Giới thiệu tổng quan về Chi nhánh NHNo&PTNT Hải Phòng

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng (Trang 27 - 34)

b/ Hoạt động của NHTM

2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Chi nhánh NHNo&PTNT Hải Phòng

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống các NHTM Việt Nam, NHNo&PTNT Hải Phòng được thành lập khá sớm từ năm 1988 theo quyết định số 54B/NH/QĐ ngày 12/4/1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHNo&PTNT Hải Phòng là chi nhánh cấp I trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam – NHTM lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, tổng nguồn vốn và số lượng lao động, thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt.

Trụ sở chính: 283 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng.

Số điện thoại: 031.3728954 Số Fax: 031.3728113

Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Develope Hai phong Branch.

Chi nhánh NHNo&PTNT Hải Phòng ngày đầu được thành lập với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Hải Phòng trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hải Phòng. Năm 1990, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Hải phòng là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Từ năm 1996 đến nay có tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng. Với tên gọi mới, ngoài chức năng là một NHTM, NHNo&PTNT Hải Phòng được xác định thêm nhiệm vụ mới là đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản

xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công CNH–HĐH Nông nghiệp Nông thôn.

Từ khi thành lập đến nay, NHNo&PTNT Hải Phòng hoạt động có xu hướng đi lên đổi mới gắn với sự đổi mới của NHNo&PTNT Việt Nam (sau 20 năm thành lập nguồn vốn huy động tăng 398 lần (3.954/9,9 tỷ đồng), dư nợ các thành phần kinh tế tăng 265 lần (3.286/12,4 tỷ đồng). Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, trong quá trình hoạt động kinh doanh, NHNo&PTNT Hải Phòng luôn bám sát định hướng của ngành, đồng thời thường xuyên chấn chỉnh cơ cấu bộ máy tổ chức phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Hiện nay, NHNo&PTNT Hải Phòng đã và đang mở rộng mạng lưới để huy động tối đa nguồn vốn và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Là NHTM có mạng lưới chi nhánh lớn nhất trên địa bàn Thành phố, với 64 điểm giao dịch, gồm một chi nhánh loại 1 (NHNo&PTNT Thành phố), 22 chi nhánh loại 3 (Quận, huyện và khu vực), 16 phòng giao dịch, 25 máy rút tiền tự động ATM, 30 máy chấp nhận thẻ thanh toán (máy POS).

Với phong cách và lề lối làm việc văn minh, lịch sự, hiệu quả với phương châm "Mang phồn thịnh đến khách hàng". Vì vậy Chi nhánh đã tạo được lòng tin với khách hàng, kinh doanh có hiệu quả đặc biệt trong chương trình phát triển Nông nghiệp và phát triển kinh tế Nông thôn.

Vai trò của NHNo&PTNT Hải Phòng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phát triển Nông nghiệp, kinh tế Nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Hơn nữa Hải Phòng lại có đầy đủ điều kiện để phát triển Nông nghiệp cả về chăn nuôi và trồng trọt. Để góp phần phát triển ngành Nông nghiệp của Thành phố với vai trò chủ đạo trong thị trưòng tín dụng Nông nghiệp và nông thôn, NHNo&PTNT Hải Phòng đã tham

gia tích cực giải quyết những vấn đề Nông nghiệp và Nông thôn, cung ứng vốn cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất Nông nghiệp, Nông thôn theo chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng.

Trong những năm qua, NHNo&PTNT Hải Phòng đã hết sức chú trọng đầu tư vốn cho nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Nguồn vốn của ngân hàng đã được đầu tư vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, mua công cụ thủy lợi nội đồng. Qua đó thúc đẩy nhanh việc phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại và góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH Nông nghiệp và nông thôn.

Đóng góp của Chi nhánh trong sự nghiệp phát triển Nông nghiệp nông thôn là rất quan trọng, bên cạnh đó Chi nhánh còn mở rộng đối tượng khách hàng trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của NHTM hiện đại, công tác tổ chức nhân sự được triển khai kịp thời và giải quyết được những vấn đề cơ bản của cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự. Dưới sự chỉ đạo và điều hành của Ban giám đốc đến năm 2010, tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng là 599 cán bộ, trong đó 381 cán bộ là nữ chiếm 63,6%. Trong đó: Cơ cấu cán bộ nhân viên phân theo nghiệp vụ: Cán bộ quản lý 55 người, cán bộ nhân viên nghiệp vụ Tín dụng 226 người, cán bộ nhân viên nghiệp vụ Kế toán Ngân quỹ 206 người, cán bộ nhân viên kinh doanh ngoại hối 6 người, cán bộ nhân viên dịch vụ và Marketing 7 người, cán bộ nhân viên Kế hoạch tổng hợp 5 người, cán bộ Điện toán 4 người, cán bộ Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ 21 người, cán bộ Hành chính và Nhân sự 69 người.

- Về trình độ chuyên môn: Đại học và trên Đại học 65,4%, cao cấp Nhân viên ngân hàng 3.3%, trung học 22,8%, sơ cấp 8,5%.

[Số liệu đến 31/12/2010 - Trích Báo cáo tổng kết Hành chính và Nhân sự NHNo&PTNT Hải Phòng]

Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Hải Phòng được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến, chế độ một thủ trưởng. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Chi nhánh, Giám đốc và các phó giám đốc chỉ đạo điều hành tất cả các phòng ban tại hội sở và các phòng giao dịch. Các phòng chức năng ở hội sở chính quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các Chi nhánh trực thuộc và các phòng giao dịch, các phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh trực thuộc. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình. Bộ máy cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Hải Phòng bao gồm 8 phòng ban với chức năng, nhiệm vụ cụ thể và 22 chi nhánh trực thuộc trên địa bàn các quận, huyện.

Sơ đồ: Bộ máy tổ chức và điều hành của NHNo&PTNT Hải Phòng

[Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - NHNo&PTNT Hải Phòng]

Trong đó: PHÒNG KT, KS NỘI BỘ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG KINH DOANH NGOẠI HỐI PHÒNG DỊCH VỤ & MARKET ING PGD NGỌC XUYÊN PHÒNG TÍN DỤNG PDG CẦU ĐẤT PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

Ban giám đốc, cùng các phòng nghiệp vụ liên quan phối hợp phụ trách hoạt động của 22 Chi nhánh loại 3 phụ thuộc.

(1) Ban lãnh đạo: gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và quản lý các Chi nhánh phụ thuộc trên địa bàn Thành phố.

(2) Phòng kế hoạch tổng hợp:

Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn. Đầu mối, tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.

Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn, thông tin khách hàng theo quy định.

Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo chuyên đề theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.

(3) Phòng Tín dụng: Thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Đầu mối tham gia đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, gắn tín dụng với sản xuất lưu thông và tiêu dùng.

Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

Tiếp nhận thực hiện chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Bên cạnh đó xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho nhân rộng.

Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác…) hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.

Giúp Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.

(4) Phòng kế toán – ngân quỹ:

Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trình NHNo&PTNT cấp trên phê duyệt.

(5) Phòng hành chính nhân sự : Làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần, cụ thể như sau:

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.

Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh.

Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, quản lý tập thể, nhà khách, nhà nghỉ cơ quan. Đầu mối trong

việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, thỏa ước lao động tập thể. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành NH.

Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Chi nhánh. Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra theo chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

(6) Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của Chi nhánh về thực hiện các quy định, quy chế của Nhà nước, của NHNo&PTNT Việt Nam:

Xây dựng công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.

Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.

Bảo mật hồ sơ tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy định, thực hiện quản lý thông tin.

(7) Phòng điện toán:

Tại Chi nhánh phòng điện toán được bố trí 4 cán bộ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến hạch toán, kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

(8) Phòng kinh doanh ngoại hối:

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo&PTNT Việt Nam.

Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập các báo cáo theo quy định).

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

(9) Phòng dịch vụ & marketing:

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ phía khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng về nguồn vốn, phân loại thị trường đầu tư vốn và thị trường tín dụng. Nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

(10) Các Chi nhánh loại 3 phụ thuộc: Các chi nhánh trực thuộc bao gồm các chi nhánh loại 3 ở các quận, huyện và các phòng giao dịch được thực hiện một số dịch vụ do NHNo&PHNT Việt Nam quy định và được hỗ trợ và điều hành trực tiếp từ Chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 1 phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của các chi nhánh phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng (Trang 27 - 34)