Những mặt hạn chế trong kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt 1 Hoạt động khai thác bảo hiểm

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hỏa hoạn va rủi ro đặc biêt (Trang 30 - 35)

III. Đánh giá về hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam

2. Những mặt hạn chế trong kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt 1 Hoạt động khai thác bảo hiểm

2.1. Hoạt động khai thác bảo hiểm

Từ khi Nghị định 100/CP của Chính phủ về mở cửa thị trường bảo hiểm ra đời vào tháng 12/1994 thì sự độc quyền về bảo hiểm trước kia đã bị chấm dứt. Hàng loạt

các công ty bảo hiểm đã được Bộ Tài chính cho phép thành lập như: Bảo Minh, PJICO, Vinare, PVIC và nhiều văn phòng đại diện nước ngoài của các hãng môi giới bảo hiểm nước ngoài đã đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động bảo hiểm trên thị trường Việt Nam đã và đang xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt, trước hết là trong khâu khai thác bảo hiểm. Điều đáng nói ở đây lại là tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trong khâu khai thác bảo hiểm ít nhiều vẫn diễn ra, một số công ty vẫn cố tình vi phạm các bản cam kết thoả thuận để tranh giành khách hàng, đặc biệt là việc khai thác qua môi giới vẫn còn phổ biến và thiếu sự phối hợp giữa các công ty bảo hiểm Việt Nam. Nên trong thời gian qua, các nhà môi giới bất hợp pháp vẫn còn xuất hiện tại thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Việt Nam. Trong bối cảnh diễn biến phức tạp như vậy đã phần nào làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở nước ta.

2.2. Hoạt động giám định, bồi thường và hạn chế tổn thất

Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, tỷ lệ tổn thất ở nước ta là ở mức khá cao so với thế giới. Điều này xảy ra là do nước ta còn là một nước kém phát triển, trình độ công nghệ còn lạc hậu, nhiều công trình ở trong ngõ hẻm khó đưa trang thiết bị chữa cháy vào được,... Chính vì vậy, khi có sự cố xảy ra, nhất là đối với những sự cố có tính chất thảm hoạ to lớn, thì ta không thể có đủ lực lượng để ứng phó kịp thời, giảm thiểu những tổn thất đang phát sinh và ngăn chặn những tổn thất có thể sẽ phát sinh sau đó.

2.3. Những hạn chế khác

2.3.1. Một số điều khoản trong Luật kinh doanh bảo hiểm cũng như một số chínhsách về bảo hiểm được ban hành chưa hợp lý: sách về bảo hiểm được ban hành chưa hợp lý:

Quy định về kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hỏa hoạn, rủi ro đặc biệt nói riêng còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, không mạnh như nhiều bộ luật của các nước khác trên thế giới. Nhiều khách hàng đã viện đủ lý do để trốn tránh việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Họ nói rằng họ không thuộc diện tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo nghị định của chính phủ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất thì không thừa nhận việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc vì không có văn bản nào, thông

báo nào từ các cơ quan chức năng xác định doanh nghiệp của họ thuộc diện điều chỉnh của nghị định.

2.3.2. Hiện tượng trục lợi bảo hiểm vẫn tiếp tục diễn ra:

Trục lợi bảo hiểm chính là gian lận trong bảo hiểm.

Trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam, các hình thức trục lợi thường thấy là: tạo hiện trường giả, khai tăng số tiền tổn thất hay thay đổi tình tiết vụ tai nạn…Đây vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối đối với không chỉ các

doanh nghiệp bảo hiểm mà còn đối với cả người được bảo hiểm cũng như các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục vấn đề này, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hình thức ngày càng tinh vi, thủ đoạn ngày càng sắc sảo.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm sẽ làm giảm lợi nhuận, hạn chế hiệu quả kinh doanh, thậm chí gây tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp. Đối với khách hàng là những người trung thực thì sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi. Vì phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại được dùng để chi trả cho những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra. Đối với xã hội, trục lợi bảo hiểm làm tha hoá đạo đức của con người, làm cho môi trường kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thiếu đi sự lành mạnh và công bằng. Từ đó dẫn tới tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh công cộng.

2.3.3. Hệ thống thông tin còn yếu kém.

Để đánh giá được chất lượng dịch vụ trong môi trường cạnh tranh hiện nay, việc thu thập, phân tích thông tin kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trở nên hết sức cần thiết tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập. Các công ty lớn (Bảo Việt, Bảo Minh…) có bộ phận thống kê riêng, tại một số công ty thì đầu mối thu thập thông tin nằm ở bộ phận kế toán, một số công ty khác sử dụng nhân viên khai thác bảo hiểm kiêm nhiệm công tác thống kê… Việc kiểm tra tính chính xác và kịp thời của thông tin do đó cũng trở nên hết sức khó khăn. Hệ thống thông tin chú trọng những thông tin về khai thác hơn những thông tin về bồi thường, trong khi những thông tin về bồi thường mới chính là cơ sở quan trọng để tính phí và đưa ra các quyết định quản lý khác.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂNHOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hỏa hoạn va rủi ro đặc biêt (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w