9. Cấu trúc của luận văn
2.5.1. Khả năng cạnh tranh thấp
Do quy mô sản xuất nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, do các bất cập về thể chế và chính sách nên năng suất và chất lƣợng nhiều loại nông sản thấp, năng suất lao động trung bình thấp, hiệu suất sử dụng nƣớc và phân bón cho cây trồng không cao.
Giá trị gia tăng của nông sản còn rất thấp, chủ yếu là tiêu dùng tại chỗ, trong nƣớc, chƣa xuất khẩu đƣợc nhiều, chủ yếu là nông sản thô, chƣa qua chế biến, chất lƣợng không cao.
Việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật mới trong sản xuất dù đã thực hiện ở một số nơi, nhƣng chƣa trở thành phổ biến, chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi và triệt để. Chất lƣợng và vệ sinh an toàn của vật tƣ đầu vào và nông sản đầu ra còn yếu kém, việc vận chuyển, bảo quản dự trữ hàng hóa nông sản, nhất là hàng tƣơi sống rất yếu kém, công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu.
2.5.2. Các nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng giảm, nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững
Đất đai manh mún và phân tán làm giảm hiệu quả sử dụng, không áp dụng đƣợc các biện pháp kỹ thuật, khó cơ giới hóa, thủy lợi hóa, không tạo đƣợc quy mô sản xuất lớn hàng hóa, làm tăng chi phí sản xuất.
Nguồn nƣớc tƣới, sông, hồ ao phục vụ cho nông nghiệp ngày càng hạn hẹp nhất là trong mùa đông, gây khó khăn cho sản xuất vụ đông - xuân vì hệ thống mƣơng máng thủy lợi, ao hồ bị san lấp khá nhiều nhƣờng chỗ cho phát triển đô thị. Việc sử dụng các loại thuốc hóa học tràn lan, quá mức đã xâm hại nặng nề hệ sinh thái đồng ruộng.
Khả năng tích lũy và tái đầu tƣ của nông dân rất ít. Mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng việc cung cấp tín dụng cho nông thôn vẫn hạn chế. Hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tƣ dài hạn, không có vùng nguyên liệu ổn định, trị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Lao động trẻ khỏe, có trình độ rút ra khỏi nông nghiệp để tham gia vào thị trƣờng lao động khác ngày càng nhiều. Số lao động ở lại nông thôn chƣa quen với tác phong, kỷ luật làm việc công nghiệp, tổ chức còn rời rạc, trình độ còn hạn chế.
Trong tƣơng lai động lực tăng trƣởng chính cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào áp dụng KH&CN, nhƣng công tác NCKH và CGCN vào sản xuất còn nhiều bất cập; trình độ KH&CN còn lạc hậu; thị trƣờng máy móc, vật tƣ nông nghiệp phục vụ cho nông thôn gần nhƣ bị bỏ ngỏ và phụ thuộc vào nhập khẩu từ nƣớc ngoài; CNSH và công tác tạo giống chƣa phát huy hiệu quả mạnh trong sản xuất cây công nghiệp, giống hoa, rau, cây ăn quả… Công tác CGCN còn kém hiệu quả, hoạt động của các trung tâm khuyến nông thiếu sự chủ động, gắn kết với nông dân.
2.5.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn yếu kém
Hiện nay điện cung cấp cho nông thôn nói chung không ổn định, trong khi đó chủ yếu chỉ dùng để thắp sáng, chƣa dùng nhiều cho tƣới tiêu, sản xuất nông nghiệp.
Nƣớc cho sản xuất cũng thiếu hụt nghiêm trọng, mới chỉ có 43% diện tích cây rau màu và cây công nghiệp đƣợc tƣới chủ động. Hiệu quả khai thác của các công trình thủy lợi thấp, chƣa phát huy đƣợc vai trò tổng hợp.
Tại địa bàn nông thôn, hệ thống các trạm cung ứng dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nhƣ giống, vật nuôi, cây trồng, bảo vệ thực vật… hoạt động còn kém hiệu quả, chƣa bảo đảm chất lƣợng.
Công tác thông tin liên lạc; thông tin thị trƣờng; thông tin phòng, chống thiên tai; thông tin KH&CN; thông tin về chính sách cho nông dân và doanh nghiệp nông thôn còn yếu kém, chƣa phản ánh kịp thời tình hình sản xuất và đời sống của nông dân.
2.5.4. Thể chế kinh tế nông thôn chậm đổi mới
Hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất, kinh doanh chủ lực ở nông thôn. Nông dân thiếu hình thức liên kết, hợp tác với nhau. Vì vậy, mức độ áp dụng
cơ giới hóa, cải tiến công nghệ, đổi mới kỹ năng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý và tự chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông thôn rất hạn chế.
Kinh tế trang trại phát triển chậm và chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ kinh tế nông thôn. Mức độ trang bị cơ giới, áp dụng KH&CN của các trang trại này cũng rất yếu kém. Khả năng liên kết với thị trƣờng hạn chế, cạnh tranh kém.
Doanh nghiệp nông thôn có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp, tỷ lệ đầu tƣ rất thấp. Các hiệp hội chƣa gắn kết giữa ngƣời sản xuất với ngƣời kinh doanh, chƣa kết nối theo chuỗi ngành hàng, chƣa bảo vệ đƣợc quyền lợi của ngƣời sản xuất.
2.5.5. Cơ cấu sản xuất chưa hợp lý
Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%), trong đó cây lƣơng thực, nhất là lúa vẫn chiếm tỷ trọng chính. Mặc dù hiệu quả kinh tế của cây lúa đem lại không cao nhƣng vẫn phải duy trì một diện tích lớn để bảo đảm an ninh lƣơng thực, vì vậy đã xuất hiện tình trạng nông dân không thiết tha với đất lúa, không thâm canh tăng vụ, nhất là ở ĐBSH.
Theo thống kê, xu hƣớng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo ở nƣớc ta trong những năm qua liên tục gia tăng, không chỉ là việc bảo đảm nhu cầu an ninh lƣơng thực trong nƣớc mà còn đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Ngay cả trong nƣớc, yêu cầu về sản phẩm nông nghiệp của nhân dân cũng đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là ở vùng ĐBSH, nơi tập trung đông dân cƣ và vùng Thủ đô nhu cầu tiêu dùng nông sản sạch, chất lƣợng ngày một gia tăng, thói quen tiêu dùng hiện nay đã thay đổi từ chỗ “ăn no“ tới “ăn ngon“ và an toàn.
Dự báo về dân số Việt Nam tăng từ 86 triệu (năm 2009) lên 100 triệu (năm 2020) và 130 triệu ngƣời vào 2050. Đây là một thách thức lớn đối với yêu cầu gia tăng sản lƣợng lƣơng thực bảo đảm cung cấp trong nƣớc.
Mục tiêu phát triển nông nghiệp của nƣớc ta giai đoạn 2011–2020 là: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước
mắt và lâu dài“17. Trong khi đó ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với thách thức lớn là diện tích đất và lao động nông nghiệp giảm đi nhƣng mục tiêu về sản lƣợng, chất lƣợng lại tăng lên. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KH&CN, phát triển những cơ sở sản xuất mẫu và những mô hình trình diễn… để cho ngƣời dân thấy hiệu quả. Đồng thời, bằng lợi ích kinh tế khuyến khích ngƣời nông dân và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Bảng 2.19: Xu hƣớng sản xuất, tiêu thụ và xuất gạo ở Việt Nam (1990 – 2010) Đơn vị 1990 1995 2000 2005 2010 Đất lúa 1000 ha 4109 4203 4213 4165 4106 Diện tích gieo trồng 1000 ha 6043 6766 7666 7329 7514 Năng suất Tấn/ ha 3.18 3.69 4.24 4.89 5.32 Sản lƣợng 1000 tấn 19225 24964 32530 35883 39973 Lƣợng thóc giống, tiểu thu và
hao hụt sau thu hoạch
1000 tấn 3268 4244 5530 6450 7195
Lƣợng gạo sử dụng cho chế biến và hao hụt trong chế biến
1000 tấn 363 471 614 873 973
Dự trữ gạo trong gia đình 1000 tấn 1116 1198 1237 1261 1278 Dự trữ quốc gia 1000 tấn 100 200 1179 831 869 Xuất khẩu 1000 tấn 1624 1988 3477 5255 6828 Tiêu thụ gạo bình quân đầu
ngƣời
Kg/ năm 109 133 142 136 134
Tổng dân số 1000 ng 66017 71996 77631 82394 86928 Dân số nông thôn 1000 ng 53136 57057 58906 60061 60850
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Quế, Kịch bản lúa gạo Việt Nam đến năm 2030, Tài liệu Hội thảo triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam - 2011).
Mục tiêu phát triển KH&CN nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020, tỷ lệ các đề tài nghiên cứu có kết quả đƣợc ứng dụng vào sản xuất
đạt trên 70%; giá trị gia tăng trong nông nghiệp do KH&CN đem lại đạt 40% vào năm 2015 và đến năm 2020 con số này là 60%.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên trƣớc tiên Nhà nƣớc phải có chính sách phù hợp đổi mới cơ chế quản lý, phân nhiệm vụ rõ ràng cho từng cấp, tránh chồng chéo, gây lãng phí vốn đầu tƣ trong KH&CN nông nghiệp. Rà soát những chính sách về NCKH và CGCN hiện nay không còn phù hợp, ban hành chính sách mới, tạo cơ chế thông thoáng cho việc đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất nông nghiệp, mà vùng ĐBSH là đơn vị thụ hƣởng và có khả năng thực hiện thành công.
Mọi chính sách là áp dụng trong phạm vi cả nƣớc, không thể có riêng một hệ thống chính sách cho một vùng hoặc một địa phƣơng, nhƣng trong khuôn khổ chính sách chung, các tỉnh/thành phố cần cụ thể hóa các quy định cụ thể để các chƣơng trình, đề tài tập trung cho nghiên cứu phát triển KH&CN theo chiều sâu, coi trọng chất lƣợng sản phẩm, phát huy thế mạnh của vùng ĐBSH.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến khích ngƣời nông dân và doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng, CGCN vào sản xuất nông nghiệp nhƣ chính sách về khen thƣởng, chính sách về thuế, về đầu tƣ, về tài chính,v.v. Nhà nƣớc phải trực tiếp đầu tƣ hoặc giữ vai trò “bà đỡ“ về kinh phí cho nghiên cứu KH&CN nông nghiệp.
Kết luận Chƣơng 2
Việt Nam đã vƣơn lên từ một nƣớc thiếu lƣơng thực, phải nhập khẩu hàng năm trở thành một nƣớc không những có đủ lƣơng thực cho tiêu dùng trong nƣớc với mức tăng dân số mỗi năm khoảng một triệu ngƣời, bảo đảm đƣợc an ninh lƣơng thực quốc gia, mà còn là nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, thu nhập và mức sống của ngƣời dân nông thôn đã đƣợc nâng lên một bƣớc, an ninh lƣơng thực đƣợc bảo đảm, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn theo hƣớng hiện đại; từng bƣớc giải quyết việc làm, giảm nghèo; đảm bảo an sinh xã hội ngày càng tốt hơn, đời sống vật chất, tinh
thần đối với nông dân cả nƣớc, trong đó có vùng ĐBSH ngày càng đƣợc cải thiện. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí đang đƣợc tích cực triển khai trên địa bàn vùng ĐBSH, bƣớc đầu đã đạt đƣợc kết quả tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần phải quyết tâm rất cao và phải tập trung khắc phục trong những năm tới:
(1) Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, những yêu cầu, thách thức của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của ngành nông nghiệp nói riêng đang đòi hỏi chúng ta phải có sự quan tâm, tạo bƣớc đột phá trong nông nghiệp trên cơ sở tiếp thu thành tựu KH&CN, kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới vận dụng vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam và KH&CN phải đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này.
(2) Những mô hình CGCN đã đƣợc nông dân đón nhận và áp dụng, cần đƣợc duy trì và khuyến khích đầu tƣ, nhân rộng, từng bƣớc chuyển dịch sang nền nông nghiệp trình độ cao với việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các loại cây trồng cho năng suất và chất lƣợng cao.
(3) Sự đổi mới về chính sách, trong đó có chính sách cho NCKH và CGCN trong nông nghiệp nói chung, lĩnh vực cây trồng nói riêng sẽ là yếu tố quan trọng và cần thiết để đƣa nền nông nghiệp vùng ĐBSH phát triển theo hƣớng sản xuất hiện đại, bền vững, sản phẩm có năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh cao.
CHƢƠNG 3.
GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3.1. Bài học kinh nghiệm của các nƣớc qua chính sách khoa học và công nghệ trong nông nghiệp nghệ trong nông nghiệp
Từ kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy, những ý tƣởng sáng tạo, khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp đều xuất phát từ các chính sách hợp lý và không thể thiếu sự hỗ trợ có hiệu quả các nguồn lực từ nhà nƣớc. Có thể rút ra một số bài học về định hƣớng và giải pháp để tạo nên một nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao nhƣ:
Thứ nhất, phải dựa trên lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp để từ đó xây dựng chiến lƣợc với hệ thống các giải pháp và chính sách, tổ chức, đầu tƣ hợp lý để có thể sử dụng đƣợc lợi thế cạnh tranh và đƣa nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất có hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trƣờng thế giới (Trung Quốc, Thái Lan phát triển lúa gạo, Hà Lan phát triển trồng hoa, Israel phát triển cây ăn quả, Đài Loan phát triển rau, hoa, v.v.)
Thứ hai, giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh thƣờng đƣợc các quốc gia, vùng lãnh thổ tạo nên từ các giải pháp chính sách:
- Bằng việc áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng và an toàn vệ sinh, Hà Lan đã tạo nên khả năng cạnh tranh mạnh của nông sản trên thị trƣờng châu Âu. Israel chiếm lĩnh thị trƣờng hoa quả tƣơi cũng chủ yếu bằng chất lƣợng. Tại các quốc gia này, hệ thống chất lƣợng tiêu chuẩn đã đƣợc áp dụng một cách đồng bộ từ khâu sản xuất đến chế biến và thƣơng mại (tiêu chuẩn về quản lý tài nguyên, vệ sinh an toàn, bảo đảm môi trƣờng, chất lƣợng…).
- Tạo khả năng cạnh tranh cao bằng áp dụng kết quả nghiên cứu . Ngành sản xuất hoa của Hà Lan đƣợc đầu tƣ hệ thống nhà kính và mức độ tự động hóa tƣới tiêu, điều tiết độ ẩm phù hợp với nhu cầu sinh trƣởng của cây trồng. Israen với công nghệ hiện đại tƣới nhỏ giọt trong nhà kính kết hợp với chế độ dinh dƣỡng hợp lý là yếu tố căn bản đem lại năng suất cao và chất lƣợng tốt cho cây trồng. Để có kết quả này các quốc gia và vùng lãnh thổ đều dành chi phí thỏa đáng cho công tác NCKH. Nhờ NCKH Đài Loan từ một vùng đất không có nhiều giống hoa phong lan đã trở thành vùng sản xuất đứng đầu thế giới với các chủng loại hoa phong phú.
- Phát triển công nghiệp chế biến là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, trong đó phải kể đến chính sách quy hoạch các vùng nguyên liệu chuyên canh bảo đảm chất lƣợng gắn với các tổ hợp nhà máy công nghiệp chế biến và các cơ quan NCKH, dịch vụ thƣơng mại. Có thể nói sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến thực sự đã biến các ngành sản xuất nông sản trở thành các ngành công nghiệp hiện đại có khả năng xuất khẩu và có giá trị gia tăng rất cao.
Thứ ba, xây dựng môi trƣờng chính sách vĩ mô thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Trong đó các chính sách về tài chính, thƣơng mại đƣợc đặc biệt chú ý, hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tƣ về nông thôn. Để phát triển một ngành hàng nông sản chủ lực, các nƣớc và vùng lãnh thổ đã áp dụng một hệ thống chính sách đồng bộ và hiệu quả từ chính sách vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế. Tiếp theo là hệ thống chính sách bắt buộc các doanh nghiệp trong nƣớc tập trung đầu tƣ vào công nghiệp chế biến, khuyến khích phát triển thị trƣờng trong nƣớc và thúc đẩy xuất khẩu.
Các chính sách về tài nguyên (đất, nƣớc, lao động, vốn) đƣợc phát triển gắn với các quy định của pháp luật về quyền sở hữu để tạo điều kiện phát triển kinh tế nông hộ, trang trại.
Các chính sách khác nhƣ hỗ trợ tín dụng, khuyến khích áp dụng