hạn cấu trúc ngữ nghĩa của câu vào một phạm vi hẹp để khảo sát: đó là cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, bao gồm vị từ và các tham thể của nó, trong đó vị từ là trung tâm, quyết định số lượng tham thể và vai nghĩa / quan hệ nghĩa của các tham thể đó với vị từ. Tuy nhiên, bản thân các tham thể với những đặc trưng của chúng cũng có tác động trở lại đối với vị từ, tức là với cấu trúc nghĩa của câu. Nói cách khác, giữa vị từ và các tham thể của nó có quan hệ qua lại đối với nhau chứ không phải chỉ là quan hệ một chiều.
1.3.2 Về các lớp nghĩa, các tham thể và sự thể hiện chúng trên cấu trúc cú pháp pháp
Quan niệm của luận án là cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có nhiều lớp chồng lên nhau. Ở mỗi lớp, các tham thể có những quan hệ nghĩa có thể đồng nhất, có thể khác biệt nhau. Như vậy, một tham thể có thể cùng một lúc có nhiều quan hệ nghĩa, tức là đóng nhiều vai nghĩa khác nhau. Cần phải nói thêm rằng cái phổ biến trong tương quan giữa cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa không phải bao giờ cũng là một-đối-một, như một số tác giả nhận
định. Nhiều yếu tố, đơn vị ngữ nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa không phải lúc nào cũng được thể hiện hiển ngôn trên cấu trúc cú pháp. Do vậy, trên cấu trúc cú pháp, với cùng một tham thể có thể vai nghĩa này nổi lên trên, che lấp những vai nghĩa khác, lớp nghĩa này nổi bật hơn các lớp nghĩa khác, tuỳ từng trường hợp cụ thể. Hơn nữa, các vị từ trong cùng một nhóm cũng có những mức độ thể hiện sự tình khác nhau, một số vị từ có thể thể hiện lớp nghĩa này rõ hơn những lớp nghĩa khác và ngược lại. Những quan điểm này sẽ được làm rõ trong các chương sau.