Dư nợ cho vay làng nghề tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Quang

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay làng nghề tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Quang Trung (Trang 41 - 52)

B. NỘI DUNG

2.2.3. Dư nợ cho vay làng nghề tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Quang

chi nhánh Quang Trung.

Trong những năm qua, nguồn vốn vay từ ngân hàng đã góp phần tháo gỡ những khó khăn về vốn của làng nghề. Các làng nghề vay vốn tại chi nhánh đều gần trụ sở của chi nhánh, chỉ trong vòng bán kính 10km rất thuận lợi cho quá trình và trả nợ của khách hàng. Trong 3 năm trở lại đây, các khoản vay của làng nghề đang có xu hướng giảm về tỷ trọng trên tổng dư nợ của cả chi nhánh. Điều này được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.6 : Dư nợ làng nghề năm 2008-2010

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dư nợ làng nghề 121,701 104,027 158,496

Dư nợ cho vay 306,889 507,458 1,013,363

Tỷ lệ 39.66% 20.50% 15.64%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng làng nghề)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ làng nghề giảm vào năm 2009 và sau đó tăng vào năm 2010. Tuy nhiên, tỷ trọng trong tổng dư nợ chung thì lại giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2008 là 121,701triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 39.66%, năm 2009 dư nợ là 104,027 triệu với tỷ lệ là 20.5% và năm 2010 dư nợ tăng lên là 158.496 triệu đồng trong khi đó tỷ trọng trong tổng dư nợ giảm xuống chỉ còn 15.64%. Từ phân tích trên ta thấy, trong các năm vừa qua dư nợ và mức tăng trưởng cho vay của chi nhánh tăng rất nhanh song dư nợ làng nghề tăng thấp hơn rất nhiều,

chính điều này khiến cho tỷ lệ dư nợ làng nghề giảm dần qua các năm. Trong tổng dư nợ của làng nghề các khoản vay của làng nghề La Phù chiếm tỷ trọng lớn (đều chiếm trên 80% trên tổng dư nợ), làng Dương Nội và Vạn Điểm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Một bất cấp lớn để cho làng nghề Vạn Điểm tiếp cận vốn ngân hàng là không có TSĐB. Tại các làng nghề, chi nhánh thường cấp tín dụng có tài sản thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất. Nhưng tại làng nghề Vạn Điểm có đến trên 70% hộ dân đây không có sổ đỏ. Đây cũng là một vấn đề bất cập trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Vì thế chi nhánh cần có sự linh hoạt trong các hình thức TSĐB

Dư nợ theo thời gian

Bảng 2.7: Dư nợ làng nghề phân theo thời gian

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Ngắn hạn 106,882 87.82% 89,107 85.66% 155,214 97.93% Trung và dài hạn 14,819 12.18% 14,920 14.34% 3,282 2.07%

Tổng 121,701 100% 104,027 100% 158,496 100%

(Nguồn:Báo cáo tín dụng làng nghề)

Dư nợ tại ngân hàng chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho làng nghề, các món vay trung và dài hạn là rất ít chiếm tỷ khả nhỏ trong tổng dư nợ của làng nghề. Năm 2008 tỷ trọng ngắn hạn là 87.82%, năm 2009 là 85.66% và năm 2010 đã tăng lên khá cao 97.93%. Các khoản vay trung và dài hạn chi nhánh chỉ áp thực hiện đối với làng nghề Là Phù còn đối với làng Vạn Điểm và Dương Nội chỉ có các khoản vay ngắn hạn. Nguyên nhân này là do các làng nghề này chưa chú trọng trong việc đổi mới công nghệ, máy móc những mặt hàng thủ công vẫn là chính.

Biểu đồ 2.3: Biểu diễn dư nợ làng nghề theo thời gian

Để đánh giá chất lượng của các khoản vay của khách hàng, các nhà quản trị ngân hàng có thể dựa vào rất nhiều yếu tố. Trong đó các yếu tố đó, không thể không nhắc đến tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc phản ánh chất lượng cho vay. Nếu chi nhánh có nhiều nợ quá hạn sẽ kéo theo nhiều khoản chi phí xử lý lớn trong tương lai và làm giảm thu nhập hiện tại của ngân hàng, do khoản vay không mang lại thu nhập cho ngân hàng hoặc có thu nhập thì cũng không đáng kể.

Trong những năm vừa qua do luôn lỗ lực trong việc quản lý các khoản cho vay nói chung và các khoản cho vay tại làng nghề nói riêng, tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng làng nghề là khá thấp so với tỷ lệ nợ quá hạn của toàn chi nhánh. Điều này được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.8: Phân loại cho vay làng nghề theo nhóm

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ đủ tiêu chuẩn 96704 95920 158496

Nợ quá hạn 400 8107 0

Tổng dư nợ 97104 104027 158496

Tỷ lệ 0.41% 7.79% 0.00%

(Nguồn báo cáo tín dụng làng nghề)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn qua 3 năm trên là khá biến động. Trong năm 2008, tuy tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng dư nợ quá hạn của làng nghề cũng rất nhỏ chỉ là 400 tr đồng chỉ chiếm 0.41% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy chất lượng đối với làng nghề trong năm năm 2008 là khá tốt. Tỷ lệ này tăng khá cao vào năm 2010 khi lên tới 7.79% tổng dư nợ. Tuy tỷ lệ dư nợ quá hạn trong năm 2009 là khá cao song các món nợ này chủ yếu nằm trong nhóm 2 và nhóm 3, không có nợ nằm trong nhóm 4, 5. Vì thế không có những món nợ không thu hồi được gốc. Nguyên nhân của những món nợ này là các mặt hàng sản xuất tại La Phù do không đáp ứng được nhu cầu thì trường dẫn đến không tiêu thụ được sản phẩm, không thu được lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng. Sang năm 2010, có sự thẩm định đánh giá sát sao của các cán bộ cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn của đối tượng khách hàng này không còn nữa. Trong tổng dư nợ đối với làng nghề đều thuộc nợ đủ tiêu chuẩn. Và trong năm 2010 tổng dư nợ của khách hàng là làng nghề tăng lên đáng kể.

Tỷ lệ tài sản đảm bảo.

Bảng 2.9: Cơ cấu tài sản đảm bảo

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

% Dư nợ có TSĐB 94% 88% 75%

% Nợ không có TSĐB 7% 12% 25%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng làng nghề)

Trong những năm qua, chi nhánh đang lỗ lực trong việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức đảm bảo tiền vay và thực hiện không có tài sản đảm bảo đối với những khách hàng có uy tín. Tỷ lệ tài sản đảm bảo càng cao điều đó càng cho thấy rằng rủi ro của các khoản vay càng cao. Tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo của làng nghề tại chi nhánh tăng cao qua các năm. Cụ thể, trong năm 2009 tỷ lệ này là 11.6% tăng 1.8 lần so với năm 2008 và tăng lên là 25% trong năm 2010. Điều này cho thấy uy tín vay vốn của khách hàng vay vốn tại làng nghề ngày càng được cải thiện, cũng như chất lượng tại đây ngày càng tốt hơn. Tài sản đảm bảo của khách hàng làng nghề vay vốn tại ngân hàng chủ yếu là quyền sử dụng đất. Các tài sản khác như: thiết bị máy móc, mặt hàng sản xuất hầu như không được ngân hàng chấp

nhận. Trong khi giá đất ở đây bị đánh giá thấp hơn rất nhiều so với giá đất của thị trường. Chính điều này đã gây ra những khó khăn lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng của các doanh nghiệp.

Thu nhập từ hoạt động cho vay làng nghề.

Bảng 2.10: Thu nhập từ cho vay làng nghề qua các năm

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Thu nhập từ cho vay làng nghề 21,676 11,031 17,462

Thu nhập chung 54,190 51,788 103,325

Tỷ lệ 40.0% 21.3% 16.9%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng làng nghề)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập từ hoạt làng nghề chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập từ cho vay của chi nhánh. Và tỉ trọng này giảm dần qua các năm. Điều này là do tỷ trọng dư nợ làng nghề qua các năm cũng giảm dần vì vậy kéo theo thu nhập từ hoạt động này cũng giảm theo tỷ lệ dự nợ.

2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay làng nghề tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Quang Trung.

2.3.1. Những kết quả đạt được.

Làng nghề đang từng bước mở rộng qua các năm. Doanh số cho vay và doanh số dư nợ của năm sau cao hơn năm trước. Doanh số cho vay làng nghề chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay chung của toàn chi nhánh. Hình thức cho vay hạn mức được chi nhánh áp dụng khá phổ biến đối với cách khách hàng có uy tín tốt, sản xuất ổn định. Điều này có lợi cho cả khách hàng về thời gian cũng như chi phí lập hồ sơ. Tỷ lệ nợ quá hạn của làng nghề là khá thấp. Điều này cho thấy chất lượng cho vay của đối tượng này là khá tốt. Đây là tín hiệu đáng mừng, hứa hẹn hướng kinh doanh của chi nhánh mở rộng cho vay làng nghề.

Chi nhánh đã tạo được mối quan hệ khá tốt với các khách hàng làng nghề. Khách hàng và nhân viên rất thân thiết nhau, tạo điều kiện hiểu nhau hơn. Những khách hàng mới của chi nhánh hầu như là được giới thiệu từ khách hàng cũ vì họ thấy hài lòng với cách phục vụ của nhân viên ngân hàng.

Như ta đã biết, lãi suất áp dụng đối với khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh thường cao hơn lãi suất đối với các doanh nghiệp lớn khi xét trên cùng một doanh số, thời hạn vay. Vì thế khi cho khách hàng tại các làng nghề vay vốn thì

ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn

Ngân hàng đã đạt được những kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sát sao, quản lý rủi ro cho vay tốt của ban lãnh đạo của chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng tuân thủ các quyết định quy trình , lựa chọn những cơ sở sản xuất tốt để cấp vốn.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 2.3.2.1. Những hạn chế.

Tuy chi nhánh đã đạt được những thành quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng cho vay làng nghề, nhưng bên cạnh đó thì trong chi nhánh vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế sau:

+Tốc độ tăng trưởng của làng nghề qua các năm đang có xu hướng giảm dần, và vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho làng nghề. Ngân hàng hầu như chỉ tập trung ngắn hạn, tỷ lệ vay trung và dài hạn còn rất ít. Ngân hàng vẫn chưa đa dạng hóa các hình thức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

+ Cơ cấu cho vay vẫn chưa được cân đối, chi nhánh chỉ tập trung vào đối tượng là các hộ sản xuất kinh doanh còn cơ sở sản xuất còn chiếm tỷ trọng nhỏ.

+Bên cạnh đó, đây là khu vực tập trung khá nhiều làng nghề song ngân hàng vẫn chỉ tập trung cho vay tại các làng nghề nhất định như La Phù, Dương Nội, Vạn Điểm, vốn cho vay ở một số địa bàn còn rất hạn chế. Nhiều làng nghề ngân hàng còn chưa tiếp cận được. Đây chính là mặt hạn chế rất lớn của ngân hàng.

+ Trong những năm qua, ngân hàng đã đẩy mạnh việc tăng trưởng cho vay song chi nhánh vẫn chưa thực sự chú trọng trong việc tăng dư nợ làng nghề khiến cho mức tăng trưởng càng ngày càng giảm xuống.

+ Số làng nghề vay tại chi nhánh ngày càng giảm. Trong những năm gần đây ngân hàng chỉ tập trung vào làng nghề La Phù. Số lượng tại làng Dương Nội và Vạn Điểm tới năm 2010 là không có nữa

2.3.1.2. Nguyên nhân

Những hạn chế trên đã xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách nhau, nhưng nhìn chung những hạn chế đó được xuất phát từ ba phía sau:

Từ phía ngân hàng.

Hình thức cho vay của làng nghề còn khá đơn điệu, ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, chưa áp dụng hình thức thuê mua đối với các loại hoạt động làng nghề. Để nâng cao chất lượng sản phẩm năng suất lao động tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bền vững thì nguồn vốn trung và dài hạn là hết sức quan trọng. Nhận thức được vấn đề này, ngân hàng cần phải có nhiều hình thức linh hoạt đối

với từng ngành nghề sản xuất, đồng thời cần có những biện pháp huy động vốn trung và dài hạn nhằm mở rộng nguồn cho vay này.

Loại hình cho vay vẫn chưa được áp dụng đa dạng. Tại chi nhánh chỉ thực hiện hình thức cho vay từng lần và theo hạn mức là chủ yếu đối với khách hàng làng nghề. Trả góp và luôn chuyển vẫn chưa được chi nhánh áp dụng. Điều này khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong quá trình vay vốn.

Hoạt động marketing của ngân hàng chưa được chú trọng. Chi nhánh vẫn chưa trực tiếp xuống các làng nghề giới thiệu về các dịch vụ về chi nhánh của mình nhằm giới thiệu các sản phẩm của chi nhánh. Khách hàng tại chi nhánh chủ yếu là do họ tự tìm đến hoặc khách hàng mới được khách hàng cũ giới thiệu tới chi nhánh.

Do mạng lưới chi nhánh còn chưa nhiều nên hoạt động của ngân hàng cũng chỉ tập trung ở một số làng nghề lân cận chi nhánh Chi nhánh có 3 quỹ tiết kiệm đều nằm trên đường Trần Phú thuộc địa bàn quận Hà Đông. Chính vì điều này, kiến cho việc đi lại vay vốn của khách hàng gặp khó khăn

Nguồn vốn cung cấp cho làng nghề xuất phát từ nguồn vốn huy động từ khách hàng, ngân hàng phải trả lãi khá cao cho người gửi tiền nên lãi suất cho vay còn cao. Điều này đã làm kém hấp dẫn đối với những nhà sản xuất kinh doanh. Gần đây lãi suất huy động tiền gửi là khá cao ( đầu năm 2011 lên tới 14%/năm). Các ngân hàng thương mại ngày càng đẩy lãi suất huy động lên cao nhằm thu hút được nhiều tiền gửi hơn. Do lãi suất tăng điều đó đã dẫn đến tỷ dư nợ làng nghề trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm xuống.

Quy trình cho vay còn khá rườm ra, bộ hồ sơ vay vốn còn quá nhiều giấy tờ, phải kí nhiều, qua nhiều cơ quan, tổ chức xác nhận hồ sơ làm cho tổ chức muốn đi vay mất khá nhiều thời gian. Điều này làm tăng chi phí giao dịch và chưa phù hợp với khách hàng sản xuất kinh doanh làng nghề, tạo tâm lý ngại vay vốn ngân hàng. Một nguyên nhân khác là do hành lang pháp lý chưa nghiêm, văn bản chưa có tính pháp lý cao, nhiều khi còn chồng chéo gây khó khăn cho cho người áp dụng vì thế về phía ngân hàng thường tâm lý dử dụng càng nhiều hồ sơ đối với khách hàng thì càng yên tâm, nhất là khi phát sinh nợ quá hạn và nợ khó đòi mà khách hàng chưa hoặc không trả được.

Về tổ chức, con người và phương tiện phục vụ của ngân hàng trong những năm gần đây đã được nâng cao chất lượng, quy mô hoạt động cũng được mở rộng đáng kể song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu làng nghề. Mặt khác ngân hàng vẫn chưa chủ động tìm kiếm khách hàng từ làng nghề, công tác Marketing chưa được

chú trọng, dịch vụ tư vấn chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều của các làng nghề.

Mức và thời hạn cho vay chưa thật hợp lý. Việc xác định mức và thời hạn là rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhiều dự án có hiệu quả kinh tế cao nhưng giá trị tài sản thế chấp còn thấp nên ngân hàng chỉ ít nên không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hiện nay ngân hàng chỉ chủ yếu ngắn hạn, chưa tương xứng với chu kì sản xuất kinh doanh của làng nghề, dẫn đến tình trạng phải gia hạn nợ hoặc khách hàng phải vay nóng ở nơi khác với lãi suất cao để trả nợ cho ngân hàng khi chưa đến khì thu hồi vốn sản xuất kinh doanh.

Từ phía làng nghề

Người dân làng nghề ít có khát vọng đầu tư. Họ chưa chú trọng đổi mới công nghệ, máy móc hiện đại. Sản xuất tại các làng nghề chủ yếu là lao động thủ công, máy móc còn thô sơ, lạc hậu. Vì thế chưa có sự chuyên môn hóa trong sản xuất. Sản

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay làng nghề tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Quang Trung (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w