Ảnh hưởng của quá trình trao đổi chất với sức khoẻ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người Việt Nam hiện nay (Trang 63)

Ảnh hưởng của các thành phần trong quá trình trao đổi chất với sức khỏe

Để tồn tại và phát triển con người luôn có mối quan hệ mật thiết với môi trường bên ngoài, sự liên hệ này diễn ra một cách khách quan, liên tục thông qua nhiều mối liên hệ với các mức độ khác nhau, qua đó cơ thể trao

đổi các chất cần thiết với môi trường tạo dựng cấu trúc, cung cấp năng lượng cho cơ thể, để sử dụng như chất điều hoà và điều chỉnh các quá trình sống. Quá trình trao đổi chất, là quá trình chuyển hoá vật chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, cũng như các quá trình chuyển hoá ngay bên trong tế bào. Nếu quá trình trao đổi chất bị ngừng lại thì tế bào sẽ chết và cơ thể sẽ dần bị chết theo. Trong mối quan hệ tất yếu, khách quan đó khi nguồn nguyên liệu được đưa vào trong tế bào, tế bào sẽ tiến hành hoạt động theo hai chiều hướng đối lập với nhau nhưng lại có sự thống nhất với nhau tạo thành một mâu thuẫn cơ bản bên trong của cơ thể sống, đó là đồng hóa và dị hóa. Chính việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ làm cho tế bào cũng như cơ thể con người tồn tại và phát triển.

Quá trình trao đổi chất xảy ra liên tục thông qua các quá trình cơ bản: dinh dưỡng, tuần hoàn, hô hấp và bài tiết… để con người khỏe mạnh, tồn tại và phát triển, nhưng qua đó cũng lại nảy sinh rất nhiều những yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và sự tồn tại của con người.

Quá trình dinh dưỡng chủ yếu thông qua hệ tiêu hoá, các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu, thông qua hệ tuần hoàn được đưa đi khắp cơ thể và sử dụng ở tế bào, tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động, ngoài việc cung cấp năng lượng những chất dinh dưỡng còn là những nguyên liệu để tái tạo cơ thể.

Các chất dinh dưỡng cho cơ thể chủ yếu được cung cấp bởi thức ăn hàng ngày. Các kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy, có khoảng hơn 40 hoạt chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Trong đó, có 8 nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu là: hyđratcácbon (đường); lipít (chất béo); prôtêin (đạm); vitamin; chất khoáng; nguyên tố vi lượng; chất xơ và nước. Quá trình hấp thu những chất dinh dưỡng rất phức tạp, nếu chỉ rối loạn về thành phần hay về cấu trúc, chức năng của cơ quan hấp thu con người sẽ bị rối loạn mất cân bằng, xuất hiện bệnh tật và có thể tử vong.

Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, là một bộ phận quan trọng trong các tổ chức tế bào, là nguồn cung cấp nhiệt năng duy nhất cho hệ thần kinh, các hoạt động của cơ thể, kể cả việc duy trì nhiệt độ của cơ thể và

cơ thể không thể thiếu chúng. Tuy nhiên, con người cần phải ăn uống và tiêu thụ một lượng đường đảm bảo sự cân bằng đáp ứng yêu cầu của từng người, không để thiếu nhưng cũng không tiêu thụ chúng nhiều quá mức cho phép.

Nếu sử dụng đường không hợp lý thiếu cân bằng sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ thể. Nếu ăn quá ít đường cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng để hoạt động, cơ thể thiếu những yếu tố cần thiết để tạo nên các tổ chức trong cơ thể. Thiếu đường kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, rối loạn chức năng của các cơ quan và phát sinh bệnh tật, nhưng mặt khác, ăn nhiều đường cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho loài người hiện nay. Người già ăn nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm mỡ và cholesterol dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch; tăng lượng mỡ trong cơ thể và gây bệnh béo phì, bệnh đái đường… Đối với trẻ em, sử dụng quá nhiều đường gây tăng đường máu; sử dụng nhiều đường trong một thời gian dài, sẽ gây ức chế đại não, khiến trẻ trở nên biếng ăn, sẽ làm cho răng của trẻ bị suy yếu, không đủ sức chống lại sự tác động của các vi khuẩn có hại cho răng gây sâu răng, hệ xương chậm phát triển. Ăn nhiều đường còn có thể bị rối loạn quá trình dẫn truyền thị giác gây mờ mắt, nguy cơ mắc bệnh sỏi thận tăng cao, dễ bị mụn nhọt, viêm mũi, ung thư dạ dày, v.v..

Các chất béo tồn tại dưới hai dạng chính là: mỡ và dầu. Nó là nguồn thức ăn quan trọng cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể con người, là yếu tố cần thiết không thể thiếu đối với cơ thể con người. Mỗi giai đoạn phát triển của cơ thể cần một lượng chất béo khác nhau, nếu ăn quá ít hoặc quá nhiều chất béo so với nhu cầu của cơ thể sẽ có ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Người bình thường mỗi ngày cần khoảng 50-60 gam chất béo [41, tr. 118]. Ngoài việc cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể hoạt động, nó còn là môi trường để hoà tan một số loại vitamin quan trọng cần thiết như A, D, E, K… để cơ thể dễ hấp thu. Nếu thiếu chất béo sẽ dẫn đến sự rối loạn quá trình trao đổi của đường và đạm; rối loạn việc tạo tế bào, ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản; làm giảm sức đề kháng và sự phát triển của con người… ngược lại, nếu con người ăn nhiều chất béo cũng lại có hại cho sức khỏe. Đặc biệt, khi ăn quá nhiều chất béo động vật dẫn đến bệnh béo phì và các

bệnh về tim mạch.

Đạm là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản để hình thành nên sức sống của cơ thể; là một trong những bộ phận chủ yếu và quan trọng cấu thành lên các cơ quan và hoạt động của cơ; là chất xúc tác các phản ứng hoá học; đóng vai trò chuyên chở (hêmôglôbin trong hồng cầu chuyên chở O2 và CO2, các prôtêin màng để hoạt tải các chất); đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống các tác nhân lạ gây độc hại như các prôtêin kháng thể (miễn dịch)… ngoài ra, đạm cũng được dùng như là nguồn dự trữ năng lượng và khi phân giải cho số năng lượng bằng hyđratcácbon. Khi con người bị thiếu ăn, ăn đói, ăn chay hoặc lao động quá sức thì cơ thể sẽ sử dụng prôtêin cơ như là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. Nhu cầu hàng ngày về prôtêin của người trưởng thành tính theo calo chiếm 10% số calo (200 calo) tương đương 50g [41, tr. 116], không được quá nhiều hoặc quá ít. Nếu cơ thể thiếu đạm sẽ dẫn tới thiếu dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh phù thũng, mệt mỏi, thiếu máu, trẻ em chậm phát triển, đầu óc kém minh mẫn, giảm sức đề kháng, cơ bắp không phát triển… đặc biệt, đối với trẻ em thì vai trò của đạm càng quan trọng hơn, vì nó có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển về thể chất, trí não của thai nhi. Tuy nhiên, nếu khẩu phần thức ăn hàng ngày quá nhiều đạm sẽ lại có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, đối với những người có bệnh gan thận sẽ làm tăng mức độ của bệnh. Những người ăn quá nhiều đạm sẽ có nguy cơ bị tăng bệnh sỏi thận, gút… và tăng tỉ lệ ung thư đại tràng [93, tr. 316].

Các vitamin, chất vô cơ và muối rất cần thiết cho sự sống và sự phát triển của con người. Vitamin là những phân tử các chất hữu cơ có chức năng cấu thành các enzim hoặc tham gia trực tiếp vào phản ứng xúc tác bởi enzim. Đa số các vitamin cơ thể con người không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn nhưng có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Chúng không được tích trữ mà sẽ bị thải trừ đi khi được cung cấp quá nhiều, vì vậy phải bổ sung chúng qua thức ăn hàng ngày. Nếu thiếu hụt vitamin có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người [41, tr. 120].

Chất vô cơ như: canxi, kali, phốt pho, sunfua, natri, clo và magiê cũng như các chất khác như sắt, iốt, đồng, kẽm, côban… tuy con người cần một

lượng nhỏ hàng ngày nhưng mỗi loại đều có vai trò rất quan trọng đối với từng chức năng của cơ thể con người. Một số chất vô cơ tham gia cấu tạo mô cứng như: can xi, phốt pho… trong xương, răng; một số tham gia cấu tạo nên prôtêin như: sắt trong hêmôglôbin, iốt trong thyroxin…; một số tham gia hoạt hoá enzim; một số chất tồn tại ở dạng ion trong tế bào, trong dịch thể là cơ sở của hoạt động dẫn truyền thần kinh và cơ như: các ion Ca++, Na+, K+… Con người luôn cần phải duy trì một lượng các chất vô cơ và các nguyên tố vi lượng một cách hợp lý, vừa đủ cho nhu cầu của mình. Nếu mất cân bằng (kể cả thiếu hay thừa) đều có hại cho sức khoẻ. Chẳng hạn, nếu cơ thể thiếu sắt có thể gây thiếu máu, nhưng nếu hàm lượng sắt quá cao trong máu sẽ làm tăng khả năng bị cảm cúm và hình thành các khối u…; nếu thiếu kẽm sẽ làm làm cho cơ thể phát triển chậm lại, vết thương khó lành, chán ăn, khả năng đáp ứng miễn dịch kém… nhưng nếu bổ sung thừa kẽm trong thời gian dài sẽ gây rối loạn hoạt động của dạ dày, gây ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, rối loạn sự trao đổi, thay thế của canxi và sắt; thiếu can xi gây bệnh loãng xương; thiếu magiê tinh thần dễ bị căng thẳng. Còn thiếu kali và mangan… cơ thể sẽ bị mệt mỏi, thể lực giảm sút, nếu thiếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới rối loạn cân bằng axít, rối loạn nhịp tim, hệ cơ hoạt động yếu [41, tr. 121].

Nước có một vị trí rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, là thành phần quan trọng nằm ngoài tế bào, là chất xúc tác chủ yếu của việc trao đổi chất trong tế bào. Mọi quá trình trao đổi chất đều phải tiến hành với sự tham gia của nước, không có nước sẽ không có sự sống. Ở người trưởng thành nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể. Nhu cầu nước trung bình hàng ngày của cơ thể cần từ 2-3 lít, được cung cấp qua đường ăn, uống hàng ngày [41, tr. 119]. Trong trường hợp cơ thể mất nước nhiều như lao động nặng, nóng bức, bị tiêu chảy, nôn mửa… nhu cầu nước sẽ tăng và phải bổ sung đúng mức. Nếu không bổ sung kịp sẽ gây rối loạn hoạt động của các cơ quan của cơ thể, sức khoẻ sẽ nhanh chóng giảm sút. Nếu mất nước nghiêm trọng sẽ gây rối loạn chuyển hoá, điện giải, làm toan máu… gây trụy tim mạch và có thể tử vong.

phẩm giàu thực vật như ngũ cốc, các loại rau quả, ăn ít thức ăn động vật. Từ cơ sở kinh tế, văn hoá, truyền thống của mình, người Việt Nam cũng dần có thói quen ăn uống tiết kiệm, không ăn quá nhiều… có tác động tích cực đến sức khoẻ. Tuy nhiên, chế độ ăn của người Việt Nam mất cân đối về thành phần dinh dưỡng. Số liệu điều tra cho thấy, người Việt Nam ăn gạo là chủ yếu, 85% năng lượng của bữa ăn là do gạo cung cấp [96, tr. 143]; khẩu phần ăn ít chất đạm dẫn đến thiếu năng lượng hoạt động, thiếu sức bền, hay mắc các bệnh nhiễm trùng cấp và mãn, tăng bài tiết dịch vị, hay mắc các bệnh về tiêu hóa [96, tr. 41]. Nhìn chung, trong bữa ăn của người Việt Nam vẫn còn thiếu năng lượng, bữa ăn hàng ngày mới cung cấp được bình quân 1932 kilô calo, so với yêu cầu là 2300 thì còn thiếu khoảng 15% [96, tr. 134]. Từ những ảnh hưởng đó dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam diễn ra rất sớm ngay trong năm đầu; tình trạng suy dinh dưỡng phát triển và tích tụ lại, đến 3 tuổi đã có khoảng 50% trẻ em bị suy dinh dưỡng [96. tr.135].

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các điều kiện về kinh tế - xã hội, thành phần, chất lượng bữa ăn của con người Việt Nam đã và đang có những thay đổi đáng kể. Bữa ăn của người Việt Nam có xu hướng nhiều chất đường, mỡ, đạm và năng lượng hơn trước, sức khoẻ và hình thể người Việt Nam từng bước cải thiện. Nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều những nhân tố tiêu cực đến sức khoẻ do xu hướng tăng tiêu thụ đường, mỡ và đạm. Các bệnh béo phì, các bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường… ngày càng xuất hiện nhiều và có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó lại nảy sinh một xu hướng tiêu cực là, người dân lại chủ yếu chỉ ăn dầu thực vật mà không ăn mỡ động vật. Điều này là không tốt, đặc biệt là đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên đang tuổi phát triển sẽ gây thiếu năng lượng, giảm sức đề kháng cho cơ thể, giảm sức bền thành mạch… cho nên, chúng ta phải có sự định hướng đúng đắn cho người dân, để họ tự biết điều chỉnh cân đối khẩu phần chất béo hàng ngày cũng như là tỉ lệ của dầu thực vật và mỡ động vật trong các bữa ăn đảm bảo sức khoẻ.

Một bộ phận dân cư, đặc biệt là ở thành phố có xu hướng ăn quá nhiều chất đạm hàng ngày, nảy sinh một số mặt bệnh mới có liên quan đến vấn đề

này như bệnh gút, sỏi mật, sỏi thận… những căn bệnh này tăng lên một cách nhanh chóng ở Việt Nam trong những năm qua. Gút gây ra những đợt viêm khớp cấp, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và lao động của người dân, đồng thời nó còn ảnh hưởng gián tiếp đến nhiều hệ thống cơ quan khác trong cơ thể con người. Ngược lại, còn rất nhiều vùng, miền do điều kiện kinh tế, mức độ dinh dưỡng của người dân còn hạn chế, khẩu phần ăn của trẻ em hàng ngày còn thiếu đạm dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, còi xương, suy giảm miễn dịch, chậm lớn… sức khoẻ kém, chúng ta phải có những giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Ảnh hưởng của các hệ cơ quan đến quá trình trao đổi chất và sức khoẻ

Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường bên ngoài diễn ra rất phức tạp tại tế bào, các hệ cơ quan và trải qua các quá trình khác nhau. Muốn quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường thì ngoài việc bảo đảm các thành phần cung cấp, còn cần phải có sự hoạt động bình thường của các tế bào, các cơ quan, các tổ chức và sự liên hệ nhịp nhàng giữa chúng, đặc biệt là các hệ: tiêu hoá, bài tiết, hô hấp, tuần hoàn, bạch huyết và hệ thần kinh, v.v..

Cơ thể con người là một hệ thống phức tạp tồn tại và phát triển nhờ có mối liên hệ mật thiết, thường xuyên với môi trường bên ngoài. Cơ thể lấy từ môi trường các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, đồ uống hàng ngày, thông qua quá trình trao đổi chất, các sản phẩm mới như các đại phân tử, các chất hữu cơ cần thiết khác được tổng hợp làm vật liệu xây dựng các cấu trúc như: bào quan tế bào, các mô…; để làm công cụ cho hoạt động sống như: các enzim, hócmôn; làm nhiên liệu cung cấp năng lượng như các chất béo, chất đường… và các sản phẩm thừa có hại của quá trình trao đổi chất được thải ra ngoài theo hệ tiêu hoá, bài tiết, hô hấp và tuần hoàn.

Hệ tiêu hoá thực hiện quá trình tiêu hoá theo một quá trình tổng hợp tiêu hoá cơ học, tiêu hoá hoá học và hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Nó được cấu tạo gồm một số cơ quan tiêu hoá như: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn và các tuyến tiêu hóa (nước bọt, gan). Quá trình tiêu hoá cơ học, hoá học cũng như quá trình hấp thu được điều chỉnh bởi sự liên hệ, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan của hệ tiêu

hoá. Do tính phức tạp của quá trình này, nó đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều các tế bào, các tổ chức, các cơ quan, nếu quá trình này bị rối loạn sẽ bị rối loạn về dinh dưỡng và trao đổi chất gây suy giảm sức khoẻ. Điều kiện để sự

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người Việt Nam hiện nay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)