Cơ chế lãi suất tín dụng từ tháng 8/2000 đến nay

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô ở việt nam thời kỳ 2004 – 2010 (Trang 30 - 33)

II – Thực trạng sử dụng công cụ lãi suất tín dụng từ khi có pháp lệnh ngân hàng đến nay:

2.3. Cơ chế lãi suất tín dụng từ tháng 8/2000 đến nay

Để phù hợp với xu hớng đổi mới hoạt động ngân hàng và trên cơ sở của Luật NHNN từ 8/2000, NHNN đã bỏ quy định về cơ chế trần lãi suất và chuyển sang cơ chế lãi suất cơ bản. Cụ thể là:

2.3.1. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam

NHTW công bố lãi suất cơ bản là lãi suất cho vay của các NHTM áp dụng đối với khách hàng tốt nhất và một biên độ thích hợp thể hiện bằng số phần trăm (%) tuyệt đối. Laĩ suất cho vay và huy động của TCTD gắn với laĩ suất cơ bản của NHTW.

Biên độ trên đợc quy định hợp lý để đảm bảo cho các TCTD ấn định lãi suất một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh doanh và mức độ rủi ro cụ thể, đồng thời NHTW kiểm soát đợc lãi suất cho vay. Biên độ trên không phân biệt đối với lãi suất áp dụng giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các loại hình TCTD (trừ quỹ TDND cơ sở) mà chỉ có sự phân biệt giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung, dài hạn.

Theo nguyên tắc trên, NHTW đã công bố lãi suất cơ bản áp dụng trong những tháng còn lại của năm 2000 nh sau:

- Lãi suất cơ bản là 0,75% / tháng

- Biên độ trên đối với lãi suất cho vay ngắn hạn là 0,3% / tháng - Biên độ trên đối với lái suất cho vay trung, dài hạn là 0,5% / tháng

Năm 2001, NHTW tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hớng điều chỉnh lãi suất cơ bản (LSCB) một cách linh hoạt. LSCB đợc xác định trên cơ sở bám sát tín hiệu thị trờng, đáp ứng mục tiêu của chính sách tiền tệ, từng bớc hớng tới mục tiêu tự do hoá lãi suất. Trong năm 2001, NHTW đã chủ động điều chỉnh giảm liên tục LSCB đối với cho vay bằng VND từ 0,75% / tháng thời điểm đầu năm xuống còn 0,62% / tháng tại thời điểm cuối năm (giảm 0,13%/ tháng). Các mức biên độ trên đối với LSCB không thay đổi so với biên độ lãi suất hàng tháng năm 2000. Đặc biệt từ đầu năm 2003 cho đến nay, NHTW đã duy trì đợc mức LSCB ổn

định trong một thời gian dài (ổn định lâu nhất từ trớc đến nay), với mức lãi suất t- ơng đối thấp 0,625% / tháng.

Bảng 8: Lãi suất cơ bản từ tháng 8/2000 11/2004

đơn vị: % / tháng

Thời điểm Mức lãi suất

8/2000 – 2/2001 0,75 3/2001 0,725 4 – 5/2001 0,7 6 – 9/2001 0,65 10/2001 – 7/2002 0,6 8/2002 – 3/2003 0,62 4/2003 – 11/2004 0,625

(Số liệu các bảng lãi suất trên lấy từ nguồn NHNN Việt Nam www.sbv.gov.vn)

Cơ chế điều hành lãi suất ngoại tệ

Cơ chế điều hành lãi suất ngoại tệ đợc đổi mới theo hớng phù hợp với thông lệ quốc tế nhng vẫn có sự kiểm soát của Nhà nứơc. Cụ thể là NHTW quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đô la Mỹ của các TCTD đối với nền kinh tế không vợt quá mức lãi suất thị trờng liên ngân hàng Singapore (SIBOR) kỳ hạn 3 tháng cộng biên độ tối đa 1,0% / năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn không vợt quá mức SIBOR kỳ hạn 6 tháng cộng biên độ tối đa 2,5% / năm. Laĩ suất các ngoại tệ khác do chiếm tỷ lệ nhỏ nên cho phép các NHTM tự xem xét trên cơ sở lãi suất thị tr ờng quốc tế và cung cầu vốn tín dụng của từng loại ngoại tệ ở trong nớc.

Cơ chế điều hành lãi suất ngoại tệ nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các TCTD ấn định lãi suất huy động và cho vay phù hợp với cung cầu vốn ngoại tệ, biến động lãi suất thị trờng quốc tế. Tuy nhiên còn một số tồn tại nh: Về thực chất, lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ vẫn còn bị Nhà nớc quản lý ở mức độ nhất định, cha hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trờng và thông lệ quốc tế.

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập với khu vực và thế giới. Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ cho thấy, biến động của lãi suất ngoại tệ ở trong nớc phụ thuộc chủ yếu vào sự biến động của lãi suất thị trờng quốc tế. Bên cạnh đó, các nớc trong khu vực đã tự do hoá hoàn toàn lãi suất ngoại tệ nhằm tạo điều kiện cho việc huy động vốn từ nớc ngoài và thực hiện cơ chế quản lý ngoại hối có hiệu quả. Vì vậy kể từ ngày 1/6/2001, cơ chế điều hành lãi suất Đôla mỹ đợc tiếp tục đổi mới một bớc quan trọng: các TCTD ấn định lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ theo thoả thuận với khách hàng, dựa trên lãi suất thị trờng quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nớc.

Nh vậy, sau một thời gian thực hiện cơ chế điều hành mới, LSCB đã thể hiện rõ những u thế hơn hẳn so với cơ chế lãi suất theo trần trớc đây:

Một là, cơ chế điều hành LSCB phù hợp vơí điều kiện thực tế thời kỳ 2000 – 2001. Cơ chế này vừa có yếu tố thị trờng vừa có yếu tố quản lý Nhà nớc.

Hai là, cơ chế điều hành LSCB không gây biến động làm tăng mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay của các TCTD. Đồng thời tạo khuôn khổ linh hoạt hơn cho các TCTD trong việc ấn định lãi suất huy động và cho vay ohù hợp với đặc điểm từng vùng và từng đối tợng khách hàng. Góp phần khuyến khích huy động vốn, mở rộng tín dụng, giải toả vốn ứ đọng, đáp ứng yêu cầu tăng trởng kinh tế. Do vậy đến cuối năm 2001, số d tiền gửi bằng VND tăng 18%, d nợ cho vay tăng 25% so với cùng kỳ 2000.

Ba là, lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác phù hợp với lãi suất quốc tế, gắn thị trờng tiền tệ trong nớc với trong khu vực và trên thế giới. Cơ chế lãi suất thoả thuận đã khuyến khích cho vay trung và dài hạn, đặc biệt là bằng ngoại tệ. D nợ cho vay ngoại tệ đến cuối năm 2001 tăng 6,5% so với cùng kỳ 2000, trong đó d nợ cho trung, dài hạn tăng 5,5%.

Tuy nhiên cơ chế này cũng có một số hạn chế: - Về thực chất vẫn còn sự can thiệp của Nhà nứơc.

-Việc khống chế biên độ lãi suất làm cho các TCTD không thể phản ứng kịp thời để phòng tránh rủi ro về lãi suất và thanh khoản khi lãi suất thị tr ờng tiền tệ có biến động.

2.3.2. Cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận bằng đồng Việt Nam

Do những hạn chế của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản nói trên, từ tháng 6/2002, cơ chế điều hành LSCB với cho vay bằng đồng Việt Nam tiếp tục đợc thay đổi một bớc quan trọng, với việc bỏ biên độ chênh lệch lãi suất cho vay.

Việc ban hành cơ chế lãi suất thoả thuận đã chứng tỏ chính sách quản lý lãi suất của NHTW ngày càng cởi mở, hạn chế dần và đi tới xoá bỏ việc điều hành lãi suất của nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính, tiến dần tới tự do hoá hoàn toàn về lãi suất ở Việt Nam . Đây là cơ chế đáp ứng kịp thời những đòi hỏi bức xúc về cung cầu vốn của nền kinh tế, bởi các lý do sau:

- Cơ chế LSCB không thể duy trì mãi trong điều kiện nền kinh tế thị trờng và xu hớng hội nhập quốc tế ngày càng phát triển ở nớc ta.

-Nhu cầu vốn tín dụng đầu t cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới rất lớn, nhằm đạt đợc những mục tiêu phát triển nh NQTW 5 khoá 9 đã đề ra. Vì vậy những khoản tín dụng thơng mại đợc thực hiện theo cơ ché lãi suất thoả thuận. Đây là chủ trơng đúng đắn, phù hợp với cơ chế thị trờng, hạn chế nạn cho vay nặng lãi vẫn còn tồn tại ở nông thôn.

CHƯƠNG III

Phơng hớng và giải pháp nâng cao vai trò của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô ở Việt Nam thời kỳ 2004 - 2020

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô ở việt nam thời kỳ 2004 – 2010 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w