NÔNG THÔN CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT HẢI PHÒNG
3.1. Định hướng phát triển tín dụng khu vực nông thôn đến năm 2015
3.1.1. Nhu cầu vốn vay của khu vực nông thôn Hải Phòng
a) Nhu cầu vay vốn của khu vực nông thôn Hải Phòng trong thời gian tới
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố những năm tới, dự báo nhu cầu vốn vay tín dụng trong những năm tới của khu vực kinh tế nông thôn Hải Phòng như sau:
Bảng 8: Dự báo nhu cầu vốn vay đối với khu vực nông thôn đến năm 2016
Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ trọng (% 2012 2013 2014 2015 2016 Nguồn vốn tín dụng đầu tư 17,890 25,046 45,083 64,919 77,903 18.2 15.5 19.0 22.0 22.0 Vốn khác 80,505 136,859 191,602 229,922 275,907 81.8 84.5 81.0 78.0 78.0 Tổng cộng 98,395 161,905 236,685 294,842 353,810 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
[Nguồn: Báo cáo định hướng phát triển 5 năm khu vực nông thôn của NHNN Hải Phòng]
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nhu cầu vốn vay đối với khu vực nông thôn Hải Phòng là rất lớn, trong đó nhu cầu vốn tín dụng đầu tư chiếm tỷ trọng trên dưới 20% tổng nhu cầu vốn. Điều này đang là cơ hội cũng như thách thức đối với các TCTD đóng trên địa bàn. Đây là cơ hội rất tốt để các TCTD trên địa bàn có thể khai thác tối đa thị trường tín dụng nông thôn đầy tiềm năng này. Tuy nhiên để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay đó thì các TCTD phải có cơ chế chính sách phù hợp huy động được tổng hợp các nguồn vốn thì mới có thể đáp ứng được. Nếu ngân hàng nào không có đủ điều kiện cạnh tranh trong việc đáp
ứng nhu cầu vốn cho khu vực này thì sẽ nhanh chóng bị các TCTD có quy mô lớn và hệ thống mạng lưới mạnh chiếm lĩnh hết thị phần.
b) Khả năng phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Hải Phòng trong thời gian tới.
NHNo&PTNT Hải Phòng là một ngân hàng quốc doanh có quy mô lớn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, có nhiều điều kiện để phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 9: Dự báo khả năng phát triển của NHNo&PTNT Hải Phòng
Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn vốn huy động 5,012 5,914 7,156 8,802 11,179 Dư nợ tín dụng 4,920 5,510 6,337 7,478 9,123 Tỷ lệ nợ xấu 1.50% 1.45% 1.40% 1.20% 1.00% Dư nợ tín dụng nông thôn 2,952 3,582 4,309 5,234 7,116
Tỷ lệ nợ xấu nông thôn 1.80% 1.70% 1.65% 1.50% 1.45%
[Nguồn: Báo cáo định hướng phát triển 5 năm khu vực nông thôn của NHNN Hải Phòng]
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn vốn cũng như dư nợ có xu hướng tăng mạnh qua các năm, tuy nhiên nguồn vốn có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng sẽ giảm mạnh và phấn đấu đến năm 2016 giảm xuống dưới 1.5%.
3.1.2. Quan điểm phát triển tín dụng khu vực nông thôn của Chi nhánh NHNo&PTNT Hải Phòng NHNo&PTNT Hải Phòng
(1) Trong những năm tới, chi nhánh NHNo&PTNT Hải Phòng tín dụng nông thôn là định hướng phát triển chính, là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển chung của chi nhánh.
(2) Kết hợp một cách có hiệu quả nhất đối với phát triển tín dụng nông thôn theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu: kết hợp giữa mở rộng quy mô hoạt động tín dụng đồng thời phải bảo đảm chất lượng của hoạt động tín dụng.
3.1.3. Định hướng phát triển
3.1.3.1. Định hướng chung
Tiếp tục định hướng kinh doanh đã lựa chọn, trong thời gian tới Chi nhánh sẽ điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế đảm bảo an toàn hoạt động và tăng trưởng bền vững. Với việc cơ cấu lại tổ chức và hoàn thiện bộ máy các phòng ban, Chi nhánh có kế hoạch mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, các hình thức huy động vốn. Theo sự chỉ đạo của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam thì Chi nhánh sẽ quản lý chặt chẽ hơn quy trình tín dụng của mình, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm soát nhằm ngăn ngừa, hạn chế các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Chi nhánh cũng sẽ tích cực đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường mối quan hệ hợp tác và sự phối hợp giữa các phòng ban, các bộ phận để chất lượng và hiệu quả của mỗi công việc được nâng cao, góp phần thực hiện mục tiêu chung của Chi nhánh.
3.1.3.2. Chỉ tiêu cụ thể
Trong ngắn hạn, NHNo&PTNT Hải Phòng đặt ra mục tiêu cụ thể trong thời gian trước mắt (cho năm 2012) với các chỉ tiêu chính:
Thứ nhất: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao theo đúng chức năng, quyền hạn của mỗi cá nhân. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2012 của NHNo&PTNT Hải Phòng, cụ thể như sau:
Dư nợ: phấn đấu tăng trưởng 9% so với dư nợ 31/12/2011.
Huy động vốn: phấn đấu tăng trưởng 15% so với nguồn vốn 31/12/2011.
Tỷ lệ nợ xấu: phấn đấu giảm dư nợ xấu dưới 1.5%. Tỷ lệ thu lãi đạt 97%/ tổng số lãi phải thu.
Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn: tối đa 23% trên tổng dư nợ.
Tỷ trọng cho vay phi sản xuất giảm xuống còn 6.5% trên tổng dư nợ.
Thứ hai: Thực hiện đúng các qui định trong các tài liệu, hướng dẫn hệ thống quản lý chất lượng.
3.1.3.3. Định hướng phát triển tín dụng khu vực nông thôn của NHNo&PTNT Hải Phòng
NHNo&PTNT Hải Phòng từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. Do vậy NHNo&PTNT Hải Phòng đã đề ra các định huớng chủ đạo trong hoạt động phát triển tín dụng khu vực nông thôn như sau:
Thứ nhất là xây dựng một chiến lược cụ thể hướng tới khu vực nông thôn:
Chiến lược này sẽ bao gồm các chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh hiệu quả với thời gian biểu cụ thể và kế hoạch tuyển dụng, đào tạo cán bộ để mở rộng hoạt động tới khu vực nông thôn một cách bền vững, và từng bước vươn tới vùng sâu, vùng xa. Hoạt động cho vay ở khu vực nông thôn cũng có những đặc thù khác biệt, do đó, công tác đào tạo nghiệp vụ tài chính nông thôn cho các cán bộ cũng cần được quan tâm đúng mức, và đi kèm là phát triển hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát chất lượng phù hợp với đặc thù mang tính thời vụ của sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.
Thứ hai là huy động vốn và phát triển những sản phẩm huy động vốn mới:
Một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự tham gia của ngân hàng vào thị trường tài chính nông thôn là ngân hàng thiếu vốn, đặc biệt là trong huy động nguồn vốn trung và dài hạn để sử dụng cho vay mở rộng đầu tư vào khu vực nông thôn. Chỉ chưa đến 1/3 các khoản tiền huy động được từ hệ thống ngân hàng có thời hạn trên 12 tháng. Để đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư, một phần nguồn vốn ngắn hạn đã được sử dụng tài trợ cho các khoản vay có kỳ hạn, và tạo ra sự mất cân đối về kỳ hạn và rủi ro thanh khoản. Lý do là hiện nay các ngân hàng chủ yếu vẫn huy động vốn thông qua các sản phẩm truyền thống từ dân cư và doanh nghiệp, chưa có các sản phẩm tiết kiệm mới phù hợp cho huy động vốn ở khu vực nông thôn. Nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng, do đó, là phải có một chiến lược cụ thể trong việc thiết kế, tiếp thị những sản phẩm tiết kiệm dài hạn mới, đa dạng và hấp dẫn, có thể như cơ cấu các tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi hay những sản phẩm khác như trái phiếu,... để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực nông thôn, mở rộng nguồn tại chỗ cho đầu tư phát triển.
3.1.4. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển tín dụng khu vực nông thôn của Chi nhánh NHNo&PTNT Hải Phòng NHNo&PTNT Hải Phòng
3.1.4.1. Mục tiêu
NHN&PTNT Hải Phòng phấn đấu đến năm 2015 tiếp tục giữ vững là NHTM đứng đầu thành phố Hải Phòng về cung cấp các sản phẩm dịch vụ tín dụng cho khu vực nông thôn; chiếm thị phần về dư nợ tín dụng lớn nhất về cho vay ở khu vực nông thôn Hải Phòng. Tiếp tục là đơn vị đầu tiên thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cấp vốn cho phát triển khu vực nông thôn, tạo điều kiện phát triển nông thôn ngày càng hiện đại hoá.
3.1.4.2. Chỉ tiêu