Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng (Trang 49 - 50)

101 131 297 482 868 11.9 11.8 22.0 26.1 35.7 Tiêu dùng trên địa bàn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

Mặc dù trong những năm qua, vốn tín dụng của NHNo&PTNT Hải Phòng đã phát huy được hiệu quả trong cho vay phát triển nông thôn, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau:

Thứ nhất là những hạn chế trong hoạt động huy động vốn.

Hoạt động huy động vốn chủ yếu tập trung vào loại tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu. Nguồn huy động không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động tại địa bàn, nó không những làm cho lãi suất đầu vào của phần nguồn vốn được sử dụng để cho vay ra cao lên làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến việc mở rộng tín

dụng đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn cho các đơn vị kinh tế để xây dựng, mua sắm trang thiết bị, công nghệ mới phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ hai là hạn chế trong công tác cho vay.

Hoạt động cho vay vốn của NHNo&PTNT Hải Phòng những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu và tiềm năng phát triển kinh tế của thành phố.

Suất đầu tư cho một hộ nông dân của vốn tín dụng ngân hàng còn thấp, điều đó cho thấy những khó khăn xảy đến với ngân hàng là món vay nhiều, nhỏ, địa bàn rộng, chi phí cao, khối lượng công việc của cán bộ tín dụng nhiều gây sự quá tải dẫn đến khả năng kiểm tra sau cho vay khó thực hiện được. Đồng thời, món vay nhỏ làm cho người vay vốn không có cơ hội lớn để phát triển nhanh sản xuất kinh doanh.

Hình thức cho vay vẫn chỉ là cho vay trực tiếp đến các hộ và cho vay qua tổ nhóm liên danh thông qua các tổ chức quần chúng xã hội đứng ra làm tín chấp đã thu hẹp dần vì thế việc cho vay kịp thời, đủ nhu cầu vốn cho hộ nông dân trên cơ sở đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và hiệu quả là chưa đáp ứng được tốt.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn còn cao, đặc biệt đối với việc cho vay kho vực nông nghịêp nông thôn thì tỷ lệ này chiếm một lượng tương đối tuy có thấp so với mặt bằng chung của các tổ chức tín dụng khác nhưng nhìn chung nó cũng đang chứa đựng những rủi ro nhất định, tỷ lệ này có thể tăng rất nhanh nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ trong công tác cho vay.

Thời gian giải quyết cho vay đối với một khoản vay thường kéo dài dẫn đến việc làm giảm cơ hội đầu tư của khách hàng vay, đồng thời làm cho việc đẩy mạnh doanh số cho vay còn chậm, không đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng (Trang 49 - 50)