Chỉ tiêu dài hạn (đến năm 2016)

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng (Trang 57 - 60)

- NHNo&PTNT Hải Phòng phấn đấu đến năm 2016, dư nợ cho vay ở khu vực nông thôn chiếm từ 75 - 80% trên tổng dư nợ cho vay.

- Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3, 4,5) giảm xuống còn dưới 1.5% trên tổng dư nợ.

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh loại 3 và các phòng giao dịch ở địa bàn nông thôn; số lượng chi nhánh loại 3 hiện tại là 22 chi nhánh và 16 phòng giao dịch, phấn đấu đến năm 2016 số lượng chi nhánh loại 3 là 30 chi nhánh và 25 phòng giao dịch.

3.2. Các giải pháp phát triển tín dụng nông thôn của NHNo&PTNT Hải Phòng Phòng

3.2.1. Các giải pháp tạo lập về nguồn vốn

- Thứ nhất: NHNo&PTNT Hải Phòng cần thành lập bộ phận chuyên trách và mở

rộng mạng lưới ở những nơi có điều kiện để thực hiện công tác huy động vốn, áp dụng chiến lược marketing đối với khách hàng gửi tiền. Bên cạnh việc tuyên truyền, giải thích để khách hàng mạnh dạn gửi tiền vào ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ huy động tiết kiệm cần đa dạng và hấp dẫn không chỉ về lãi suất và kỳ hạn, mà còn về tính thanh khoản, đặc biệt là sự ưa thích của khách hàng đối với các khoản tiết kiệm có thể rút ra được bất kỳ ở đâu và lúc nào (sản phẩm gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi); người gửi tiền nông thôn cũng có sự quan tâm đặc biệt với các sản phẩm như tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có dự thưởng, tiết kiệm bậc thang.

- Thứ hai: Ngoài huy động tiết kiệm thông thường, các sản phẩm đa dạng khác

của tiết kiệm cũng cần được áp dụng như: phát hành tín phiếu, trái phiếu với mệnh giá thấp, huy động đảm bảo bằng vàng (việc huy động vốn cũng thường xảy ra rủi ro khi vàng tăng giá, nên các ngân hàng huy động vốn bằng vàng cần phải sử dụng các công cụ phái sinh để tự bảo vệ, đồng thời, Nhà nước cần mạnh dạn nghiên cứu tìm biện pháp phù hợp để khơi tăng nguồn vốn này); Áp dụng phí chuyển tiền một cách linh hoạt để thu hút việc chuyển tiền qua ngân hàng. Vận động các tổ chức cung cấp sản phẩm đầu vào cho hộ nông dân mở tài khoản tại ngân hàng để cho vay chuyển khoản đối với hộ sản xuất, trang trại. Thực hiện vấn đề này vừa tiết kiệm được nguồn vốn vừa tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay.

3.2.2. Nhóm giải pháp về mở rộng cho vay đối với các đối tượng vay vốn hoạt động trong lĩnh vực nông thôn động trong lĩnh vực nông thôn

- Mở rộng yêu cầu về mục đích sử dụng vay vốn: Chủ trương của các tổ chức tín

dụng chính thức hiện nay thường chỉ cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp; do vậy hoàn toàn bỏ rơi hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp và những khách hàng khác ở nông thôn nhưng không làm nông nghiệp. Trong khi đó, trên thực tế, hoạt động phi nông nghiệp chiếm mảng khá lớn trong kinh tế nông thôn. Khảo sát gần đây cho thấy một nông hộ có thu nhập bình quân một năm khoảng 13,6 triệu đồng, trong đó thu nhập từ nông lâm nghiệp chỉ chiếm 48,6%. Ngoài ra, đời sống của các nông hộ có rất nhiều nhu cầu vốn cho các sinh hoạt khác. Khoảng 63,6% các khoản vay ở nông thôn là vốn sản xuất, còn lại là dành cho các hoạt động khác như mua/làm nhà, học hành, tiêu dùng, ăn khi giáp hạt, cưới xin, ma chay, trả nợ …Các nông hộ thuộc diện nghèo nhất rất cần vay cho mục đích tiêu dùng, hoặc giải quyết những việc cấp bách, và họ phải tìm đến những người cho vay lãi. Những quy định ngặt nghèo về mục đích sử dụng vốn vay tạo nên phân biệt đối xử với người nghèo, và càng khiến cho họ khó thoát ra cái vòng luẩn quẩn đói nghèo.

3.2.3. Nhóm giải pháp về dịch vụ khác của ngân hàng đối với nông thôn

- Chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách; phát hành thẻ tín dụng các loại; Đặc biệt, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và giành khuyến khích cao nhất cho các tổ chức tài chính-tín dụng nước ngoài vào hoạt động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

3.2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy tổ chức

3.2.4.1. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng bởi như trên đã phân tích rủi ro đạo đức có thể xảy ra ở các bước của một quy trình tín dụng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của NH. Bởi vậy:

NHNo&PTNT Chi nhánh Hải Phòng cần chú trọng đến công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu. Với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng trẻ của Chi nhánh thì ưu điểm là năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kiến thức mới và có khả năng thích ứng tốt với môi trường mới. Tuy nhiên, riêng trong hoạt động tín dụng thì cán bộ trẻ cũng gây thách tức không nhỏ vì họ còn thiếu kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm xử lý các tình huống, năng lực làm việc còn hạn chế.

3.2.4.2. Giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức

Hiện tại bộ máy tổ chức quản lý của chi nhánh NHNo&PTNT Hải Phòng đang cồng kềnh, quá nhiều cấp quản lý chồng chéo, tuy nhiên vẫn còn có một số bộ phận, phòng ban còn thiếu cả về tổ chức và con người.

Chi nhánh cần thiết phải thu hẹp một số chi nhánh loại 3 và phòng giao dịch hoạt động kém hiệu quả, đồng thời phải khảo sát tiến tới mở rộng thêm một số chi nhánh và phòng giao dịch đến sát với địa bàn nông thôn để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của khách hàng và nhất là cung ứng các sản phẩm tín dụng kịp thời để góp phần làm hiện đại hoá nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân.

3.2.5. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực nông thôn khu vực nông thôn

NHNo&PTNT Hải Phòng luôn luôn xác định hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, điều đó được thể hiện rất rõ ràng là khi đầu tư từ tín dụng rất lớn, với dư nợ lớn nhưng chỉ cần phát sinh một số khoản vay để xảy ra nợ xấu phải xử lý rủi ro thì việc đầu tư tín dụng có tốt như thế nào thì cũng khó có thể bù đắp được những thiệt hại mà nó mang lại. NHNo&PTNT Hải Phòng xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng có ý nghĩa đặc biệt quang trọng, đặc biệt là hoạt động tín dụng trên địa bàn nông thôn, nơi chứa đựng nhiều rủi ro; chính vì lý do đó NHNo&PTNT Hải Phòng đưa ra nhóm giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực nông thôn như sau:

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng (Trang 57 - 60)