Định hướng cải thiện hoạt tính của xúc tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g c3n4 làm xúc tác cho quá trình khử Cr(VI) trong môi trường nước (Trang 46)

Xúc tác quang g-C3N4 có rất nhiều điểm nổi bật so với xúc tác khác, như đã kể ở trên, nó rất ổn định về tính chất hóa học, ổn định nhiêt, không hề độc hại, lại rất dồi dào phong phú trong môi trường, dễ tổng hợp. Nó lại là một xúc tác phi kim loại, có vùng dẫn -1.3 và hoạt động quang ở vùng ánh sáng nhìn thấy.carbon nitride đều thể hiện được tính oxi hóa và tính khử, đặc biệt tính khử rất tốt. Do đó xúc tác g-C3N4 đã được lựa chọn trong ứng dụng xử lý CrVI trong môi trường nước.

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm thì g-C3N4 còn có một số nhược điểm như diện tích bề mặt riêng bé, diện tích bề mặt trng không hoạt động lớn, miền ánh sáng hoạt động quang còn hẹp, khả năng tái tổ hợp electron và lỗ trống quang sinh cao.

Vậy nên, trong đồ án này, vật liệu composite C/g-C3N4 đã được tổng hợp thông qua phương pháp nhiệt phân từ khối g-C3N4 để tăng hoạt tính quang ở miền ánh sáng nhìn thấy và giảm sự tái tổ hợp của electron và lỗ trống quang sinh cũng như tăng diện tích bề mặt riêng cho xúc tác. Xúc tác sau tổng hợp được ứng dụng để xử lý CR(VI) trong môi trường nước. Acid citric được sử dụng như chất thu gom lỗ trống quang sinh với mục tiêu tăng hiệu suất của phản ứng quang hóa, các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình khử CrVI như pH, khối lượng xúc tác, tỷ lệ chất thu gom lỗ trống, … được nghiên cứu xác định.

Các phép phân tích như TEM, EDS, XRD, BET, hấp thụ UV-VIS được sử dụng để nghiên cứu đặc trưng của xúc tác và ảnh hưởng của chúng đến quá trình quang hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g c3n4 làm xúc tác cho quá trình khử Cr(VI) trong môi trường nước (Trang 46)