Vai trò báo chí, nhà xuất bản môi trường tồn tại, lưu hành của

Một phần của tài liệu Tản Đà và sự hình thành loại hình ký giả - văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời (Trang 30 - 39)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Vai trò báo chí, nhà xuất bản môi trường tồn tại, lưu hành của

chương phi truyền thống giai đoạn giao thời

Với bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, báo chí bao giờ cũng có vai trò lớn trong đời sống xã hội, bởi những đặc điểm mang tính ưu việt của nó là tính thời sự và diện phát tin rộng lớn. Ở Việt Nam, trong giai đoạn giao thời này, báo chí đóng vai trò cực kì quan trọng. “Hơn bao giờ hết báo chí như một chiếc nôi màu nhiệm, một bà đỡ lành nghề đã nâng niu tiếp sức, tạo luồng sinh khí cho văn học hiện đại từ khi nó còn trứng nước nhanh chóng đi tới trưởng thành” [39, 7].

Sự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”. Danh xưng ký giả thời kỳ ấy thậm chí còn danh giá hơn cả ấn tri huyện. Đây là lý do khiến Tản Đà, năm 1916, khước từ lời mời vào học đặc cách của Giám đốc trường Hậu Bổ để lựa chọn con đường trở thành một ký giả, một nhà báo (chứ không phải là một nhà văn theo nghĩa hiện đại như vẫn thường được quan niệm).

Điểm tương cận giữa nhà báo và kẻ sĩ, như trên đã nói, là vị thế của một nhóm tinh hoa có khả năng là đại diện cho đời sống tinh thần cộng đồng. Hẳn phải có lý do để Phạm Quỳnh, năm 1917, sau khi đưa ra một thực tế: “Lắm nước như nước Pháp nước Anh, dư luận (do nhà báo khởi xướng) thật là giữ quyền chúa tể trong nước, chi phối cả cuộc sinh hoạt quốc dân về chính trị, xã

32

hội, kinh tế” đã hồ hởi tuyên bố: “Nước Nam ta sau này hay hay dở, các nhà báo cũng có phần vào đấy”. Tuy nhiên, quan trọng hơn, báo chí còn đem lại một không gian mới cũng như một khả năng mới cho sự tồn tại độc lập cũng như khả năng tác động đến thực tiễn của nhà báo với tư cách người trí thức trong xã hội hiện đại.

Trước hết, công chúng của tờ báo khiến cho viết báo trở thành một nghề. Nếu như ông quan luôn bị ràng buộc bởi ơn mưa móc, bổng lộc từ thiên tử và vì thế không thể giữ một vai trò phản biện cho trật tự xã hội hiện hành thì tư cách nhà báo cho phép người trí thức hiện đại có khả năng tồn tại độc lập. Chẳng những thế anh ta có điểm tựa từ công chúng để đối diện với bộ máy quyền lực. Người trí thức đến đây đã thoát khỏi thân phận ký sinh vào tồn tại của ông quan. Mặt khác, báo chí đưa lại cho nhà báo khả năng tác động đến thực tiễn xã hội một cách trực tiếp và hết sức sâu rộng. Nếu như tác động của nhà trường chủ yếu trong phạm vi học sinh sinh viên thì bất kỳ ai, thuộc về bất kỳ tầng lớp nào, chỉ cần biết đọc cũng là đối tượng tiềm tàng cho sự tác động của báo chí. Sự nghiệt ngã trong chế độ kiểm duyệt của nhà nước bảo hộ không phải lúc nào cũng có thể duy trì, và dù thế nào chăng nữa vẫn luôn có kẽ hở trước một thực tiễn báo chí sinh động. Những tư tưởng của nhà báo vì thế luôn tìm được đường đến với công chúng. Số lượng lớn của những tờ báo, đặc biệt là báo chí tư nhân cũng là một không gian rộng lớn để những ký giả xuất hiện với những tư tưởng mà họ theo đuổi từ đó tác động trực tiếp đến đời sống xã hội. Điều này giải thích vì sao những trí thức lớn nhất của thời kỳ này (dù xuất thân từ những địa hạt tri thức khác nhau) đều tìm đến với những tờ báo và không hiếm khi họ gắn chặt tên tuổi của mình với một tờ báo nào đó. Nhà báo là biểu hiện tập trung nhất phẩm chất, năng lực đối diện với thực tế đời sống của người trí thức hiện đại. Trên thực tế, không ít những tờ báo đã đóng vai trò như là trung tâm của sự diễn tiến tư tưởng xã hội. Lục Tỉnh Tân

33

Văn là tiếng nói của cuộc vận động Minh Tân với những tên tuổi của Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản. Đăng Cổ Tùng Văn là cơ quan ngôn luận của Đông Kinh Nghĩa Thục - những nhà chí sĩ cũng đồng thời là những nhà báo. Phong trào Âu hóa rầm rộ những năm 30 được xúc tiến dưới sự dẫn đạo của Nguyễn Tường Tamvà những yếu nhân của Phong HóaNgày Nay

Vai trò quan trọng của báo chí, ngay từ “Văn minh tân học sách” (của Đông Kinh Nghĩa Thục) đã được nhắc đến. Một trong 6 đường mà sách đã chỉ ra là “Mở toà báo” (cùng với việc dùng văn tự nước nhà, sửa đổi phép thi, hiệu đính sách vở, cổ võ nhân tài, chấn hưng công nghệ). Bằng việc dẫn ra sự phát triển của báo chí Tây Phương và cả Đông Phương, sách đã chỉ ra sự vắng bóng của báo chí nước ta. Từ đó kêu gọi phải mở toà báo. “Pháp có hơn 1300 báo quán, Đức có hơn 2350 báo quán, Anh có hơn 2180 báo quán… Nhật Bản không quận nào không có báo quán. Trung Quốc gần đây cũng mở báo quán rất nhiều. Dân trí sở dĩ được mở mang là chính nhờ đó”. Cho nên “…Dùi mài mấy tập giấy cũ, sao bằng xem báo mới mà trên giấy mực đều là thần tri. Thế thì không thể không mở báo quán là rõ ràng lắm!”.

Tuy nhiên, một thực tế là, trước khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược, Việt Nam vẫn chưa có báo chí. Ngay từ những năm đầu, khi thực dân Pháp đặt bộ máy cai trị của chúng lên đất Nam Bộ, báo chí đã được phổ biến rộng rãi. Ban đầu, các tờ báo được xuất bản bằng tiếng Pháp, tiếp đó được xuất bản bằng Tiếng Việt. Tờ báo đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện ở Nam Bộ năm 1861 là tờ “Nam Kì Viễn chinh công báo”, do thuỷ sư đô đốc Bonard phụ trách. Chỉ một năm sau, viên võ quan này cho ra tờ báo thứ hai là tờ “Xã thôn công báo”, viết bằng chữ Hán, dùng để “hiểu dụ nhân dân quy thuận”.

Điểm qua sự phát triển của báo chí trong giai đoạn này, chúng tôi muốn nhấn mạnh bức tranh toàn cảnh với những mảng màu đa dạng của các loại hình báo chí lúc bấy giờ. Điều này xuất phát từ sự xâm lấn dần dần của báo

34

chí phương Tây vào xã hội thuộc địa Việt Nam một cách từ tự phát sang tự giác. Từ đó, tìm ra Tản Đà đứng ở đâu trong đó và vì sao ông lại thất bại với

An Nam tạp chí.

Tờ báo Quốc ngữ đầu tiên xuất hiện ở Nam Bộ - Gia Định báo, do một nghị định của chính quyền thực dân Pháp cho phép, ra đời 1/4/1865 được Ernest Potteaux, một thông ngôn người Pháp làm chủ nhiệm. Đến 1869, tờ báo này mới được chuyển sang cho Trương Vĩnh Ký - người Việt Nam đầu tiên viết trên các báo Pháp.

Ở Bắc Bộ, nhà in chữ Latinh theo lối phương Tây đầu tiên của chính quyền thực dân Pháp lập năm 1883, do Chneider làm quản lí. Tờ báo đầu tiên ở Bắc Bộ cũng là tờ báo Pháp nhan đề: “Tạp chí của ban nghiên cứu ngôn ngữ, kĩ nghệ và thương mại ở Trung Kì và Bắc Kì”.

1893, Schneider lập nhà in riêng và xuất bản tờ Đăng Cổ tùng báo

(1907), thêm một phần Quốc văn, do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút và Phan Kế Bính là trợ bút.

1905, có tờ Đại Việt tân báo, do Babut làm chủ nhiệm và Đào Nguyên Phổ là chủ bút, gồm hai phần: chữ Hán và chữ Quốc ngữ.

15/5/1913, sau cuộc ném bom ở khách sạn Hà Nội, được trợ cấp của chính quyền thực dân Pháp, Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương ra tờ Đông Dương tạp chí. Tờ tạp chí này ra hàng tuần, có các cây bút giúp việc là: Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Dương Bá Trạc. Trong số những người này, sau có một số tách ra, chủ trương những cơ quan báo chí riêng, chỉ còn Nguyễn văn Vĩnh, Nguyễn Đỗ Mục và Phan Kế Bính làm biên tập tạp chí này đến ngày cuối cùng. Đông Dương tạp chí chuyên về mặt học thuật, văn chương. Các nhà Nho giới thiệu văn học cổ với quần chúng, còn các nhà Tân học thì phiên dịch và ca tụng văn chương Pháp.

35

1915, Nguyễn Văn Vĩnh cho ra tờ Trung Bắc tân văn, Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc luôn thay nhau giữ hai cột xã thuyết, cũng như Nguyễn Đỗ Mục luôn giữ việc dịch tiểu thuyết cổ Trung Quốc trên mặt báo.

Nam Phong tạp chí (1917) lúc đầu do Phạm Quỳnh làm chủ bút phần Quốc ngữ, Nguyễn Bá Trác làm chủ phần chữ Hán, có các trợ bút như Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Sở Cuồng Lê Dư, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục… Sau khi Nguyễn Bá Trác vào Huế làm quan thì Phạm Quỳnh làm chủ bút cả hai phần, nhưng thực tế phần chữ Hán giao cho Sở Cuồng Lê Dư phụ trách.

Tạp chí Nam Phong ra hàng tháng, nhân danh cơ quan của Hội Khai Trí Tiến Đức, có ba phần: Quốc văn, Hán văn và Pháp văn. Trong đó, Quốc văn là phần quan trọng hơn cả. Tờ báo này do ba người sáng lập là Louis Marty (giám đốc phòng chính trị ở phủ toàn quyền Đông Dương), Phạm Quỳnh (tay sai đắc lực cho thực dân Pháp) và Nguyễn Bá Trác.

Có thể khẳng định, Đông Dương tạp chíNam Phong tạp chí giữ một địa vị tối yếu trong lịch sử văn học Việt Nam bởi hầu hết các sản phẩm văn chương có giá trị hay đã gây được một ảnh hưởng sâu rộng đều xuất hiện trên hai tạp chí này; các văn sĩ thế hệ này chưa có thói quen in sách, dù xuất bản đã phát triển. Công lao lớn nhất của hai tạp chí này là nhiệt tâm ủng hộ và vun trồng cho chữ Quốc ngữ. Đông Dương tạp chí đã hoạt động để dưa đến sự sụp đổ nền Hán học và khoa cử cổ điển tại Bắc Kì năm 1915, Nam Phong tạp chí

cũng làm công việc ấy ở Trung Kì năm 1919.

Mặc dầu có thâm ý hiểm độc, người Pháp đã vô tình giúp một cách hiệu lực vào công cuộc tái sinh tinh thần cho Việt Nam, sau khi đã cởi thoát được mọi xiềng xích nô lệ của chế độ độc tài Nho giáo. Công đầu trong việc đó phải ghi cho báo chí là những cơ quan đắc lực trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ. Hầu hết các văn sĩ tiên phong đều lấy báo chí làm chỗ luyện tập ngòi bút

36

và hầu hết các nhà học giả thế giá trong giai đoạn này đều đã chấm bút vào bình mực Đông Dương tạp chíNam Phong tạp chí.

Ngoài những tờ tạp chí và báo được trợ cấp của thực dân Pháp, làm việc cho thực dân Pháp, ở Bắc Bộ còn có những tờ báo do tư nhân và các đoàn thể doanh nghiệp đứng ra chủ trương. Từ đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc đến 1929, Bắc Bộ còn lần lượt xuất hiện các báo chí bằng chữ Quốc ngữ như:

Thực nghiệp dân báo (1920), Học báo (1920), Khai hoá (1921), Hữu Thanh

(1922), Đông Pháp (1925), An Nam tạp chí (1926), Hà Thành ngọ báo

(1927)…

Đặc biệt, năm 1927, Hoàng Tích Chu sáng lập báo Đông Tây, thay lối văn rườm rà, nặng nề của lối văn biền ngẫu đầy chữ Nho, bắt chước cách viết theo lối văn báo chí Phương Tây, mở ra những mục mới trên tờ báo.

Đó đều là những cơ quan ngôn luận đã gieo được ảnh hưởng, tác động ít nhiều mạnh mẽ vào đường lối, tư ttưởng, cảm nghĩ và hành động của quốc dân ta lúc bấy giờ; chúng đã tạo đà thúc đẩy cho sự phát triển của văn hoá mới, cho sự thành công của chữ Quốc ngữ, củng cố cho địa vị văn học khỏi bị các lực lượng ngoại lai phá hoại, lấn át.

Như vậy là không lâu sau khi xuất hiện, báo chí đã nhanh chóng chuyển từ chữ Hán, chữ Pháp sang chữ Quốc ngữ. Cũng có nghĩa là sau gần hai thế kỉ tẩy chay và khinh bỉ (vì coi đó là thứ chữ của ngoại bang du nhập vào, không phải là thứ chữ của dân tộc), giờ đây nhà Nho chí sĩ lại dễ dàng “đồng thuận” với người Pháp trong việc sử dụng thứ chữ này. Trước thời cục mới, họ đã nhận ra ưu thế và khả năng sử dụng chữ Quốc ngữ như một thứ chữ của dân tộc (tiện dụng và hữu ích hơn hẳn chữ Hán và chữ Nôm) và nghiễm nhiên biến nó thành công cụ đắc lực cho hoạt động tuyên truyền cách mạng dưới sự kiểm duyệt của kẻ thù.

37

Một điểm đáng lưu ý là báo chí xuất hiện đầu tiên ở Nam Kỳ, sau đó mới ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Điều này có thể lý giải bởi Nam Kỳ, sau hai hiệp ước của triều đình nhà Nguyễn, đã trở thành xứ bảo hộ của Pháp, một “hạt” của nước Pháp ở Viễn Đông. Nhờ vậy mà báo chí Nam Kỳ được hưởng phần nào chế độ báo chí của chính quốc. Ngoài ra, những điều kiện khác như công chúng văn học hay cơ sở vật chất ở Nam Kỳ cũng thuận lợi hơn so với Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Con đường xâm lược của thực dân Pháp là đi từ Nam ra Bắc rồi mới trở lại Trung Kỳ. Sự phát triển của báo chí cũng tuân theo trình tự này. Các tờ tạp chí, nguyệt san, bán nguyệt san và các báo ra hàng tuần, hàng ngày bằng chữ Quốc ngữ trong những năm đầu tiên của chính quyền thực dân Pháp đặt trên đất nước ta, tính cho đến năm 1925, nhiều nhất là ở Nam Bộ, rồi đến Bắc Bộ, còn Trung Bộ thì hầu như không có gì. Mãi đến năm 1927, ở Trung Kỳ mới xuất hiện tờ báo Quốc ngữ đầu tiên là báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng. Trong khi ấy, số lượng báo chí bằng tiếng Pháp nhiều hơn hẳn gấp hai, thậm chí ba lần. Có thể thấy rõ điều này qua bảng tổng kết các ấn phẩm lưu chiểu từ 1/1923 đến 6/1923:

Loại báo Nam Bộ Bắc Bộ Trung Bộ

Báo chí bằng tiếng Pháp 15 6 0

Tạp chí tiếng Pháp 8 18 3

Báo bằng chữ Quốc ngữ 7 3 0

Tạp chí bằng chữ Quốc ngữ 6 4 1

Sự phát triển ấy lẽ dĩ nhiên cũng đã kéo theo nhiều đội ngũ làm báo từ Bắc Kỳ và đặc biệt là Trung Kỳ chuyển vào Nam Kỳ (như trường hợp của Phan Khôi, từ tạp chí Hữu Thanh, Nam Phong chuyển vào cộng tác với Thần Chung, Phụ Nữ Tân văn…).

38

Có thể nói, báo chí chính là môi trường thuận lợi cho đội ngũ nhà Nho thử sức ở nhiều lĩnh vực. Dù muốn dù không, là tầng lớp tinh hoa, đặt mình trước dân tộc, trong sáng tác, họ đã phải nỗ lực tự vượt mình, bứt ra khỏi những rào cản không dễ dàng vượt qua của lối viết và quan niệm truyền thống. Không đâu khác, báo chí chính là địa hạt thuận lợi và khả dĩ hơn cả để họ tiến hành công cuộc thử nghiệm ấy.

Bàn về vai trò quan trọng của báo chí với quá trình hiện đại hoá văn học, nhiều công trình nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở những điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, báo chí được coi là “bà đỡ”, là một phương tiện quan trọng để chuyển tải và truyền bá tác phẩm văn học. Đặc biệt, ở thời kỳ đầu, trước khi có sự ra đời của nhà xuất bản thì hầu như báo chí là phương tiện duy nhất để truyền bá tác phẩm, là nơi giới thiệu kinh nghiệm sáng tác, nghiên cứu phê bình, dịch thuật. Xuất bản đi sau báo chí một bước nên trong buổi đầu báo chí đã kiêm nhiệm luôn công việc của nhà xuất bản. Có thể ví báo chí như trung tâm văn hoá lớn của thời đại. Trong hoàn cảnh lúc ấy, báo chí giữ vai trò như địa bàn chính cho những cuộc đấu tranh, thử sức để tự trưởng thành. Những tác phẩm văn học hay sẽ được đông đảo công chúng báo chí đón nhận và

Một phần của tài liệu Tản Đà và sự hình thành loại hình ký giả - văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)