3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ TẾ SƠN HÀ TẾ SƠN HÀ TẾ SƠN HÀ
3.1.1. Triển vọng bối cảnh kinh tế vĩ mô
Bối cảnh năm 2012 đặc biệt khó khăn khi sức cầu của nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng, lãi suất vẫn còn ở mức cao và hàng loạt doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc suy giảm lợi nhuận nghiêm trọng. Theo điều tra của Vietnam Report, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của 500 công ty lớn nhất Việt Nam VNR500 có xu hướng giảm dần đều trong 3 năm gần đây. Đặc biệt, tuy hiệu quả sử dụng vốn bị sụt giảm trong thời gian gần đây, nhưng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam vẫn chú trọng việc tăng vốn, tăng quy mô, thay vì tập trung nâng cao hiệu quả và năng suất của đồng vốn tại doanh nghiệp. Có tới trên 60% doanh nghiệp được điều tra cho rằng, “khó huy động vốn” thuộc nhóm 3 khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong năm 2011 và 2012. Trong khi đó, chỉ dưới 30% doanh nghiệp cho rằng, “thiếu dự án đầu tư có hiệu quả cao” là khó khăn lớn của doanh nghiệp trong hai năm tới.
Không chỉ các doanh nghiệp lớn, mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang gặp vấn đề về sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Theo Báo cáo thường niên về doanh nghiệp nhỏ và vừa của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp ở tất cả các ngành được nghiên cứu đều có xu hướng giảm. Bối cảnh kinh tế thế giới năm 2012 vẫn còn khá u ám khi sự tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế khu vực Châu Á đã bắt đầu suy giảm. Những yếu tố bất ổn như sự tăng trưởng chậm lại của các nước như Trung Quốc, Ấn
Độ cùng với tình trạng thâm hụt ngân sách và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, những bất ổn tại nền kinh tế Mỹ, tăng trưởng chững lại ở Nhật Bản… là những thách thức lớn đe doạ đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương, nếu có sự tái cơ cấu mạnh mẽ từ Chính phủ, từ các doanh nghiệp, các tiềm năng về tài nguyên, lao động …được phát huy thì nền kinh tế Việt nam có thể tiến tới ổn định khoảng 2 năm sắp tới rồi tiếp tục tăng trưởng ở mức độ bền vững hơn. Ngược lại, rất có thể nền kinh tế Việt nam rơi vào trạng thái lạm phát đình đốn khi vừa tăng trưởng trì trệ, vừa lạm phát cao…
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty
Trước tình hình biến động trong và ngoài nước như vậy Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà đã xây dựng cho mình một chiến lược dài hạn, trọng tâm chiến lược sản xuất năm 2012 là phát triển bền vững và tăng cường công tác quản trị rủi ro. Công ty theo đuổi mục tiêu chiến lược dài hạn là trở thành một Công ty đa ngành, hàng đầu tại Việt Nam dưới mô hình Công ty Holding. Trong đó lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp truyền thống và lĩnh vực bán lẻ là hai lĩnh vực trọng tâm của Sơn Hà trong 5 năm tới.
- Lĩnh vực công nghiệp: Đây là lĩnh vực truyền thống của Công ty. Sơn Hà tiếp tục đầu tư phát triển theo chiều sâu để duy trì vị trí số 1 trong lĩnh vực thép không gỉ. Tập trung nghiên cứu phát triển nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thông qua việc thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm chuyên biệt hoặc hợp tác với đối tác để chuyển giao công nghệ.
- Lĩnh vực bán lẻ: Hiện tại lĩnh vực bán lẻ đang được Công ty triển khai. Dự kiến trong năm 2012 sé khai trương siêu thị đầu tiên. Dự kiến đến 2015 Sơn Hà sẽ có khoảng 20 siêu thị quy mô 300-12000m2 toạ lạc ở khu vực đông dân cư và những trục đường chính phục vụ cho người dân có thu
nhập mức trung bình.
Dự kiến đến 2015 lĩnh vực Công nghiệp và bán lẻ là hai mũi nhọn trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
- Lĩnh vực bất động sản không được coi là mục tiêu dài hạn của Công ty nên ban lãnh đạo sẽ cam kết sẽ hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này. Đối với những dự án bất động sản Công ty sẽ dần thoái vốn và tập trung vào những lĩnh vực Công nghiệp và lĩnh vực bán lẻ.
Trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn, Công ty đã đề ra kế hoạch kinh doanh của năm 2012 được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh của Công ty năm 2012
STT Chỉ tiêu Kế hoạch 2012 Thực hiện 2011 % tăng trưởng
1 Doanh thu thuần (tỷ đồng) 2.100 1.825 15,1%
2 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 35 17 105,9%
3 Cổ tức một cổ phần (đồng) 700 500 40,0%
Nguồn: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012
Kế hoạch kinh doanh của Công ty đặt ra là khá thận trọng trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn. Công ty phấn đấu doanh thu thuần năm 2012 đạt 2.100 tỷ đồng, dự kiến tăng trưởng vừa phải 15,1% so với thực hiện năm 2011. Mặc dù lợi nhuận sau thuế kế hoạch 2012 là 35 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức thực hiện năm 2011 nhưng với lợi nhuận này chỉ dự kiến đem lại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu khiêm tốn. Công ty có dự kiến sẽ nâng mức chi trả cổ tức trong năm 2012 cho các cổ đông, tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến tiếp tục duy trì ở mức thấp.
3.1.3. Các quan điểm sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
- Thứ nhất, nguyên tắc kết hợp hài hoà các mối quan hệ lợi ích: Hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm tổng hoà các mối quan hệ về lợi ích do đó doanh nghiệp cần đảm bảo sự hài hoà giữa chúng. Lợi ích
tập thể chỉ đạt được khi lợi ích cá nhân được thoả mãn. Điều này rất có ý nghĩa vì nó sẽ là động lực thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, từ đó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi Công ty cần hoạt động theo Pháp luật, không gây ảnh hưởng tới môi trường…Có thể nói bất kỳ giải pháp nào doanh nghiệp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng cần đảm bảo nguyên tắc này thì mới có thể phát huy tác dụng.
- Thứ hai, nguyên tắc chú trọng đầu tư vào con người: Nhân sự là chìa khoá của thành công. Đầu tư vào con người là đầu tư mang lại hiệu quả nhất vì nó qyết định sự thành công trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác.
- Thứ ba, nguyên tắc đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ: Đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời ứng dụng khoa học mới vào sản xuất giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian… còn giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh…
- Thứ tư, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi khi huy động vốn với chi phí thấp nhất và khi sử dụng phải đem lại hiệu quả cao nhất.