Trƣờng hợp chỉ có một diễn tố

Một phần của tài liệu Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng[154716][154716] (Trang 97 - 98)

CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN RÚT GỌN VÀ MỞ RỘNG CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

3.2.1 Trƣờng hợp chỉ có một diễn tố

Đây là trường hợp khi cả hai đối tượng người nhận và vật trao/tặng đều không xác định, không cụ thể, chỉ có mình Tác thể xuất hiện. Ví dụ

- Bà ấy toàn cho đi chứ chẳng bao giờ lấy cả.

- He usually gives.

Anh ấy rất hay cho.

Tuy nhiên, trường hợp này khá hi hữu, và điều đó cho thấy Tác thể là diễn tố khó có thể vắng mặt trong trường hợp chỉ có một diễn tố. Mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu lúc đó là

(M2) CHO <Tác thể>

Tương tự, khi cả người cho và người nhận đều không xác định, không cụ thể thì chỉ có mình Đối thể xuất hiện, ví dụ:

- Cái ngọt bùi đem cho, còn đắng cay gánh lấy. Advantages to give, disadvantages to retain. - Give blood here!

Hiến máu ở đây!

Mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu lúc đó là: (M3) CHO <Đối thể>

Giống như trường hợp trên, trường hợp này cũng ít khi xuất hiện, nhất là trong tiếng Việt. Ngược lại, trong tiếng Anh trường hợp câu chỉ có Đối thể khá phổ biến, đặc biệt trong câu bị động, ví dụ:

- A 10,000-dollar award has been offered for the capture of the wanted. (Một món tiền thưởng 10 ngàn đô la đã được đề nghị cho việc bắt giữ kẻ bị truy nã)

Người ta đã treo thưởng 10 ngàn đô la cho ai bắt được kẻ bị truy nã.

- This area has been ceded.

Vùng đất này đã bị nhượng đi rồi. - This book is given, not bought.

Cuốn sách này được [người ta] cho chứ không phải mua.

Thể bị động trong tiếng Anh thường được sử dụng khi người thực hiện hành động không được nhắc tới, hoặc có tính bất định, không cụ thể, do vậy thể bị động rất phù hợp với trường hợp chỉ có mình Đối thể xuất hiện.

Một phần của tài liệu Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng[154716][154716] (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)