Đặc điểm khái quát về Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (nghiên cứu (Trang 32)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Đặc điểm khái quát về Đồng bằng sông Hồng

Vùng ĐBSH có 11 tỉnh, thành phố, bao gồm Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ diện tích tổng cộng khoảng 16.640 km², là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế và xã hội, vùng kinh tế lớn thứ hai của nƣớc ta. ĐBSH có đất đai màu mỡ, có nhiều lợi thế về nông nghiệp, nhiệt độ không khí trung bình của vùng khoảng 22,5-23,5°C/năm, lƣợng mƣa trung bình năm 1400-2000mm/năm.

ĐBSH có mật độ dân cƣ cao, gấp 3,58 lần so với bình quân chung của cả nƣớc (949 ngƣời/km2

). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 5,4% diện tích cả nƣớc9. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp/hộ thấp nhất cả nƣớc (459m2/hộ), nhƣng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm gần 18%, trong đó sản lƣợng lúa chiếm 16,5% của cả nƣớc. Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc.

Thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, vùng ĐBSH đã đƣợc định hƣớng và đầu tƣ khá toàn diện, cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc nâng cấp, về cơ bản phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn từng bƣớc đáp ứng nhu cầu phát triển.

9Theo Tổng cục Thống kê, diện tích đất trồng cây hàng năm của ĐBSH là 689.940 ha, trong đó đất trồng lúa là 619.950 ha.

Giai đoạn 2006 – 2010, bằng các nguồn vốn khác nhau (ODA, ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu Chính phủ), phần lớn hệ thống thủy lợi hiện có trong vùng đã đƣợc cải tạo, nâng cấp, từng bƣớc hiện đại hóa nhƣ hệ thống thủy lợi Bắc Hƣng Hải, Bắc Nam Hà, sông Nhuệ, An Kim Hải, Bắc Đuống; các trạm bơm, hệ thống đê sông, đê biển, hồ chứa nƣớc đƣợc tu bổ, cải tạo nâng cấp và đầu tƣ xây dựng mới; các tuyến đê sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội và ở các địa phƣơng trong vùng đã và đang tiếp tục cứng hóa để đáp ứng nhu cầu cung cấp nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.1: Giá trị sản phẩm trồng trọt thu đƣợc/ha đất trồng trọt của đồng bằng sông Hồng năm 2008 – 2011

Năm Giá trị thu đƣợc (tỷ đồng)

2008 63,50

2009 65,07

2010 77,05

2011 94,25

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Các trung tâm sản xuất giống thủy sản, giống cây trồng, vật nuôi đã đƣợc đầu tƣ về cơ bản và từng bƣớc đƣợc nâng cấp. Các công trình đầu tƣ đã và đang phát huy hiệu quả, tạo nhiều lợi thế cho vùng ĐBSH không chỉ về phát triển nền nông nghiệp truyền thống mà còn là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, CNC và chất lƣợng tốt, đồng thời phục vụ đời sống của dân cƣ trong vùng.

2.1.2. Mạng lưới nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vùng Đồng bằng sông Hồng

ĐBSH là trung tâm lớn về kinh tế, KH&CN, nơi tập trung nhiều trƣờng đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trung tâm, chuyển giao, ứng dụng KH&CN, nơi có nhiều cán bộ KH&CN làm việc. Trong vùng, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 80 trƣờng đại học, cao đẳng, hơn 113 cơ quan, viện nghiên cứu. Theo thống kê, số lƣợng giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học

đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội chiếm khoảng 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nƣớc. Hà Nội tập trung tới 14/17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Từ năm 1993 đến nay đã có gần 400 tổ chức đăng ký hoạt động KH&CN thông qua Sở KH&CN Hà Nội10

.

Ở mỗi tỉnh trong vùng ĐBSH đều có sở KH&CN trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN mà UBND tỉnh, thành phố và Trung ƣơng giao. Các trung tâm ứng dụng KH&CN (thuộc ngành KH&CN), trung tâm khuyến nông (thuộc ngành NN&PTNT) đều hỗ trợ đắc lực cho CGCN và tiến bộ kỹ thuật mới tới nông dân ở các địa bàn trong vùng.

Bên cạnh đó, có một lực lƣợng đông đảo các cơ sở nghiên cứu triển khai của các tổ chức KH&CN đặt tại các địa phƣơng. Riêng khối nông nghiệp của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã có tới 18 viện trực thuộc. Về lĩnh vực thủy lợi, có tới 8 viện, 38 trƣờng, 18 hiệp hội và 19 hội chuyên ngành; về lĩnh vực công nghiệp cũng có tới hàng chục đơn vị về thƣơng mại, hỗ trợ đầu tƣ. Thông qua các tổ chức KH&CN của mình, đội ngũ các nhà khoa học sinh sống ở Hà Nội và các tỉnh đã tham gia vào việc hỗ trợ cho nông dân ĐBSH tiếp cận với KH&CN và tiến bộ kỹ thuật mới.

2.2. Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nổi bật trong trồng trọt vùng Đồng bằng sông Hồng trồng trọt vùng Đồng bằng sông Hồng

2.2.1. Các hình thức chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng bằng sông Hồng

Chuyển giao công nghệ trong trồng trọt ở ĐBSH hiện nay, phổ biến là theo hình thức trực tiếp với các hình thức chủ yếu sau:

- Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, hội thảo đầu bờ: Hình thức này đƣợc dùng khá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều vùng. Ðiểm nổi bật của hình thức này là nông dân phải tự thực hành việc sản xuất theo công nghệ mới bằng kiến thức tiếp thu đƣợc trên lớp và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất của chính mình.

- Hướng dẫn tại chỗ: Hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng cho nơi trình độ tiếp thu của ngƣời dân còn có hạn; hoặc áp dụng ở những dự án đƣa cây trồng, vật nuôi hoàn toàn mới lạ vào sản xuất tại địa phƣơng. Cán bộ KH&CN hƣớng dẫn nông dân sản xuất theo phƣơng pháp mới, khoa học, sau đó bà con sẽ tự làm, áp dụng.

- Chuyển giao trọn gói, trả công theo kết quả thực tế: Hình thức này đƣợc áp dụng cho việc hƣớng dẫn trồng trọt một loại cây mới. Toàn bộ công việc thƣờng đƣợc khoán gọn theo một mức giá thoả thuận.

- Hướng dẫn từng khâu, tạo cho nông dân phương pháp suy nghĩ và cùng tham gia: Hƣớng dẫn từng khâu, từng công đoạn và để cho nông dân học hỏi, cùng tham gia vào quá trình CGCN. Hiện nay nhiều chƣơng trình đã áp dụng phƣơng pháp này và nó đƣợc nâng lên nhƣ những thí dụ điển hình của phƣơng pháp nghiên cứu có sự tham gia của ngƣời dân.

- Sử dụng hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng: Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với cơ quan khoa học xây dựng các chƣơng trình giới thiệu từng phần hoặc đầy đủ các công nghệ trồng trọt, chế biến, bảo quản nông sản. Hình thức này tuy mới hình thành nhƣng thu hút đƣợc sự chú ý của đông đảo nhân dân và bƣớc đầu hứa hẹn nhiều triển vọng tốt.

2.2.2. Kết quả nghiên cứu khoa học nổi bật trong trồng trọt vùng Đồng bằng sông Hồng bằng sông Hồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những kết quả về KH&CN nổi bật trong thời gian gần đây phục vụ cho phát triển nông nghiệp vùng ĐBSH là việc chọn tạo thành công và đƣa vào sản xuất một số giống lúa lai và giống lúa thuần ngắn ngày cho vùng thâm canh; các giống lúa có chất lƣợng cao; các giống cây màu (lạc, đậu tƣơng, khoai tây, khoai lang) phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng và các giống rau (cà chua, dƣa chuột lai) phục vụ cho ăn tƣơi và chế biến xuất khẩu. Rất nhiều giải pháp công nghệ và biện pháp kỹ thuật tiên tiến có hiệu quả cao cũng đã đƣợc giới thiệu và áp dụng vào sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH.

a. Kết quả nghiên cứu về cây lúa

Hiện nay xu thế chung của sản xuất lúa gạo nƣớc ta nói chung và ở ĐBSH nói riêng là chuyển từ giống dài ngày sang dùng giống ngắn ngày, giống chất lƣợng cao với mục tiêu là giảm chi phí lao động, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và hiệu quả kinh tế. Trong những năm qua, trên địa bàn ĐBSH, các tổ chức KH&CN đã chọn tạo và giới thiệu cho sản xuất nhiều giống lúa có tính thích ứng rộng và hiệu quả kinh tế cao, đƣợc nhân dân ở nhiều địa phƣơng áp dụng và nhân rộng. Đó là:

- Giống lúa ngắn ngày, năng suất cao phù hợp với cơ cấu 2 vụ lúa, 01 vụ màu vùng ĐBSH: Có thời gian sinh trƣởng ngắn (từ 100-110 ngày), chất lƣợng gạo ngon, năng suất cao (từ 60-75 tạ/ha), trồng cho cả 2 vụ xuân và mùa, chống chịu sâu bệnh tốt; thích ứng đƣợc với các vùng sinh thái của ĐBSH; có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh cao.

- Về nghiên cứu phát triển lúa lai: Viện Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm đã nghiên cứu và làm chủ đƣợc công nghệ chọn thuần và nhân dòng bố mẹ phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa lai. Các giống lúa lai mới tạo ra trong nƣớc có năng suất tƣơng đƣơng so với các tổ hợp lúa lai của Trung Quốc nhập nội, nhƣng có chất lƣợng gạo cao hơn và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Cùng với công tác về giống thì kỹ thuật gieo trồng cũng đƣợc cải tiến đáng kể. Hiện nay trên một số địa phƣơng nhƣ thành phố Hà Nội và các tỉnh nhƣ Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định đã và đang triển khai mở rộng kỹ thuật lúa gieo thẳng giúp cho thời gian sinh trƣởng của lúa rút xuống từ 7 đến 10 ngày, tạo điều kiện thuận lợi bố trí thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Kỹ thuật này cũng giúp cho nông dân thay đổi tập quán sản xuất, giải phóng sức lao động trong nông thôn, tiết kiệm công lao động nên hiệu quả sản xuất cao.

b. Kết quả nghiên cứu về cây đậu, đỗ

Chủ yếu ở ĐBSH là trồng cây lạc và cây đậu tƣơng có khả năng chống chịu bệnh tốt, thích hợp cho các vùng trồng lạc chủ yếu và vùng trồng lạc thâm canh ở ĐBSH.

Với cây đậu tƣơng, đã chọn tạo đƣợc một số giống đậu tƣơng có thời gian sinh trƣởng ngắn (dƣới 90 ngày) thích hợp cho việc trồng xen canh vụ đông và các giống có thời gian sinh trƣởng trung bình có năng suất đạt 15-30 tạ/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp cho việc luân canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đậu tƣơng là cây trồng chủ lực cung cấp protein, dầu ăn có vai trò quan trọng nhƣ các cây ăn hạt chủ lực nhƣ lúa, ngô... nhu cầu ngày càng tăng để đáp ứng thức ăn cho ngƣời, gia súc và thủy sản. Năm 2007 Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn quy hạt11

.

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng đậu tƣơng qua các năm

Năm

Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2008

Diện tích (1000 ha) 121,1 124,1 203,6 191,0 Năng suất (tạ/ha) 10,03 12,0 14,3 14,7 Sản lƣợng (1000 tấn) 125,5 149,3 290,6 268,6

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008)

Trƣớc thƣ̣c trạng đất sản xuất tại nhiều vùng ĐBSH đã và đang bị khai thác quá mức thì việc nghiên cứu, áp dụng kết quả nghiên cứu về giống, về kỹ thuật canh tác, cùng với các giải pháp từ chính sách của Nhà nƣớc sẽ đƣa cây đậu tƣơng có vị trí vững chắc trong cơ cấu kinh tế, trong luân canh, tăng vụ giữa các cây trồng phù hợp điều kiện sản xuất của ĐBSH, góp phần cải tạo đất bạc màu hiện nay.

c. Kết quả nghiên cứu về cây hoa

Ƣớc tính cả nƣớc có khoảng 13.400 ha hoa, cây cảnh, trong đó các tỉnh miền Bắc (mà tập trung chủ yếu ở ĐBSH) có tới 6.400 ha, miền Nam có 7.000 ha, thu nhập bình quân trồng hoa, cây cảnh ở cả nƣớc là 72 triệu đồng/ha/năm. Những nơi có diện tích hoa tập trung và trồng với quy mô lớn (xã Tây Tựu, huyện Mê Linh) thu nhập trồng hoa từ 230-250 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt có mô hình (quy mô 2-10 ha) thu nhập đạt tới 350 triệu đồng/ha/năm (nhƣ trồng hoa trong nhà lƣới ở Bình Lục, Hà Nam). Những nơi trồng theo kiểu quảng canh, thì thu nhập chỉ đạt 40-60 triệu đồng/ha/năm. Nhƣ vậy, nếu có kỹ thuật canh tác tốt, thu nhập từ trồng hoa có thể cao hơn so với trồng lúa từ 9 - 10 lần, nhiều hộ gia đình có thu nhập cao (từ 60-120 triệu đồng/hộ/năm)12.

Thị trƣờng tiêu thụ hoa - cây cảnh chủ yếu là ở nội địa (chiếm 80% sản lƣợng), còn lại là dành cho xuất khẩu. Các loại hoa chủ yếu là hồng, cúc, lily, địa lan, hồng môn, lay-ơn, đồng tiền, ly, loa kèn....

d. Kết quả nghiên cứu về rau quả

Trong các loại rau ăn quả, một số loại cây có giá trị kinh tế cao nhƣ: Cà chua, dƣa chuột, dƣa hấu, ớt ngọt... đã đƣợc nông dân một số địa phƣơng trồng trong nhà lƣới, còn chủ yếu vẫn là trồng ngoài đồng. Công nghệ đƣợc chuyển giao phổ biến là kỹ thuật ghép trong quy trình nhân giống nhằm bảo đảm cây giống khoẻ mạnh và sạch bệnh.

Các thí nghiệm của Viện Nghiên cứu rau quả đã đƣợc triển khai từ năm 1998 và đã đƣợc ứng dụng rộng rãi ngoài sản xuất ở các tỉnh Nam Định, Hƣng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang... đã cho năng suất cao (giống cà chua ghép năng suất cao hơn không ghép từ 40-50 % thậm chí là 100%, hiệu quả kinh tế tăng 40-50%).

Bảng 2.3: Đánh giá hiệu quả sử dụng cây giống ghép trong sản xuất rau tại Viện Nghiên cứu rau quả

Cây trồng

Giá cây giống ghép

(đ)

Giá cây giống thƣờng (đ) Số lƣợng cây/ha Năng suất cây ghép (tấn/ha) Năng suất cây không ghép (tấn/ha) Dƣa chuột 500 150 30.000 45 25 Dƣa hấu 1.000 400 18.000 28 18 Cà chua 800 200 28.000 40 25

(Nguồn: Viện Nghiên cứu rau quả) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Đánh giá thành tựu chung đạt được

Có thể thấy rằng, trong những năm qua, nhiều dự án về ứng dụng kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp với cơ chế hỗ trợ phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 1995 đến nay, năng suất lúa tăng từ gần 30 tạ/ha lên đến 50 tạ/ha, đƣa Việt Nam thành nƣớc có năng suất cao gấp 1,5 lần Thái Lan và đứng đầu Đông Nam Á. Trong sản xuất các loại cây lƣơng thực, cây rau màu khác đã xây dựng đƣợc quy trình và xác định đƣợc các mẫu cây trồng có chất lƣợng nhƣ các giống ngô, đậu tƣơng, lúa, cà chua, khoai lang, khoai tây, đu đủ… Hoàn thiện đƣợc quy trình sản xuất rau an toàn và áp dụng trên phạm vi rộng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả nghiên cứu đã giúp nông nghiệp có tốc độ tăng trƣởng mạnh trong những năm qua. KH&CN đóng vai trò quan trọng trong khâu lai tạo, nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất, thay thế giống nhập ngoại. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đƣa nƣớc ta vào nhóm các nƣớc xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su. Trong những năm qua, Việt Nam vẫn luôn giữ vị trí thứ 2, năm 2011, 2012 đứng ở vị trí thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo13. Công nghệ nhân giống

13www.VnEconomy.vn, www.sggp.org.vn: Năm 2011 Việt Nam xuất khẩu 7,2 triệu tấn gạo, năm 2012 xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo - 08/4/2013.

đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, tạo ra đƣợc các giống sạch bệnh, tránh ảnh hƣởng điều kiện thời tiết bất lợi, làm tăng năng suất cây trồng, chủ động đƣợc về giống.

Những con số nêu trên cho thấy, KH&CN đã và đang cùng song hành và tiếp sức cho nhà nông trên bƣớc đƣờng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, từng bƣớc làm thay đổi những tập quán sản xuất cũ, lạc hậu; giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất, tăng thu nhập cho ngƣời dân, đã tạo đƣợc những đột phá mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (nghiên cứu (Trang 32)