0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Các giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM HỎA HOẠN VA RỦI RO ĐẶC BIÊT (Trang 35 -40 )

III. Đánh giá về hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam

2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm

2.1. Hoạt động khai thác bảo hiểm

2.1.1. Chú trọng hơn nữa đến các thị trường tiềm năng chưa được khai thác

kinh doanh đã xảy ra liên tục và đều để lại những hậu quả lớn, nghiêm trọng. Do vậy, các công ty bảo hiểm Việt Nam cần đi sâu khai thác sức mua bảo hiểm của các hộ kinh doanh ở chợ, các khu vực triển lãm, các trung tâm thương mại. Ngoài ra, một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng mà chưa một doanh nghiệp bảo hiểm nào có thể khai thác tốt là các hộ nhà dân.

Không ai có thể phủ nhận rằng thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta đang phát triển rất nhanh chóng (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và sẽ là một thành phần kinh tế quan trọng, chủ chốt của đất nước trong một tương lai không xa. Chính vì vậy, để thành công, họ cũng cần được an toàn để kinh doanh, để phát triển. Và bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt sẽ giúp họ có được tâm lý an toàn trong kinh

doanh. Nếu giúp được thành phần kinh tế này hiểu được tác dụng của bảo hiểm hoả

19

hoạn và các rủi ro đặc biệt thì chắc chắn họ sẽ không làm ngơ với nghiệp vụ bảo hiểm này như trong thời gian vừa qua.

2.1.2. Xây dựng một kênh phân phối cho riêng mình

Đối với ngành bảo hiểm, kênh phân phối nổi lên như một công cụ marketing quan trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành dịch vụ này mà ở mọi nơi, mọi bộ phận trong doanh nghiệp đều có thể cung cấp được sản phẩm đến khách hàng, nên khi tổ chức càng lớn thì càng có nguy cơ của sự chồng chéo, đan xen khi có cùng chung một thế mạnh, chung một kiểu cách phục vụ, khi mà sự đa dạng và phát triển của kênh phân phối chưa theo kịp. Hơn nữa, cho đến nay, các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến các quan hệ kinh doanh trực tiếp, đến từng dịch vụ đơn lẻ mà chưa để ý đến hệ thống các quan hệ kinh doanh một cách tổng thể trên thị trường. Chính vì các công ty chưa có một chiến lược về kênh phân phối cụ thể mà nảy sinh tình trạng cạnh tranh nhau rất khốc liệt, làm ảnh hưởng đến quan hệ và hiệu quả của các công ty nói riêng và đến sự phát triển chung của toàn thị trường.

Do đó, việc xây dựng một chiến lược về kênh phân phối sẽ góp phần giúp các công ty không bị cuốn theo tình huống của thị trường mà có được sự uyển chuyển, linh hoạt một cách chủ động khi thị trường có những biến động bất lợi. Hơn nữa, phát huy được một kênh phân phối tốt có khả năng đem lại một lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, vì nó đòi hỏi thời gian, sức lực, trí tuệ và tiền của nên không dễ dàng bị các doanh nghiệp khác bắt chước.

2.2. Giám định và giải quyết bồi thường

2.2.1. Giám định

Giám định là một trong những công việc có ý nghĩa quan trọng nhất tron nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Chính vì vậy, các công ty bảo hiểm cần phải nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ giám định bằng cách tổ chức các khoá học có chất lượng cho các cán bộ làm giám định. Đồng thời, cử họ đi thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm của các công ty, các đội ngũ chuyên gia giám định chuyên nghiệp cả

ở trong nước và nước ngoài. Sau mỗi vụ việc thì cán bộ giám định phải tập hợp lại để nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, lập ra một cuốn sổ tay giám định nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt để các giám định viên dễ dàng tra cứu và đưa ra kết luận chính xác cho những lần sau.

2.2.2. Bồi thường

Trên thực tế, khách hàng thường đánh giá một doanh nghiệp bảo hiểm có tốt hay không là dựa phần lớn vào cách xử lý của doanh nghiệp trong khâu bồi thường. Tuy vậy, ở Việt Nam, thủ tục bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn còn rườm rà,

phức tạp và gây khá nhiều khó khăn cho khách hàng nếu muốn được bồi thường. Tuy

20

nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể khắc phục yếu điểm này bằng cách soạn ra những tài liệu hướng dẫn giải quyết bồi thường một cách rõ ràng và cung cấp cho khách hàng để khi có tổn thất xảy ra, để họ đã có được những hiểu biết cụ thể về thủ tục như: phải làm ngay những công việc gì, phải nộp ngay giấy tờ gì, phải gặp ai để giải quyết…và từ đó họ sẽ có thể thực hiện những thủ tục này một cách dễ dàng hơn.

2.3. Xác định phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm

Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp bảo hiểm nào cung cấp một sản phẩm bảo hiểm càng có phạm vi bảo hiểm rộng thì mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp đó càng cao. Tuy nhiên, không phải vì thế mà doanh nghiệp bảo hiểm phải đua nhau để chấp nhận mọi điều kiện mà khách hàng đặt ra, kể cả những điều kiện không có lợi cho mình.

Phí bảo hiểm chính là giá cả của bảo hiểm. Khi đưa ra mức phí, doanh nghiệp bảo hiểm phải căn cứ vào tỷ lệ phí của các đối thủ cạnh tranh cũng như phải bám sát vào sự biến động của tình hình rủi ro, tỷ lệ lạm phát, thiểu phát, tỷ giá hối đoái… để điều chỉnh cho phù hợp. Về lâu dài, các nhà bảo hiểm nên tìm cách hạ mức phí xuống, đặc biệt là hạ phí cho các khu nhà mới xây dựng hoặc những khách hàng thường xuyên, những khách hàng lớn có quan hệ lâu dài với doanh nghiệp.

2.4. Hoạt động tái bảo hiểm

Khi tái bảo hiểm ra nước ngoài, các công ty bảo hiểm nước ta nên tìm hiểu cặn kẽ thông tin về khả năng tài chính, vốn, quỹ dự trữ bồi thường của các công ty tái bảo hiểm mà mình định tái trong từng giai đoạn cụ thể. Nếu không có đủ khả năng để tự mình đánh giá những tiêu chí này thì các công ty nước ta nên tham khảo bảng xếp hạng tài chính của công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Standard & Poor được công bố hàng năm trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm.

2.5. Hoạt động phòng chống trục lợi bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức các đầu mối quản lý, theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các cán bộ, đại lý và các cộng tác viên khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt để phòng trường hợp có sự móc nối giữa những người này với những kẻ

muốn dùng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt để trục lợi. Một mặt, phải nhắc nhở họ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mặt khác phải đề ra những cơ chế quản lý phù hợp.

Quá trình giám định và bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm phải thực hiện đúng nguyên tắc và trình tự mỗi khâu. Nếu thấy nghi ngờ một loại giấy tờ nào đó hoặc không rõ về thời gian, không gian trong các vụ tổn thất thì cần phải xác minh lại ngay. Nếu thấy cần thiết phải báo ngay để doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức điều tra, xác minh cho rõ.

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM HỎA HOẠN VA RỦI RO ĐẶC BIÊT (Trang 35 -40 )

×