Việc bảo vệ phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân. Mỗi công dân phải tích cực đề phòng để cháy không xảy ra. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để khi cần chữa cháy kịp thời và hiệu quả.
Phải thận trọng trong việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ cháy nổ, chất độc hại, phóng xạ. Triệt để tuân theo các quy định về phòng cháy chữa cháy.
Cấm câu mắc, sử dụng điện tùy tiện, sau giờ làm việc phải kiểm tra lại các thiết bị tiêu thụ điện. Chú ý đèn, quạt, bếp điện trước lúc ra về.
Không để hàng hóa, vật tư áp sát vào hông đèn, dây điện. Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về kỹ thuật an toàn trong sử dụng điện.
Vật tư, hàng hóa phải xếp gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, bảo vệ và cứu nguy khi cần thiết. Không dùng khóa mở nắp phuy xăng và các dung môi dễ cháy bằng sắt thép.
Khi giao nhận hàng, xe không được nổ máy trong kho hoặc nơi chứa nhiều chất dễ cháy, khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài.
Trên các lối đi lại, nhất là các lối thoát hiểm không để các vật chướng ngại.
Đơn vị và cá nhân có thành tích phòng cháy chữa cháy sẽ được khen thưởng. Người vi phạm những quy định trên thì tùy mức độ nặng nhẹ mà xử lý từ kỷ luật hành chính đến truy tố theo pháp luật hiện hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thế Đạt, Vũ Khắc Nhượng. Kỹ thuật gieo trồng, chế biến chè và cà phê. NXB Nông Nghiệp (2004).
2. Chu Thanh Vân. Phát hiện mới về công dụng của chè. Tạp chí đồ uống Việt Nam (2003).
3. Đỗ Ngọc Quỹ. Cây chè Việt Nam: Sản xuất- chế biến- tiêu thụ. NXB Nghệ An (2003). 4. Đỗ Thị Ngọc Khánh, Huỳnh Phan Tùng. Kỹ thuật An Toàn Vệ Sinh Lao Động. NXB Đại học Quốc gia TP HCM (2003).
5. Đỗ Văn Thắng, Trương Ngọc Tuấn, Nguyễn Công Hân. Tính Nhiệt Lò hơi Công Nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ Thuật (2008).
6. Nguyễn Mạnh Hùng. Cây chè miền Nam: Kỹ thuật trồng- chăm sóc- chế biến. NXB Nông Nghiệp (2001).
7. Nguyễn Hữu Khải. Cây chè Việt Nam: Năn lực cạnh tranh và phát triển. NXB Lao Động- Xã Hội (2005).
8. Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm. Thiết kế cấp điện. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội (2002).
9. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Tặng. Công nghệ sản xuất chè, cà phê và ca cao. NXB Lao Động (2010).
10. Lê Văn Việt Mẫn, Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Trà. Công nghệ chế biến thực phẩm. NXB Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh (2011).
11. TCVN 9740-2013. Chè xanh- Định nghĩa và các yêu cầu cơ bản. Hà Nội (2013). 12. TCVN 1455-1993. Chè xanh. Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường (1993). 13. Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên. Sổ tay Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa chất, Tập 1,2. NXB Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội (2013).
14. Takehiko Y., Lekh R.J., Djoing C.C., Mujo K. Chemistry and Applications of Green Tea. CRC Press, Boca Raton, New York, 1997.
15. Lekh R.J., Mahendra P.K., Tsutomu O., Theertham P.R. Green Tea Polyphenols Nutraceuticals of Modern Life. CRC Press, Boca Raton, London New York, 2013.