Ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sức khỏe

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người Việt Nam hiện nay (Trang 98 - 110)

Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người tiến hành hoạt động sản xuất vật chất nhưng trong quá trình đó con người tạo ra môi trường riêng biệt cho bản thân mình, đó là môi trường chính trị - xã hội. Xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất - hình thái vận động lấy mối quan hệ của con người với con người làm nền tảng, thông qua các mối quan hệ xã hội làm xuất hiện một tập hợp các yếu tố tác động lên sức khỏe con người. Môi trường xã hội bao gồm vô hạn các yếu tố, tuỳ theo phương thức tiếp cận của từng chủ thể nghiên cứu và khái quát. Phần này, luận án chỉ tập trung phân tích một số quan hệ xã hội tác động đến sức khỏe con người Việt Nam hiện nay.

Đối với một con người, tiền đề tự nhiên chỉ là cơ sở để phát triển. Trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, con người luôn phải giải quyết mâu thuẫn khách quan giữa thiên hướng của cá nhân và điều kiện để thực hiện thiên hướng đó. Yếu tố xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển những năng lực tự nhiên của cá nhân, hoạt động của cá nhân làm phát huy và phát triển năng lực, còn các điều kiện cho thực hiện các hoạt động thì không chỉ là điều kiện vật chất, kinh tế, kỹ thuật công nghệ mà cả các điều kiện xã hội, văn hoá, giáo dục, đạo đức, thẩm mỹ… Như vậy, sự ảnh hưởng của môi trường xã hội đến cá nhân, ở cả những điều kiện vật chất và tinh thần, nó bao gồm trước hết là các quan hệ trong gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.

Vai trò của các mối quan hệ gia đình đối với sức khỏe

Gia đình là nơi trực tiếp sản sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc cho sự phát triển của tư chất. Các yếu tố di truyền được nảy sinh ngay từ khi còn trong bụng mẹ và được chăm sóc cho đến khi trưởng thành. Gia đình là nơi liên kết các điều kiện xã hội để các tố chất di truyền được phát triển tốt nhất. Điều kiện vật chất và tinh thần của gia đình như là một tổ hợp tri thức, quan hệ, lối sống với tư cách là môi trường nuôi dưỡng, kích thích, phát huy năng khiếu của các cá nhân. Đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người thì ảnh

hưởng của gia đình là biểu hiện rõ nét ở ba khía cạnh cơ bản, đó là kinh tế gia đình, yếu tố văn hoá (truyền thống, trình độ văn hoá của các thành viên trong gia đình), tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Ở khía cạnh kinh tế: điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến sức khỏe con người. Theo quan điểm của C.Mác, con người muốn tồn tại phải có cái ăn, cái mặc, cái đi lại… tức là, con người muốn tồn tại phải có các tư liệu sinh hoạt cho bản thân mình. Gia đình là nơi trực tiếp CSSK thể chất cho các cá nhân, nếu gia đình có kinh tế khá giả các thành viên có điều kiện về dinh dưỡng, có các điều kiện sinh hoạt và được bảo vệ; các thành viên có điều kiện vui chơi, giải trí; các thành viên có điều kiện học tập trong môi trường giáo dục tiên tiến… giúp con người phát triển hài hòa cả về thể lực và trí lực góp phần nâng cao sức khỏe. Khi gia đình bị rơi vào nghèo đói, thiếu dinh dưỡng tối thiểu, không được CSSK đầy đủ và không có quyền lực gì thì sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng [7, tr. 59].

Trong một báo cáo của WHO về kinh tế vĩ mô và sức khỏe đã nhấn mạnh, nghèo đói có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe. Người nghèo dễ mắc bệnh hơn, do thiếu các điều kiện tiếp cận nhà ở an toàn, dịch vụ CSSK, thông tin về phòng dịch bệnh và dinh dưỡng không đầy đủ. Do đó, các cá nhân trong gia đình nghèo ít được sử dụng các dịch vụ CSSK, y tế hơn ngay cả trong hoàn cảnh cấp thiết, vì thiếu nguồn lực về kinh tế, khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế quá xa và thiếu hiểu biết về cách xử trí trong tình huống bị bệnh như thế nào. Các nguyên nhân này, liên hệ và tác động biện chứng với nhau, khi không có đủ các điều kiện về kinh tế sẽ không có đủ các điều kiện về dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến cơ thể sẽ bị gầy sút, giảm sức đề kháng, tính sáng tạo bị hạn chế, tâm hồn họ cũng có thể bị tổn thương ở các mức độ khác nhau. Mối liên hệ giữa kinh tế và sức khỏe của các thành viên trong gia đình được chúng tôi mô tả theo sơ đồ sau:

Vòng tiêu cực:

Vòng tích cực:

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, đói nghèo là yếu tố tiềm tàng cơ bản gây tình trạng sức khỏe kém và tuổi thọ thấp; đói nghèo là thiếu quyền tự do, không được sống một cuộc sống hạnh phúc. Bởi vì, người nghèo không có đủ điều kiện kinh tế để có khẩu phần ăn đảm bảo sức khỏe, nước sạch, dịch vụ CSSK và mức sống. Do đó, họ đứng trước nhiều những nguy cơ đe dọa sức khỏe hơn so với người khá giả về kinh tế.

Ở góc độ văn hoá, gia đình là môi trường văn hoá ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi thành viên trong gia đình và sức khỏe của họ. Trình độ văn hoá của

Điều kiện kinh tế kém (đói nghèo) Giảm sút sức khoẻ Thu nhập 

Không có tiết kiệm  các chi phí cơ bản Không có đk tiếp cận các

dịch vụ CSSK Con cái không được đi học

Bệnh tật, đau yếu Năng suất lao động  Chi phí cho điều trị tăng Điều kiện kinh tế tốt (khá giả) Sức khoẻ tốt Không bệnh tật, đau yếu Năng suất lao động  Chi phí cho điều trị   Thu nhập Có tiết kiệm  chi phí cơ bản Có đk tiếp cận các dịch vụ CSSK Con cái được đi học

các thành viên trong gia đình có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức, phòng chống bệnh tật, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhau. Điều này, được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản:

Một là, cách cư xử, giao tiếp của mỗi thành viên với nhau một cách có văn hoá sẽ đảm bảo sự tôn trọng, tin cậy lẫn nhau. Mỗi thành viên của gia đình đều có cảm giác được tôn trọng, được tự do, phát huy hết được những năng lực, phẩm chất, trí tuệ của mình, tạo ra cảm giác thoải mái về tinh thần cho các thành viên, sức khỏe sẽ được cải thiện. Khi sức khỏe tinh thần được bảo đảm con người sẽ tránh được sự lo âu, buồn phiền, mất ngủ, căng thẳng thần kinh để bảo đảm sức khỏe về mặt thể chất. Ngược lại, nếu trình độ nhận thức, văn hoá thấp, không khéo trong cách cư xử, giao tiếp hàng ngày dễ gây những phản ứng cáu giận, lo âu, buồn phiền, không khí gia đình ngột ngạt, thiếu sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của các thành viên.

Hai là, trình độ văn hoá của các thành viên trong gia đình là cơ sở cho họ có sự nhận thức về vai trò, cách thức phòng ngừa các dịch bệnh nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như các thành viên trong gia đình. Trên cơ sở đó, họ sẽ có được lối sống văn minh có lợi cho sức khỏe bản thân và gia đình, các thành viên biết kiềm chế, tránh được sự va chạm, tranh luận không đáng có gây căng thẳng về thần kinh, tâm lý, biết cách chăm sóc, yêu thương lẫn nhau. Ở Việt Nam và một số nước phương Đông khác, yếu tố văn hoá gia đình lại càng có vai trò quan trọng hơn nữa, trình độ văn hoá, nhận thức của ông bà, cha mẹ giữ vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của các thế hệ con cháu. Nếu ông bà, cha mẹ có nếp sống văn hoá, khoa học, lành mạnh, biết tôn trọng, sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình sẽ là cơ sở vững chắc cho việc giữ gìn sức khỏe cho họ và các thế hệ con cháu hiện tại cũng như tương lai sau này.

Ở góc độ tình cảm, tình cảm gia đình đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, bởi vì, gia đình là nơi trực tiếp nhất nâng đỡ về mặt tinh thần, tình cảm, khát vọng, lí trí cho các thành viên để họ phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Chức năng cổ điển của gia đình là tìm cách tránh và che

chở khỏi cái “xấu”, “cái bệnh”, các thành viên là người trực tiếp che chở, động viên lẫn nhau vượt qua những khó khăn về vật chất và tinh thần, giữ được trạng thái cân bằng để sống và làm việc. Sự động viên, giúp đỡ, bao bọc của các thành viên trong gia đình sẽ đem lại cho các thành viên được thoải mái, thanh thản, yên tâm và hướng thiện thông qua những cử chỉ, lời nói, chia sẻ, cảm thông, động viên, khích lệ, đây là sự nâng đỡ quan trọng nhất về tinh thần của gia đình.

Gia đình còn là nơi trực tiếp chăm sóc cho các thành viên về vật chất, về chuẩn mực sống và thông tin. Khi một thành viên có sức khỏe yếu hay rơi vào trạng thái bệnh tật, thì sự chăm sóc của gia đình người bệnh đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tiến triển của bệnh. Một hệ thống gia đình có tính “nâng đỡ” sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình tiến triển tốt của bệnh và tật nguyền. Những công việc thực hành không chuyên nghiệp này, đòi hỏi tình cảm và sự hy sinh của các thành viên trong gia đình. Vai trò to lớn này là rõ ràng trong việc chăm sóc bệnh tật, đặc biệt trong điều trị ngoại trú, giúp đỡ người thân khi họ gặp các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật. Việc xây dựng gia đình, tạo ra hệ thống nâng đỡ, hướng bệnh nhân đến chăm sóc của gia đình có ảnh hưởng tốt đến tiến triển của bệnh tật. Sự chăm sóc của gia đình bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ giữa các quá trình dự phòng và điều trị.

Vai trò của môi trường gia đình đối với sức khỏe con người không phải là vấn đề mới. Điểm mới ở đây là chúng ta khẳng định để xem xét việc đó như một sự bổ sung, hỗ trợ, CSSK chuyên nghiệp, như một yếu tố tiên lượng tốt.

Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù nền kinh tế đã có sự khởi sắc, điều kiện về kinh tế của các gia đình có sự cải thiện đáng kể, nhưng đói nghèo vẫn là thách thức lớn đối với sức khỏe người dân. Kết quả điều tra của Bộ y tế Việt Nam cho thấy, tuổi thọ của cư dân vùng Đồng bằng sông Hồng (70,8 tuổi) cao hơn 10 tuổi so với tuổi thọ của cư dân khu vực Tây nguyên (60,8 tuổi), do điều kiện kinh tế của người dân đồng bằng sông Hồng tốt hơn của người dân khu vực Tây Nguyên [7, tr. 63]. Các căn bệnh có liên quan rất rõ ràng với đói nghèo là: lao, sốt rét, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp, các bệnh lây qua đường

tình dục, kể cả HIV và AIDS. Qua khảo sát cho thấy, hầu như các trường hợp chết sớm, bị bệnh hay tàn tật thường rơi vào người nghèo nhiều hơn so với người không nghèo. Sự liên hệ giữa sức khỏe và đói nghèo biểu hiện rõ nét nhất ở trẻ em (tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới một tuổi trong các hộ nghèo là 40/1000 ca sinh thì riêng ở vùng nông thôn đã chiếm tỷ lệ là 36,7). Điều này đã được UNICEF cảnh báo cho chúng ta: “Mặc dù cho đến nay Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đầy ấn tượng trong việc thực hiện điều 27 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, song vẫn còn tồn tại nguy cơ đổi mới kinh tế sẽ không đem lại lợi ích cho những đối tượng dễ tổn thương nhất, dễ lãng quên nhất và có thể làm cho tình hình xấu đi” [119]. Kết quả khảo sát do Viện Công nhân - Công đoàn cho thấy, đến tháng 5/2012 lương tối thiểu của công nhân chỉ đáp ứng 60% mức sống tối thiểu. Họ không được xem phim, ca nhạc và du lịch, ít có điều kiện để khám chữa bệnh, phải làm thêm 4-6 giờ trong một ngày, ngành giày da có tới 71,8% số công nhân phải làm thêm để có tiền trang trải cho cuộc sống và chữa bệnh [123]. Các bệnh liên quan đến đói nghèo ở nước ta hiện nay còn chiếm tỉ lệ cao như: lao, sốt rét, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh lây qua đường tình dục (kể cả HIV/AIDS).

Theo thống kê mới nhất của Chính phủ, trong báo cáo tại Hội thảo xây dựng chiến lược xoá đói giảm nghèo bền vững 2011 - 2020 ngày 25/5/2011 thì hiện nay ở nước ta có 9,45% dân số nghèo tức khoảng 3.055.566 người và 1.612.381 cận nghèo, đây là một con số khá cao [3]. Theo Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo thì công cuộc xoá đói giảm nghèo của chúng ta chưa thực sự bền vững, tỉ lệ tái nghèo còn cao, khoảng cách giàu nghèo ngày cãng dãn rộng; các chương trình xoá đói giảm nghèo còn chồng chéo, chia cắt, thiếu thống nhất về cơ chế, chính sách, nguồn lực nên hiệu quả chưa cao, chưa minh bạch giữa chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội.

Về mặt tinh thần, các gia đình Việt nam hiện nay cũng chịu sự ảnh hưởng ngày càng rõ rệt hơn của nền kinh tế thị trường. Quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và đô thị hóa dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam với những giá trị mới được du nhập từ bên ngoài, cũng

như các giá trị mới được hình thành trên cơ sở kinh tế mới. Trong các gia đình Việt Nam hiện nay, xuất hiện nhiều những mâu thuẫn giữa các giá trị cũ và mới; giữa suy nghĩ, tình cảm của thế hệ ông bà, cha mẹ với con cháu … có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Một số gia đình do bố mẹ quá đề cao yếu tố vật chất, mải mê làm ăn kinh tế, ít quan tâm đến con cái dẫn đến con cái không chịu học hành, hình thành lối sống lệch lạc quá coi trọng đồng tiền, phát sinh bệnh tật, tệ nạn, mất chỗ dựa về mặt tinh thần, v.v..

Ảnh hưởng của môi trường xã hội bên ngoài gia đình đối với sức khỏe

Ngoài mối quan hệ trong gia đình, các mối quan hệ khác ở ngoài phạm vi gia đình cũng có ảnh hưởng to lớn đối với sức khỏe. Đây là một tổ hợp các yếu tố: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục… có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tác động lên sức khỏe con người, trong đó, môi trường chính trị mang tính bao trùm và tác động rất mạnh mẽ lên sức khỏe trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Trong chế độ xã hội tiên tiến, môi trường chính trị - xã hội ổn định, lành mạnh, lấy mục tiêu là sự phát triển của các cá nhân và toàn xã hội; các hoạt động của xã hội nhằm tạo ra những điều kiện vật chất, tinh thần phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội và sức khỏe của các thành viên sống ở trong đó. Ngược lại, con người sống trong xã hội mất ổn định về chính trị, rối loạn về an ninh, trật tự… mục tiêu của chế độ không phải vì lợi ích chung của con người, mà là vì một mục đích chính trị đen tối của một nhóm người sẽ dẫn đến một bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt, nặng nề tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

Được sống trong môi trường xã hội lành mạnh bảo đảm về an ninh, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người Việt Nam hiện nay (Trang 98 - 110)