NP2 + BE P213 + NP3 (+ BY NP1)

Một phần của tài liệu Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng[154716][154716] (Trang 145 - 147)

TRÊN CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

NP2 + BE P213 + NP3 (+ BY NP1)

trong đó Tác thể được thể hiện trong một giới ngữ đánh dấu bằng by với cấu trúc bị động là trật tự đặc hữu của tiếng Anh, còn trật tự O4

NP2 + ĐƯỢC14

(+ NP1) + Vtrao/tặng + NP3

là trật tự đặc hữu của tiếng Việt khi Tiếp thể được chọn làm TR (mặc dù trật tự O4 cũng có xuất hiện trong tiếng Anh với cấu trúc chủ động nhưng với số lượng rất ít). Đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt, và người Việt học tiếng Anh cần lưu ý những trật tự này, từ đó lựa chọn cách diễn đạt phù hợp, tránh những sai lỗi về trật tự từ và cấu trúc chủ động/bị động khi chuyển dịch Việt - Anh, Anh - Việt hoặc khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Cũng do sự khác biệt cơ bản này về cách thức tri nhận sự tình và cách tổ chức các „vật liệu‟ ngôn ngữ để mô tả sự tình giữa tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng, và giữa các ngôn ngữ nói chung, cho nên không thể có tương đương tuyệt đối (absolute equivalence) khi chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia. Do vậy, nhiều khi người ta buộc phải chấp nhận những tương đương tương đối (relative equivalence) như O3 và O4 vừa trình bày bên trên.

Cũng cần lưu ý một điểm chung trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt là khi Tiếp thể được chọn làm TR, vị từ mang ý nghĩa trao/tặng có thể được thay thế bằng vị từ có ý nghĩa tiếp nhận, ví dụ:

- Tôi cầm hai xu mẹ phát cho.

- Anh thợ cạo vẫn nhận của y dăm xu diêm thuốc. - Tao đã nhận của người ta hai mươi đồng bạc cưới. - Meggie got a letter from Luke.

13

P2 = Past Participle, Phân từ 2/Phân từ quá khứ của vị từ mang ý nghĩa trao/tặng (trong tiếng Anh)

14

Trong trường hợp sự tình trao/tặng được nhìn nhận như một việc gây bất lợi cho Tiếp thể, được sẽ được thay thế bằng bị.

Meggie nhận được một lá thư của Luke. - She took his flowers and put them in the vase.

Cô ấy cầm lấy hoa của anh ta rồi cắm vào lọ.

Lúc này, trật tự O5:

NP2 + Vtiếp nhận + NP3 (+ FROM/TỪ, CỦA NP1)

là trật tự chung trong cả hai ngôn ngữ, còn trật tự O6

NP2 + Vtiếp nhận + (CỦA NP1) + NP3

chủ yếu thấy xuất hiện trong tiếng Việt và rất ít khi xuất hiện trong tiếng Anh. Dễ thấy rằng vì người phát ngôn chỉ quan tâm mô tả đoạn cuối của sự tình trao/tặng khi chọn Tiếp thể là TR cho nên đối tượng thường được chọn làm LM là Đối thể. Còn nếu Tác thể cũng xuất hiện, nó sẽ được đánh dấu là Nguồn bằng giới từ của - vốn chỉ quan hệ sở hữu trong tiếng Việt, tương ứng như dạng sở hữu cách trong tiếng Anh, cho dù Tác thể đứng trước hay sau Đối thể. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, khi Tác thể đứng sau Đối thể, nó phải xuất hiện trong một giới ngữ đánh dấu bằng from. Điều này cũng cho thấy

vai Tác thể đã trở nên khá mờ nhạt, dường như Tác thể không tham gia vào sự tình trao/tặng mà chỉ được nêu như điểm xuất phát của vật trao/tặng - tức là Nguồn mà thôi. Vai Nguồn như vậy trở thành vai nghĩa chủ đạo, nổi bật hơn cả trong số các vai nghĩa mà tham thể thể hiện đối tượng người cho đảm nhận. Chính vì thế khi bàn về các bậc nghĩa (tier) Frawley (1992) hay Jackendoff (1995) đã kết luận rằng trong cấu trúc

- Bill got a letter.

Bill nhận được một bức thư.

thì bậc hành động (action tier) gần như trống (không có vai nghĩa nào được phân ngoài Đối thể). Trong khi đó, ở bậc chuyển động (motion tier) chỉ có vai Đích và Đối thể; nếu như có đối tượng người cho/gửi xuất hiện thì nó chỉ

được đánh dấu là Nguồn mà thôi. Điều này góp phần khẳng định lại những luận điểm đã đưa ra ở các chương trước về các lớp nghĩa và vai nghĩa.

Một phần của tài liệu Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng[154716][154716] (Trang 145 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)