Tác động đến tƣ tƣởng, hành vi của công chúng

Một phần của tài liệu Báo chí với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Khảo sát báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh và báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, (Trang 76 - 82)

Trong tất cả các cuộc vận động nói chung và cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng, báo chí không chỉ làm nhiệm vụ thông tin cuộc vận động tới người dân, để người dân nắm bắt được nội dung, nhận thức rõ về phong trào mà trên hết, những thông tin được đăng tải phải nhằm mục đích tác động đến nhận thức, thái độ và tư tưởng của những người đọc nó.“Muốn hoạt động báo chí có hiệu quả thì nhất thiết người làm báo phải biết đến công chúng của mình, coi họ như đối tượng phục vụ đặc biệt, đồng thời qua họ để biết những nhu cầu thông tin mà họ cần, từ đó có biện pháp thực sự đáp ứng mối quan tâm của công chúng” [I, 25, tr. 183].

Trong cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hai tờ báo đã làm tốt công tác tuyên truyền của mình. Không chỉ đem thông tin tới cho công chúng, giúp họ biết về cuộc vận động, các tác phẩm liên quan đến cuộc vận động được báo chí đăng tải ít nhiều đã tác động đến thái độ, nhận thức của đại đa số bộ phận người đọc. Rất nhiều bài báo tạo được những ấn tượng tốt, khơi gợi nên tinh thần học tập, làm theo nội dung cuộc vận động trong toàn xã hội. Từ đó, chúng tôi đã tiến hành các cuộc điều tra dư luận xã hội thì nhiều cán bộ, đảng viên khẳng định đây là cuộc vận động trúng và đúng; đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia. Kết quả của cuộc vận động thể hiện ở 4 điểm chính:

Một là, nhận thức của cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên về cuộc vận động được nâng lên rõ rệt. Chúng ta đều biết cuộc vận động có mục đích rất quan trọng, đó là xây dựng nền tảng đạo đức, nền tảng tinh thần của xã hội, trực tiếp là công tác xây dựng Đảng và góp phần làm trong sáng, trong sạch đội ngũ Đảng viên, cán bộ của Đảng. Vì thế, việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên có một vai trò rất lớn.

Hai là, cuộc vận động đã được triển khai sâu rộng trong Đảng và trong xã hội với các hình thức phong phú, sinh động và sáng tạo. Tôi muốn nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa vận động và làm theo. Ở nhiều nơi, cuộc vận động đã được gắn với việc giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong đời sống nhân dân, trong công tác xây dựng Đảng; phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, Đảng viên.

Ba là, cuộc vận động đã gắn kết với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các tổ chức trong toàn Đảng, toàn dân. Chính vì thế, trong năm 2009 đã góp phần hạn chế tốc độ suy giảm kinh tế và chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất ngoạn mục.

Bốn là, cuộc vận động ở các cấp, các ngành đã được gắn kết chặt chẽ trong công tác, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan. Ngành Tòa án lấy lời dạy

của Bác "Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư" làm mục tiêu thi đua của ngành. Ngành Y tế tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác "Lương y như từ mẫu", trong triển khai Cuộc vận động. Các bệnh viện đã tổ chức các "Hộp thư góp ý", "Hội đồng bệnh nhân" để giúp đỡ cho y bác sỹ và nhân viên y tế làm theo lời Bác. Ngành giáo dục lấy cuộc vận động "Hai không" làm nhiệm vụ trung tâm để triển khai Cuộc vận động. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo phong trào "Thanh niên làm theo lời Bác"... ngoài ra còn có các ngành Điện lực, Dầu khí, Bưu chính - Viễn thông... đều lấy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị chủ yếu làm cơ sở để cụ thể hóa các nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động phát hiện các tập thể, cá nhân tiên tiến, gương mẫu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tuyên truyền ở địa phương và cung cấp tư liệu cho các cơ quan báo chí, văn nghệ sỹ làm đề tài sáng tác. Đã có rất nhiều tỉnh, thành phố và ngành, đoàn thể tập hợp được danh sách các tập thể, cá nhân tiên tiến, với 210 đơn vị và cá nhân. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc tổ chức hội thi "Kể chuyện tấm gương thanh niên làm theo lời Bác", "Giờ học tập đạo đức Hồ Chí Minh" trong nhà trường hoặc kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh dưới cờ vào sáng thứ hai hàng tuần. Tỉnh Thái Bình đã tổ chức diễn đàn được truyền hình trực tiếp để nhân dân theo dõi giám sát người đứng đầu các sở, ban, ngành trình bày những việc đã làm theo thời gian qua và hứa những việc sẽ làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trong thời gian tới của sở mình, ngành mình...Các hoạt động "Ngày vì người nghèo", "Xây dựng đời sống văn hóa", "Xóa nhà tranh, tre dột nát"... được triển khai rộng rãi và có nhiều người tham gia. Nghệ An đã vận động các cơ quan sở, ban, ngành của tỉnh giúp đỡ các xóm, bản vùng sâu, vùng núi cao đang gặp nhiều khó khăn... và có kết quả thiết thực. Đài Truyền hình Việt Nam đã cắt giảm 15-20% các chương trình không

quan quản lý hành chính đã tự giác hơn trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Tại Bến Tre, theo kết quả phân tích chất lượng đảng viên năm 2007, số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng 0,89%; đảng viên vi phạm kỷ luật giảm 10,9% so với năm 2006... Không thể kể hết được những tập thể, cá nhân điển hình làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các địa phương, cơ quan, đơn vị. Ví dụ như ở một số phường của Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh đã lập "Sổ tu dưỡng" của cán bộ, đảng viên theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức tọa đàm giữa các nhân chứng lịch sử với các tầng lớp nhân dân về tấm gương đạo đức của Bác; một số cơ sở đoàn đã lập "Sổ nhật ký làm theo lời Bác".v.v..

Để có được những kết quả này, báo chí nói chung và hai tờ báo Điện tử Đảng Cộng sản và Tuổi trẻ nói riêng đã tiến hành chuyển tải thông tin về cuộc vận động một cách nghiêm túc và thu hút được công chúng. Các tác phẩm được đăng tải trên hai tờ báo, bên cạnh yếu tố đa dạng hóa về hình thức và nội dung đều rất chú ý đến tính khách quan, cũng như thể hiện sự gần gũi của nhân vật, sự kiện. Những yếu tố đó sẽ khiến cho công chúng có cảm giác được tự mình chọn lọc thông tin, từ đó giúp họ cảm giác chủ động và thoải mái hơn trong việc tìm ra cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nội dung của tác phẩm. Trên cơ sở đó, công chúng có khả năng hiểu được trọn vẹn giá trị đích thực của tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức của Người, xa hơn là nhận ra giá trị của cuộc vận động. Những điều đó sẽ dẫn đến quá trình thay đổi nhận thức nơi công chúng, từ đó kéo theo việc cải biến hành vi, học tập theo những nội dung của cuộc vận động.

Sự đa dạng về hình thức giúp việc chuyển tải nội dung tốt hơn, mới tạo sự mẻ đối với công chúng, tránh sự nhàm chán dễ xảy ra đối với các phong trào tuyên truyền, vận động nói chung. Sự đa dạng nội dung cũng nhằm phù hợp với các đối tượng khác nhau, đảm bảo rằng mọi đối tượng của cuộc vận động đều có thể hiểu rõ nội dung, tìm thấy giá trị của cuộc vận động, trên cơ sở đó hưởng ứng và làm theo. Bởi vì “…Phần lớn người đọc, nghe, xem ngày nay chỉ quan tâm

đến những tin bài mà họ thấy là có thể làm cuộc sống của họ tốt hơn…” [I, 20, tr. 183].

Một điều đặc biệt là thông qua hai tờ báo, tính liên tục của phong trào được phát huy. Từ những thông tin liên quan đến cuộc vận động được đăng tải, tạo nên sự thay đổi nhận thức và hành vi ở một bộ phận công chúng. Bộ phận công chúng đó sẽ hưởng ứng và làm theo cuộc vận động dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo ra thêm nhiều những gương điển hình mới. Đến lúc này, báo chí lại tiếp tục đăng tải những thông tin về những điển hình mới, làm cho phong trào được nhân rộng hơn, thể hiện sự đúng đắn và hợp lý của các giá trị của cuộc vận động. Quá trình này diễn ra liên tục và biện chứng.

Như đã nói ở trên, việc thay đổi nhận thức của người dân là không hề đơn giản, đòi hỏi rất nhiều thời gian và phải có phương pháp. Nhờ có báo chí nói chung và hai tờ báo Điện tử Đảng Cộng sản và báo Tuổi trẻ nói riêng, cuộc vận động được thực hiện một cách tự nhiên nhất, thông qua những nội dung cụ thể liên quan đến mọi mặt của cuộc sống. Khi tiếp xúc với báo chí hằng ngày, công chúng dù muốn dù không cũng bị thu hút bởi những thông tin từ cuộc vận động được đăng tải. Họ sẽ dần dần tiếp thu các giá trị nội dung của cuộc vận động mà không có cảm giác bị ép buộc, dẫn tới việc thay đổi nhận thức một cách từ từ và chắc chắn. Đây là điều tạo nên sức mạnh cho công tác tuyên truyền thông qua báo chí, mà các kênh tuyên truyền khác khó đạt được. Báo điện tử Đảng Cộng sản và báo Tuổi trẻ đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, với mục tiêu thay đổi nhận thức, hướng tới hành vi tốt hơn của một bộ phận không nhỏ độc giả của mình đối với cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Bên cạnh những thành công đã đạt được ở trên, trong giai đoạn 2007 - 2009, hệ thống báo chí nói chung, báo Điện tử Đảng Cộng sản và Tuổi trẻ nói riêng vẫn còn một số thiếu sót trong việc thể hiện vai trò của mình đối với cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những thiếu sót này về cơ bản tuy không quá ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn phong trào, tuy nhiên cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức tác động của cuộc vận động.

Hạn chế đầu tiên mà hai tờ báo mắc phải, chính là mức độ quan tâm đến công tác tuyên truyền cuộc vận động. Biểu hiện rõ nhất là cuộc vận động diễn ra 3 năm, tuy nhiên các tờ báo chỉ tập trung, đầu tư thời gian, diện tích trang báo, những vấn đề liên quan tới cuộc vận động trong năm 2007 và 2009. Năm 2008, thông tin về cuộc vận động chưa được các cơ quan báo chí chú ý đúng mức, chỉ đăng tải một số ít, ảnh hưởng ít nhiều tới khả năng duy trì và ảnh hưởng của cuộc vận động.

Hạn chế thứ hai, ngay trong năm 2009 việc duy trì mức độ thông tin trong quá trình hình thành chuyên trang, chuyên mục của các hai báo vẫn có sự hạn chế. Việc tin bài phân bố không đồng đều có thể khiến người đọc quên mất cuộc vận động do thiếu thông tin, ảnh hưởng lớn đến phong trào chung.

Hạn chế thứ ba là cách tổ chức nội dung và hình thức tin bài liên quan đến cuộc vận động. Nội dung tin bài nhiều lúc quá rườm rà, dài dòng, không thu hút được sự chú ý của độc giả. Hầu hết các bài viết đều sử dụng hình ảnh khá nhỏ, còn lại chủ yếu là chữ. Điều này diễn ra thường xuyên khiến công chúng dễ chán, bởi bài viết nhiều khi dài dòng, khiến người đọc mất hứng thú. Bên cạnh đó, các bài viết nhiều khi chưa được đầu tư kỹ càng mà chỉ nhằm phục vụ mục đích “thông tin cho có”, chính vì vậy không tạo được sức hấp dẫn nơi công chúng.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ KINH NGHIỆM, KIẾN NGHỊ VỚI BÁO CHÍ TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƢƠNG ĐẠO ĐỨC

HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Báo chí với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Khảo sát báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh và báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, (Trang 76 - 82)