi phí là khá cáo so với mức tăng của doanh thu nên mức tăng của tỷ suất lợi nhuận mới không tỉ lệ với mức tăng của doanh thu. Vì vậy doanh nghiệp cần có những biện pháp để làm sao có thể tối thiểu hóa chi phí đầu để có thể tối đa hóa lợi nhuận nhất. Đó là bài toán để Metro có thể nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của của doanh nghiệp mình.

Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lực chi phí

Bảng 2.5 : Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực chi phí

(ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận 277,7 319,2 368,2 Giá vốn hàng bán 1199.6 1232.5 1349.3 Chí phí bán hàng 146.2 152 162.9 LN/giá vốn hàng bán(%) 23,15 25,89 27,29 LN/ chi phí bán hàng 1.9 2.1 2.26

- Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ giá vốn hàng bán

Năm 2011 cứ 100 đồng giá vốn hàng bán doanh nghiệp bỏ ra thì thu được 23,15 đồng lợi nhuận.

Năm 2012 cứ 100 đồng giá vốn hàng bán doanh nghiệp bỏ ra thì thu được 25,89 đồng lợi nhuận.

Năm 2013 cứ 100 đồng giá vốn hàng bán doanh nghiệp bỏ ra thì thu được 27,29 đồng lợi nhuận.

Nhìn chung khả năng sử dụng hiệu quả giá vốn hàng bán đều tăng qua các năm, tuy nhiên mức tăng biến động không đều, không ổn định. Năm 2011 chỉ tiêu này là 23,15, năm 2012 tăng lên 25,89 mức tăng lên của chỉ tiêu này năm 2012 so với 2011 là 2,74 mức tăng của chỉ tiêu này năm 2013 so với 2012 giảm xuống còn 1,4. Có sự biến động không đều như vậy một phần do tình hình chung của thị trường không ổn.Giá vốn hàng bán tăng do nguồn hàng không ổn định xuất phát từ phía các nhà cung cấp và cả từ phía doanh nghiệp do không kiểm soát tốt nguồn hàng, chưa tìm kiếm được những nhà cung cấp tốt nhất. Còn chi phí bán hàng tăng là do công ty đầu tư vào các chí phí bán hàng như xúc tiến bán, marketing nhưng kết quả đem lại chưa có hiệu quả như mong muốn... Vì vậy doanh nghiệp cần có những chính sách về nguồn hàng, chính sách bán hàng hợp lý để hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động thương mại của công ty nói riêng ngày càng hiệu quả hơn nữa.

- Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/chi phí bán hàng

Năm 2011 cứ 10 đồng chi phí bán hàng doanh nghiệp bỏ ra thì thu được 1,9 đồng lợi nhuận.

Năm 2012 cứ 10 đồng chi phí bán hàng doanh nghiệp bỏ ra thì thu được 2.1 đồng lợi nhuận

Năm 2013 cứ 10 đồng chi phí bán hàng doanh nghiệp bỏ ra thì thu được 2.26 đồng lợi nhuận.

Kết quả trên cho thấy khả năng sử dụng chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng lên, mức tăng này thể hiện khả năng sinh lời trong sử dụng nguồn lực của công ty.

Điều này cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tuy trong giai đoạn này nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thị trường vẫn còn phục hồi xong doanh nghiệp đã biết tiết kiệm chi phí,sử dụng một cách hợp lý. Bên cạnh đó thì mức mức khả năng sinh lời vẫn còn thấp,thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt các đối thủ cạnh tranh cũng không ngừng cải tiến để có thể giữ vững thị phần của mình và mở rộng thị trường của mình, doanh nghiệp nào cũng muốn hoạt động độc quyền,vì vậy doanh nghiệp muốn sống sót và mở rộng quy mô của công ty cả về chất về lượng thì chi phí là điều không thể bỏ qua, doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thương mại của doanh nghiệp thông qua việc tối thiểu hóa chi phí.

2.2.2. Đánh giá hiệu quả bộ phận trong hoạt động thương mại

Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả nguồn vốn

Bảng 2.6 : Bảng đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn vốn

(ĐVT : tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh thu(tỷ đồng) 1477,3 1551,7 1717,5

Vốn kinh doanh(tỷ đồng) 1200 1230 1350

Chỉ tiêu tỷ suất doanh

thu/ vốn 1,23 1,26 1,27

Về chỉ tiêu tỷ suất doanh thu/ vốn kinh doanh

Năm 2011 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được 1,23 đồng doanh thu. Năm 2012 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được 1,26 đồng doanh thu. Năm 2013 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được 1,27 đồng doanh thu.

Từ kết quả trên cho thấy trình độ sử dụng vốn của công ty đã có hiệu quả có thể nói đây là kết quả rất tốt mà doanh nghiệp làm được, nhưng nhìn kỹ hơn ta cũng thấy được một điều bất ổn của doanh nghiệp, đó là tỷ suât tăng này đã giảm giai đoạn 2013- 2012 so với 2012-2011.Qua đó cho thấy trong 3 năm doanh nghiệp có sự bất ổn trong quá trình hoạt động thương mại của doanh nghiệp, doanh nghiệp chưa thực sự sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động thương mại nói chung và trong từng khâu của quá trình kinh doanh nói riêng của doanh nghiệp.Việc phân bố sử dụng vốn chưa hiệu quả, sử dụng như thế nào? Bao nhiêu? Đó còn là những câu hỏi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải trả lời để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của công ty. Doanh nghiệp cần vạch ra cho mình đường đi nước bước cụ thể, cần phải trả lời câu hỏi sử dụng như thế nào? Sử dụng bao nhiêu? Sử dụng cho cái gì? Một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Có như thế doanh nghiệp mới kiểm soát được đồng vốn một cách khoa học triệt để, không bị đầu tư một cách hàng loạt mà không đem lại hiệu quả.

Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lao động

Bảng 2.7: Bảng đánh giá chỉ tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lao động

Tổng chi phí tiền lương(tỷ) 89,77 101,58 114,69

Số lao động 1500 1600 1750

Thu nhập bình quân/ năm(triệu) 59,84 63,49 65,54

NSLĐ bình quân 984,8 969,8 981,5

Năng suất lao động bình quân: Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp. Trong 3 năm qua năng suất lao động có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2011 năng suất lao động là 984,8 , năm 2012 giảm xuống 969,8, sở dĩ như vậy là do năm 2012 kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn phục hồi chưa đi vào ổn định còn nhiều biến động. Ở Việt Nam giai đoạn này cũng là giai đoạn khó khăn nền kinh tế chỉ mới đang phục hồi. Và cũng một phần là số lao động của công ty tăng lên năm 2011 là 1500 lao động, năm 2012 tăng thêm 100 lao động thành 1600 lao động, năm 2013 là 1750 lao động, trong khi đó tổng chi phí tiền lương cũng tăng qua các năm nhưng lượng tăng không cao qua các năm,và còn tăng không đều dẫn đến năng suất lao động bình quân tăng nhưng lượng tăng cũng khoong đều qua các năm. Đến năm 2013 năng suất lao động tăng lên 981,5 tuy nhiên lượng tăng giữa các năm là rất thấp và năng suất lao động trung bình vẫn chưa cao do số lượng nhân viên các ngành hàng nhiều, lực lượng làm part-time còn đông số lao động này tay nghề còn chưa cao và tâm huyết làm việc không có, chỉ giải quyết nhu cầu trước mắt dẫn đến năng suất lao động tăng chưa cao. Điều đó phản ánh tình trạng sử dụng lao động mặc dù có tăng lao động nhưng chưa hiệu quả, điều đó cũng một phần do tình trạng lạm phát của năm 2011 tăng cao(tổng số lạm phát nước ta năm 2011 lên đến 18,13%) và cuộc khủng hoảng tài chính Châu Âu ảnh hưởng một phần tới các doang nghiệp Việt Nam. Nhưng những điều đó chứng tỏ việc sử dụng lao động của doanh nghiệp trong hai năm gần đây của doanh nghiệp là chưa thật sự hiệu quả.

Qua việc đánh giá chỉ tiêu trên ta thấy được rằng, trong ba năm tình hình sử dụng lao đông của doanh nghiệp có nhiều biến động có những thành công và những bất cập trong việc sử dụng lao động một cách hiệu quả, do vậy doanh nghiệp cần có nhưng giải pháp cho tình trạng này để có thể nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng lao động trong thời gian tới. Muốn vậy, doanh nghiệp cần có nhưng kế hoạch và chính sách sử dụng và tuyển lao động có hiệu quả, bố trí lao động vào các vị trí phù hợp với năng lực của từng người lao động, tạo môi trường làm việc sao cho người lao động có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Đồng thời có sự phân công và phối hợp giữa các cá nhân và các phòng ban trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại công ty TNHH metro cash & carry Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội ( Metro Thăng Long (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w