ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (Trang 64 - 67)

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ

2.3.1. Những kết quả đạt được

Với những nỗ lực trong sản xuất kinh doanh nhiều năm qua, Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà liên tiếp đứng trong bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất của Việt Nam VNR 500. Năm 2011 Sơn Hà xếp thứ 202 trong 500 doanh nghiệp được xếp hạng và lọt vào top 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt nam. Cụ thể những kết quả đạt được như sau:

- Thứ nhất, Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua đó góp phần phát huy hiệu suất cao của hệ thống tài sản cố định, máy móc thiết bị.

- Thứ hai, Công ty cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý tốt các khoản nợ phải thu, góp phần cải thiện vòng quay nợ phải thu, tích cực trong thu hồi công nợ. Quản lý nợ phải thu có đóng góp tích cực vào việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

- Thứ ba, Công ty cũng đã có nhiều nỗ lực đầu tư vào đổi mới dây chuyền sản xuất, hiện trạng tài sản cố định khá hiện đại và đồng bộ, góp phần tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, được người tiêu dùng tín nhiệm. Dây chuyền sản xuất hiện đại cũng góp phần đáng kể giúp Công ty tiết kiệm chi phí sản xuất.

- Thứ tư, trong năm 2010, Công ty đã thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu 163 tỷ đồng. Điều này góp phần gia tăng tiềm lực tài chính và bổ sung nguồn vốn dài hạn cho quá trình tăng trưởng của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức thấp, điều này cho thấy Công ty chú trọng ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư để đáp ứng nguồn vốn chủ sở hữu cho quá trình phát triển.

- Thứ năm, Công ty được cộng đồng nhà đầu tư đánh giá cao. Công ty được xếp hạng AA trong “Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt nam 2011”. Báo cáo thực hiện xếp hạng tín nhiệm 596 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán và Sơn Hà vinh dự xếp hạng AA, được đánh giá là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ổn định, triển vọng phát triển cao và rủi ro thấp.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Đi lên từ một Công ty với số vốn ban đầu là 600 triệu đồng năm 1998 đến năm 2009 Công ty trở thành công ty đại chúng với số vốn lên tới 150 tỷ đồng. Trong khoảng thời gian hơn 3 năm, Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng. Tuy vậy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh không tránh khỏi những tồn tại sau:

Một là: Bố trí vốn của Công ty mất cân đối, cơ cấu nguồn tài trợ của Công ty chứa đựng rủi ro. Do vốn lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ vốn. Năm 2009 vốn lưu động của Công ty chiếm 67.5% trong tổng vốn đến năm 2010 chiếm 72.3%, năm 2011 chiếm 63.5%. Không những thế Công ty còn sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư tài sản ngắn hạn.

Hai là: Hàng tồn kho của Công ty dự trữ với khối lượng cao. Trong Công ty chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa phòng điều độ, phòng sản xuất, và phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh đặt mục tiêu doanh số cao nhưng không có sự thông báo điều chỉnh mặc dù kết quả đạt được thấp hơn so với kế hoạch. Vì vậy nguyên vật liệu nhập về không sản xuất đến đã gây tồn kho cao.

Ba là: Quản lý chi phí chưa hiệu quả và đầu tư dàn trải. Đơn cử là việc đầu tư vào bất động sản không phải là thế mạnh của Công ty nhưng chạy theo xu thế, công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào một số dự án gây đọng vốn, dẫn đến thiếu vốn cho sản xuất phải đi vay với lãi suất cao. Làm chi phí lãi vay tăng cao, giảm lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn thấp, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE giảm nhanh.

Bốn là: Mặc dù có sự cải thiện về vòng quay nợ phải thu, tuy nhiên, nợ phải thu tiềm ẩn những rủi ro khi có quy mô lớn và có xu hướng gia tăng năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2009 là 299,5 tỷ đồng chiếm 41.4% tổng tài sản. Cuối 2010 số nợ này là 323.8 tỷ đồng chiếm 31.6% tổng tài sản. Đến cuối năm 2011 đã tăng lên là 374.7 tỷ đồng chiếm 28.5% tổng tài sản và vượt quy mô của vốn chủ sở hữu.

Năm là: lưu chuyển tiền tệ chưa lành mạnh, có biểu hiện của tăng trưởng quá nóng thiếu bền vững khi phụ thuộc quá nhiều vào vay nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán của Công ty giảm mạnh, đặc biệt đáng lo ngại trong bối cảnh hệ số nợ hiện tại đang ở mức cao.

Những hạn chế trên đây cùng với những khó khó khăn khách quan của nền kinh tế đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của Công ty sụt giảm mạnh, dẫn đến giá cổ phiếu giảm sâu và gây thiệt hại lớn cho các cổ đông của Công ty.

Sáu là: Hiệu suất sử dụng tài sản còn thấp. Vòng quay hàng tồn kho giảm từ 6.36 lần xuống còn 6.08 lần. Hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm từ 5.32 lần năm 2010 xuống còn 4.78 lần năm 2011. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động cũng giảm từ 2.48 lần xuống 2.32 lần. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanhg giảm từ 1.63 lần xuống 1.56 lần. Điều này là một nhân tố góp phần làm ROE giảm nhanh từ 27% năm 2010 xuống 4.4% năm 2011.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w