THỜI GIAN TỚ
3.2.4. Điều chỉnh giảm giá kịp thời linh hoạt.
Ngày này, sự cạnh tranh giữa các nhà thầu chuyển sang cạnh tranh về giá là chủ yếu vì khi đã quyết định tham gia dự thầu các nhà thầu đều có khả năng đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật. Cuộc cạnh tranh này có cường độ ngày càng mạnh, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để có thể trúng thầu Công ty phải xây dựng được mức giá có tính cạnh tranh cao. Ngoài ra, khi các đối thủ cạnh tranh là những đối thủ mạnh hơn, hoặc ngang bằng, mức giá của các nhà thầu đưa ra thường xấp xỉ nhau, khả năng thắng thầu và trượt thầu rất gần nhau, cho nên công ty cần đưa ra chính sách giảm giá dự thầu đối với những công trình mà khả năng thắng thầu chưa chắc chắn. Việc giảm giá dự thầu sẽ nâng cao tính cạnh tranh của giá dự thầu của Công ty, nâng cao khả năng thắng thầu. Tuy nhiên, việc giảm giá dự thầu cần phải thực hiện một cách khoa học, có căn cứ cụ thể, dựa trên những phán đoán chủ quan kết hợp với việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài và khả năng của doanh nghiệp.
3.2.4.1. Nội dung của biện pháp:
Sau khi lập xong giá dự thầu, căn cứ vào tình hình thực hiện công việc cụ thể của doanh nghiệp tại thời điểm lập hồ sơ và dự phòng cho thời gian tới, căn cứ tương quan giữa các nhà thầu cùng tham gia dự thầu, căn cứ vào khả năng có thể giảm các khoản chi phí không cần thiết, hoặc tiết kiệm được chi phí như về nhân công, nguyên liệu, chi phí máy thi công (do máy móc thi công đã khấu hao hết)… để đưa ra phương án giảm giá dự thầu nếu cần thiết. Cụ thể:
- Giảm chi phí nguyên vật liệu, do tìm được các nguồn cung ứng trên thị trường với giá thấp hơn giá theo báo giá của địa phương nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư.
- Hạn chế hao hụt, tránh thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình thi công bằng cách nâng cao độ chính xác của liều pha chế, tận dụng phế liệu, sử dụng phương pháp thi công tiên tiến và trình tự thi công hợp lý nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu (mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình) để giảm giá dự thầu.
- Bộ phận lập giá cần xem xét lại sơ đồ tổ chức thi công đã hợp lý chưa, nếu chưa hợp lý cần điều chỉnh để giảm tối đa chi phí nhân công, nên sử dụng đan xen thợ bậc thấp với thợ bậc cao để giảm chi phí nhân công lại nâng cao được tay nghề
- Xem sơ đồ điều phối đất (đào-đắp) đã hợp lý chưa, nếu việc bố trí sơ đồ này càng hợp lý thì sẽ càng tận dụng được khối lượng đất đào ra để đắp vào những chỗ khác, giảm khối lượng mua đất từ nơi khác, giảm chi phí vận chuyển đất.
3.2.4.2. Điều kiện thực hiện biện pháp:
Để đưa ra được mức giảm giá dự thầu cụ thể, chính xác nâng cao tính cạnh tranh của giá dự thầu mà không gây thiệt hại cho công ty thì cán bộ lập giá dự thầu cần chú ý:
- Phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng, năng lực đối thủ cạnh tranh cùng với sự chỉ đạo của Giám đốc công ty để xem xét việc ra quyết định giảm giá dự thầu là cần thiết hay không.
- Tham khảo các mỏ vật liệu ở địa phương nơi có công trình xây dựng, xác định trữ lượng, chất lượng, giá cả.
- Phải tổ chức điều tra, khảo sát hiện trường kỹ lưỡng, tổ chức đi thăm tuyến để có thể tính toán chính xác cự ly vận chuyển làm cơ sở để giảm chi phí vật liệu và chi phí nhân công.
- Ra soát lại nguồn nhân lực, thiết bị máy móc có đảm bảo được không, nếu cần thuê nhân công, máy móc thì phải thuê ở đâu để có thể giảm chi phí nhân công, máy móc nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình
- Cán bộ lập giá phải là người nắm rõ, hiểu được trình tự các bước tổ chức thi công.
3.2.4.3. Hiệu quả mang lại:
Việc thực hiện giảm giá kịp thời, và có căn cứ cụ thể, xác đáng là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định khả năng thắng thầu của công ty đối với những công trình mà các đối thủ cạnh tranh đều mạnh và công trình là quan trọng đối với công ty.