Các làng nghề có quan hệ cho vay với chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay làng nghề tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Quang Trung (Trang 38 - 39)

B. NỘI DUNG

2.2.1. Các làng nghề có quan hệ cho vay với chi nhánh

Hà Tây cũ là một tỉnh có điều kiện thuận lợi cả về điều kiện tự nhiên cũng như vị thế kinh tế. Vì vậy, đây là một khu vực có tiền năng về du lịch, nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống nhất trong cả nước như Dệt lụa Vạn Phúc, len Tiền Phong, tre đan Ninh Sở, khảm trai Chuyên Mỹ… Theo thống kê của sở công nghiệp Hà Tây thì toàn khu vực này có 1680 làng, trong đó có 1247 làng nghề sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, chiếm 74% tổng số làng trong tỉnh. Vốn sản xuất tại các làng nghề được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn tự có và vốn vay. Trong đó nguồn vốn tự có là chủ yếu, chiếm 80% vốn sản xuất. Trong những năm gần đây, nguồn vốn vay từ ngân hàng chiếm tỷ trong cao trong tổng vốn vay của làng nghề. Do ngân hàng công thương chi nhánh Quang Trung có vị trí là nằm gần khu vực các làng nghề và ngân hàng cũng có những chính sách phù hợp đối với đối tượng khách hàng này nên lượng vốn cấp cho các làng nghề chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Trong đó, có 3 làng nghề của khu vực này tập trung vay vốn tại Chi nhánh là làng La Phù, Dương Nội, Vạn Điểm.

La Phù là xã làng nghề có giá trị sản xuất lớn của thành phố Hà Nội với nghề dệt may, sản xuất bao bì và làm bánh kẹo nổi tiếng. Có nhiều mặt hàng như dệt len, khăn mũ áo, găng tay, bít tất,… cùng các sản phẩm bánh kẹo socola cao cấp đã được xuất khẩu sang châu Âu và châu Phi. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, nhiều công ty, cơ sở ở La Phù đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng đổi mới công nghệ sản xuất bánh kẹo cao cấp, socola và dây chuyền sản xuất nước giải khát. Đây là thế mạnh để đẩy sản phẩm của làng nghề có sức cạnh tranh cao với thị trường. Hiện nay, với hơn 95% số hộ tham gia làng nghề và kinh doanh dịch vụ, toàn xã La Phù có 110 công ty, trong đó có 85 công ty sản xuất mặt hàng chủ lực là bánh kẹo và dệt len. Việc đầu tư trang thiết bị công nghệ là mục tiêu số 1 mà các hộ sản xuất ở đây quan tâm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Trong những năm qua, tổng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp

850 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho trang thiết bị công nghệ 300 tỷ đồng, vốn đầu tư xây dựng xưởng sản xuất 160 tỷ đồng. Từ đó, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thì nguồn vốn vay từ ngân hàng là nguồn vốn hết sức quan trọng. Theo thống kê, làng La Phù là làng nghề có tỷ trọng vốn vay cao nhất tại chi nhánh. Đây là đối tượng khách hàng khá thân thiết với ngân hàng.

Làng Vạn Điểm được biết đến với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng. Nhắc đến nghề mộc ở Vạn Điểm không thể không nhắc đến một trong những người mở xưởng đầu tiên tại làng, đó là ông Nguyễn Văn Thọ, chủ doanh nghiệp tư nhân Đức Tín. Xuất phát từ nghề buôn bán đồ cổ sửa chữa đồ cũ, ông đã đưa nghề mộc về làng Vạn Điểm để trở thành một làng nghề. Hiện nay, toàn xã có tới 90% hộ gia đình tham gia vào làng nghề, trong đó có 359 hộ gia đình là chủ cơ sở sản xuất. Số công nhân tham gia vào làng nghề là trên 1500 người. Làng Vạn Điểm có qua hê cho vay với chi nhánh từ rất sớm, nguồn vốn vay tại chi nhánh chỉ là nguồn vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Trong những năm gần đây, số lượng mà làng nghề vay Vạn Điểm vay vốn tại ngân hàng ngày càng giảm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay làng nghề tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Quang Trung (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w