THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (Trang 35 - 64)

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ

2.2.1.Thực trạng vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh

2.2.1.1. Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn

Xem xét bảng cân đối kế toán của Công ty ta có thể thấy cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành được bố trí như sau:

Bảng 2.2: Sự biến động của tài sản và nguồn vốn từ 2009-2011 Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % +/- % +/- % I. Tài sản ngắn hạn 487,956 67.5 740,050 72.3 834,164 63.5 252,094 51.7 94,114 12.7 II. Tài sản dài hạn 234,910 32.5 283,174 27.7 479,018 36.5 48,264 20.5 195,844 69 Tổng cộng tài sản 722,866 100 1,023,224 100 1,313,182 100 300,358 41.6 289,958 28.3 I. Nợ phải trả 529,124 73.2 630,511 61.6 939,116 71.5 101,387 19.2 308,605 49 1. Nợ ngắn hạn 455,440 63 490,475 48 856,364 66.2 35,035 7.7 365,889 74.6 2. Nợ dài hạn 73,684 10.2 140,036 13.6 82,751 5.3 66,352 90 -57,285 -41 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 193,742 26.8 392,713 38.4 374,067 28.5 198,971 102 -18,646 -4.7 Tổng cộng nguồn vốn 722,866 100 1,023,224 100 1,313,182 100 300,358 41.6 289,958 28.3

* Cơ cấu và sự biến động của tài sản

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy tài sản của Công ty có sự tăng trưởng qua các năm cho thấy Công ty đang có sự mở rộng quy mô kinh doanh. Tại thời điểm cuối năm 2009, tổng tài sản của công ty đạt xấp xỉ 723 tỷ đồng với cơ cấu tài sản ngắn hạn là gần 488 tỷ đồng chiếm 67,5%, tài sản dài hạn là gần 235 tỷ đồng chiếm 32,5%.

Tính đến cuối năm 2011, tổng tài sản của Công ty là hơn 1.313 tỷ đồng, so với cuối năm 2010 tăng trưởng 28,3%. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 834.1 tỷ đồng chiếm 63.5%, tài sản dài hạn là 479 tỷ đồng chiếm 36.5%. Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ đạo trong tổng tài sản của Công ty. Sự gia tăng của tổng tài sản xuất phát từ việc Công ty tăng cường đầu tư vào cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. So với thời điểm cuối năm 2010, tài sản ngắn hạn tăng 94 tỷ đồng tương đương tăng 12.7%, tài sản dài hạn tăng gần 196 tỷ đồng tương đương 69%.

* Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

Để thực hiện tài trợ cho việc tăng trưởng, Công ty cũng tăng cường việc khai thác các nguồn vốn. Sự gia tăng tổng nguồn vốn xuất phát từ sự gia tăng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

- Về nợ phải trả: Nợ phải trả của Công ty tại thời điểm cuối năm 2011 là hơn 939 tỷ đồng, so với thời điểm cuối năm 2010 tăng 308,6 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng rất cao 49%. Sự gia tăng của nợ phải trả đến từ nợ ngắn hạn, trong khi đó có sự giảm xuống ở nợ dài hạn. Trong cơ cấu nợ của Công ty, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ đạo. Tại thời điểm cuối năm 2011, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 66,2% tổng nguồn vốn trong khi đó, nợ dài hạn chỉ chiếm 5,3% tổng nguồn vốn.

- Về vốn chủ sở hữu: Tại thời điểm cuối năm 2010, vốn chủ sở hữu của Công ty là 392,7 tỷ đồng, so với cuối năm 2009 tăng gần 199 tỷ đồng với tỷ lệ

tăng 102%. Tại thời điểm cuối năm 2011, vốn chủ sở hữu của Công ty là 374 tỷ đồng, so với cuối năm 2010 giảm nhẹ 4,7% và chiếm 28.5% tổng nguồn vốn. Sự gia tăng của quy mô vốn chủ sở hữu là một tín hiệu tích cực góp phần gia tăng tiềm lực tài chính và tính tự chủ về tài chính của Công ty.

* Phân tích bố trí cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Thông qua hệ số nợ cho thấy sự độc lập về tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính Công ty có thể gặp phải từ đó có biện pháp tài chính cho phù hợp.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Công ty từ 2009-2011

STT Chỉ tiêu Cuối 2009 Cuối 2010 Cuối 2011

1 Nợ phải trả 529,124 630,511 939,116 2 Vốn chủ sở hữu 193,742 392,713 374,067 3 Tổng nguồn vốn 722,866 1,023,224 1,313,183 4 Hệ số nợ 0.73 0.62 0.71 5 Hệ số vốn chủ 0.27 0.38 0.29 6 Hệ số nợ trên vốn chủ 2.7 1.6 2.51

Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của Công ty

Dựa vào bảng số liệu 2.3 ta thấy, Công ty phụ thuộc lớn vào vay nợ và có mức độ an toàn tài chính không cao. Tại thời điểm cuối năm 2011, hệ số nợ của Công ty ở mức khá cao là 71%. Điều này xuất phát từ việc Công ty tăng cường huy động các khoản nợ ngắn hạn trong năm 2011 để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Để đánh giá chính xác hơn ta đi tính nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty xem tình hình tài chính của Công ty có được đảm bảo vững chắc không.

Hình 2.1: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty năm 2010

Hình 2.2: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty năm 2011

Theo hình 2.1 thì nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty năm 2010 là: 740,050- 490,475 = 249,575 triệu đồng. Đặc biệt năm 2011 nguồn vốn này âm hơn 22 tỷ (834,164triệu đồng - 856,364 triệu đồng = -22,200 triệu đồng theo hình 2.2). Như vậy Công ty đã sử dụng 22 tỷ đồng vay ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn. Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng mất cân đối tài chính.

* Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn

Bảng 2.4: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Sử dụng vốn Số tiền trọng(%)Tỷ

Diễn biến nguồn

vốn Số tiền trọng(%)Tỷ

Tăng đầu tư vào Cty con, công ty liên kết và đầu tư dài hạn

khác 201,992 38.6

Tăng vay và nợ ngắn hạn

370,086 70.63

Tăng hàng tồn kho 89,973 17.2 Giảm giự trữ tiền 39,600 7.7 Tăng tín dụng cho khách

hàng 70,817 13.5

Tăng khấu hao

TSCĐ 20,802 4

Trả bớt vay và nợ dài hạn 70,458 13.4 Giảm trả trước cho người bán 17,179 3.3

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

28,623 5.5

Tăng vốn đầu tư của

chủ sở hữu 17,107 3.3

Tăng tài sản ngắn hạn khác

22,316 4.3 Tăng dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 15,663 3

Tăng đầu tư vào TSCĐ 13,031 2.5 Tăng đầu tư ngắn hạn 13,803 2.6

Giảm bớt các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

10,944 2.1

Tăng phải trả dài hạn khác

13,173 2.5

Mua thêm cổ phiếu quỹ 7,530 1.4 Trích thêm quỹ khen thưởng phúc lợi 4,310 0.82

Lỗ chênh lệch tỷ giá

3,748 0.7

Trích thêm quỹ đầu tư

phát triển 2,766 0.52

Tăng chi phí xây dựng cơ bản

dở dang 1,123 0.21 Phải trả người bán 2,455 0.46

Trả bớt thuế Nhà nước 1,054 0.2 Chi phí phải trả 2,027 0.38

Trả bớt nợ CNV 992 0.18 Tăng phải thu khác 1,449 0.29

Tăng tài sản dài hạn khác 498 0.12 Trích thêm quỹ dự phòng tài chính 1,383 0.26

Tăng dự phòng phải

thu ngắn hạn khó đòi 1,296 0.24

Tổng 523,099 100 Tổng 523,099 100

Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của Công ty

- Về sử dụng vốn: Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy quy mô sử dụng vốn của Công ty năm 2011 đã tăng hơn 523 tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó: Tăng chủ yếu vào đầu tư tài chính dài hạn là 201.9 tỷ đồng chiếm 38.6%. Đồng thời đầu tư thêm hàng tồn là 89.9 tỷ đồng chiếm 17.2%, tăng thêm tín dụng cho khách 13.5% tương đương 70.8 tỷ đồng và trả bớt nợ dài hạn 76.4 tỷ đồng chiếm 13.4%. Điều này là hợp lý khi Công ty tăng quy mô kinh doanh.

- Về diễn biến nguồn vốn: Nguồn vốn tăng chủ yếu là do tăng vay và nợ ngắn hạn 370 tỷ đồng chiếm 70.63%, giảm số dư tiền 39,6 tỷ đồng, chiếm 7,7%, đồng thời tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu là hơn 17 tỷ đồng chiếm 3.3%, tăng khấu hao TSCĐ 20.8 tỷ đồng chiếm 4%, tăng dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 15.6 tỷ đồng chiếm 3%...

Từ phân tích trên cho thấy phần lớn sử dụng vốn là đầu tư tài chính dài hạn và được huy động chủ yếu từ nguồn vốn vay nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy tính bất cân xứng về kỳ hạn giữa sử dụng vốn (chủ yếu đầu tư dài hạn) và huy động vốn (chủ yếu là ngắn hạn). Như vậy sẽ gây áp lực gia tăng hệ số nợ và suy giảm khả năng thanh toán của Công ty. Do đó, Công ty cần có giải pháp kịp thời tái cấu trúc nguồn vốn theo hướng tăng cường huy động các nguồn vốn dài hạn.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.2.2.1. Cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động

Cơ cấu và sự biến động các khoản mục vốn lưu động được thể hiện qua bảng 2.5.

Qua bảng số liệu ta thấy, từ thời điểm cuối năm 2009 đến cuối năm 2011, vốn lưu động của công ty tăng lên đáng kể từ gần 488 tỷ đồng cuối năm 2009 lên mức 834 tỷ đồng cuối năm 2011. Sự gia tăng của vốn lưu động là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sự gia tăng của doanh thu bán hàng. Cơ cấu và sự biến động của những khoản mục trọng yếu của vốn lưu động là:

- Nợ phải thu ngắn hạn: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của Công ty. Tại thời điểm cuối năm 2011, nợ phải thu có quy mô hơn 374 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,9% tổng vốn lưu động. Phần lớn nợ phải thu ngắn hạn là các khoản tín dụng thương mại cấp cho khách hàng. So với cuối năm 2010, nợ phải thu ngắn hạn tăng xấp xỉ 51 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 15,7%.

- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng vốn lưu động. Tại thời điểm cuối năm 2011, quy mô hàng tồn kho xấp xỉ 309 tỷ đồng, so với thời điểm cuối năm 2010 tăng 41%. Tại thời điểm cuối năm 2011, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 37% tổng vốn lưu động.

- Tiền và tương đương tiền: Tại thời điểm cuối năm 2011, lượng tiền và tương đương tiền của Công ty là hơn 43 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,2% tổng vốn lưu động. So với thời điểm cuối năm 2010, tiền mặt của Công ty giảm mạnh 48%.

- Đầu tư tài chính ngắn hạn: Tại thời điểm cuối năm 2011, quy mô của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là hơn 10 tỷ đồng, so với cuối năm 2010 giảm mạnh 74% vì cho thấy Công ty đã thu hồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn để tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh chính. Tại thời điểm cuối năm 2011, Công ty đã phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính xấp xỉ 16 tỷ đồng và điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của Công ty trong năm 2011. Số liệu này cho thấy hoạt động đầu tư tài chính của Công ty không hiệu quả.

Bảng 2.5: Kết cấu vốn lưu động của Công ty đến ngày 31.12.2011

Chỉ tiêu Cuối năm 2009 Cuối năm 2010 Cuối năm 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % +/- % +/- % I. Tài sản ngắn hạn 487,956 100 740,050 100 834,164 100 252,094 51.6 94,114 12.7

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền 18,986 3.9 82,723 11.2 43,123 5.2 63,737 335.7 -39,600 -48

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 13,700 2.8 39,856 5.4 10,388 1.2 26,156 191 -29,468 -74

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 299,596 61.4 323,787 43.8 374,679 44.9 24,191 8 50,892 15.7

4. Hàng tồn kho 145,819 30 218,645 29.5 308,618 37 72,826 50 89,973 41

5. Tài sản ngắn hạn khác 9,856 2 75,039 10.1 97,356 11.7 65,183 661 22,317 30

2.2.2.2. Phân tích tình hình quản lý vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên có một lượng tiền nhất định mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường. Để xem xét hiệu quả của tình hình quản lý dòng tiền, chúng ta sẽ thực hiện phân tích báo cáo lưu chuển tiền tệ của Công ty.

Bảng 2.6: Tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

1 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh -81.846 -107.093 2 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -18.587 -205.426 3 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 164.262 272.914

4 Lưu chuyển tiền thuần trong năm 63.829 -39.605

5 Tiền và tương đương tiền đầu năm 18.985 82.723

6 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá quy đổi ngoại tệ -91 5

7 Tiền và tương đương tiền cuối năm 82.723 43.123

Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của Công ty

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Trong hai năm 2010 – 2011, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đều âm lớn và có xu hướng tăng, thể hiện đặc trưng của một doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, thâm hụt tiền mặt ngày càng tăng từ hoạt động kinh doanh cho thấy lưu chuyển tiền tệ của hoạt động này chưa lành mạnh. Số liệu chi tiết cho thấy, sự thâm hụt tiền mặt lớn của hoạt động kinh doanh xuất phát từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự gia tăng đầu tư vào nợ phải thu và hàng tồn kho, (2) sự gia tăng đột biến của quy mô tiền chi trả lãi vay.

- Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư: Trong bối cảnh dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thâm hụt lớn nhưng Công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh các

hoạt động đầu tư, đặc biệt gia tăng mạnh trong năm 2011 thông qua việc đầu tư mua lại cổ phần chi phối trong các công ty thuộc ngành bất động sản nhằm thâm nhập vào ngành này. Sự gia tăng quy mô thâm hụt tiền từ hoạt động đầu tư trong năm 2011 cho thấy Công ty đang tăng trưởng quá nóng. Chính vì vậy, sự thâm hụt kép dòng tiền của hai hoạt động này sẽ gây sức ép lớn lên hoạt động tài chính.

- Dòng tiền từ hoạt động tài trợ: Trong năm 2010, Công ty có thực hiện phát hành cổ phiếu để huy động lượng tiền vốn xấp xỉ 163 tỷ đồng, góp phần tái cấu trúc tài chính. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng cao của tổng tài sản, phần tiền thiếu hụt được huy động qua vay nợ, chủ yếu là vay nợ ngắn hạn. Quy mô vay nợ ngắn hạn có sự gia tăng mạnh trong năm 2011 đẩy hệ số nợ lên cao cho thấy tình hình tài chính không được cải thiện. Trong hai năm, Công ty cũng duy trì mức chi trả cổ tức thấp nhằm ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư.

Như vậy, sự sụt giảm số dư tiền mặt cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 xuất phát từ sự thâm hụt kép của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư. Nó chỉ ra rằng, Công ty đang tăng trưởng quá nóng bằng vay nợ ngắn hạn và sự tăng trưởng này thể hiện tính thiếu bền vững trong bối cảnh hệ số nợ đang ở mức rất cao.

Để đánh giá khả năng quản lý vốn bằng tiền trong việc đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn, chúng ta cùng xem xét các chỉ tiêu khả năng thanh toán.

Bảng 2.7: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty

STT Chỉ tiêu Cuối 2010 Cuối 2011

1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,51 0,97

2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,06 0,61

3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,17 0,05

Nhìn vào bảng số liệu 2.7 ta thấy, khả năng thanh toán của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (Trang 35 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w