a. Pháp luật là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước XHCN.
- Nhu cầu về pháp luật là nhu cầu tự thân của bộ máy nhà nước. Bộ máy Nhà nước là một thiết chế phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận (nhiều loại cơ quan nhà nước). Để bộ máy đó hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi loại cơ quan, mỗi cơ quan; phải xác lập mối quan hệ đúng đắn giữa chúng; phải có những phương pháp tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi quyền lực nhà nước. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật. Nếu không có hệ thống pháp luật đầy đủ thì dễ dẫn đến tình trạng các cơ quan nhà nước trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng, thẩm quyền, bộ máy sẽ sinh ra cồng kềnh và kém hiệu quả
- Nội dung của việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước
Ví dụ: Hiến pháp quy định bộ máy nhà nước và chức năng nhiệm vụ của cơ quan nhà nước: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,…
+ Pháp luật quy định phương pháp tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. + Pháp luật bảo đảm sự hoàn thiện về cán bộ và cơ quan Nhà nước…
b. Pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
- Cơ sở phát sinh vai trò
+ Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế có phạm vi rộng và phức tạp bao gồm nhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề mà nhà nước cần xác lập và giải quyết do đó đòi hỏi sự hoạt động tích cực của các cơ quan nhà nước để tạo ra cơ chế đồng bộ, thúc đẩy quá trình phát triển đúng hướng của nền kinh tế và mang lại hiệu quả thiết thực.
+ Nhà nước không thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà chỉ thực hiện việc quản lý hành chính – kinh tế. Do đó, không có pháp luật thì nhà nước không thể quản lý nền kinh tế được.
- Pháp luật bảo đảm như thế nào việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội :
+ Như hoạch định chính sách kinh tế; + Hoạch định chỉ tiêu kinh tế;
+ Hoạch định chế độ tài chính, tiền tệ, giá cả;
+ Thực hiện sự quản lý bằng pháp luật để bảo đảm định hướng XHCN trong phát triển kinh tế; - Thực tiễn ở Việt Nam đã chứng minh điều này: ĐH VIII, trên cơ sở tổng kết 10 năm đổi mới đã khẳng định “…hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế…hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ, cần thiết cho các hoạt động kinh tế…”.
c. Pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội.
- Tại sao pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội? Tại vì:
+ Việc thiết lập và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện trước hết ở sự củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị.
+ Củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cần thiết phải xác định rõ cơ cấu tổ chức (mỗi bộ phận hợp thành) trong hệ thống chính trị; xác định đúng đắn mối quan hệ qua lại của tất cả các bộ phận của toàn bộ hệ thống, từ đó xác định các nguyên tắc và những quy định phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống.
+ Để cũng cố hệ thống chính trị như yêu cầu trên chỉ có thể dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc. + Mặc khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa với bản chất dân chủ, thể hiện ý chí và những lợi ích cơ bản của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động sẽ là điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ, củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị.
- Pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội thể hiện như thế nào?
+ Pháp luật XHCN củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị về tổ chức, cơ cấu, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị, vì lợi ích của nhân dân lao động.
+ Pháp luật XHCN xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
- Để tăng cường sự bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, xét về mặt pháp luật, cần phải có sự hoàn thiện hệ thống pháp luật
d. Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:
+ An ninh chính trị: Sự ổn định và phát triển vững chắc của chế độ chính trị của quốc gia.
+ Trật tự an toàn xã hội: Trạng thái xã hội có trật tự kỷ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.
+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được hiểu là bảo đảm cho chế độ chính trị trạng thái xã hội được phát triển vững chắc, tự thân, không bị lệch lạc bởi những hành vi trái pháp luật. - Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vì:
+ Hệ thống quy phạm pháp luật được đặc ra để điều chỉnh, hướng dẫn hành vi xử sự của các chủ thể, thiết lập một trật tự quan hệ pháp luật, thúc đẩy quá trình phát triển và những tiến bộ xã hội + Pháp luật còn chứa đựng những quy phạm cấm mọi hành vi gây mất ổn định chính rị, trật tự an toàn xã hội
+ Những biện pháp ử dụng pháp luật quy định để áp dụng trong những trường hợp có vi phạm pháp luật thể hiện sức mạnh của nhà nước có ý nghĩa rất lướng để ren đe, phòng ngừa vừng trị những người có hành vi xâm phạm đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Vai trò của Pháp luật đối với công tác đấu tranh chống tội phạm của lực lượng CSND:
Xuất phát từ nhiệm vụ của lực lượng CSND trong đấu tranh chống tội phạm là phát hiện, xử lý, đấu tranh chống tội phạm. Pháp luật có vai trò như sau:
+ Pháp luật đảm bảo cho lực lượng CSND có được những quy định về quyền hạn nhiệm vụ phục vụ cho công tác đấu tranh chống tội phạm.
+ Pháp luật đảm bảo cho lực lượng CSND cơ sở để xác định sự việc xảy ra là sự việc phạm tội và cơ sở pháp lý để mở cuộc điều tra sự việc phạm tội đó.
+ Pháp luật là cơ sở để kết luận 1 người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm. + Pháp luật là cơ sở để xử lý kẻ phạm tội được đúng đắn.
+ Pháp luật là công cụ là vũ khí đảm bảo công tác đấu tranh chống tội phạm của lực lượng CSND có hiệu quả.
e. Pháp luật có vai trò giáo dục mạnh mẽ. Vì:
- Những quy phạm pháp luật được đặc ra luôn xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, là những khuôn mẫu cho hành vi xử sự của chủ thể trong những trường hợp cụ thể
- Pháp luật tạo cho chủ thể khả năng sử dụng những quyền đã được quy định để phục vụ lợi ích của mình, nhưng đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng để tôn trong quyền và nghĩa vụ của những chủ thể khác.
- Pháp luật còn tác động tới nhận thức và tư tưởng của mỗi thành viên trong xã hội, giáo dục ý thức một người vì mọi người, mọi người vì một người, tôn trọng các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa - Pháp luật còn quy định cách hình thức khen thưởng, khuyến khích đối với những thành viên có nhiều cống hiến cho xã hội và trừng trị nghiêm khắc đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích của cá nhân, nhà nước, xã hội…
g. Pháp luật xã hội chủ nghĩa góp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới, vì:
- Pháp luật có khả năng “đi trước”, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, vì vậy nó có vai trò to lớn trong việc tạo dựng ra nhiều quan hệ xã hội mới
+ Đời sống xã hội thay đổi theo những quy luật nhất định mà con người có thể nhận biết được + Đối với những thay đổi mà cần phải điều chỉnh bằng pháp luật, pháp luật sẽ được đặt ra để tạo cơ sở cho việc xác lập những quan hệ mới và thiết kế những mô hình tổ chức tương ứng, chủ động và kịp thời tác động thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của xã hội.
- Tuy nhiên, pháp luật luôn mang tính ổn định. Sự hình thành mới hoặc sự thay đổi thường chỉ diễn ra với từng bộ phận nhất định trong hệ thống pháp luật chứ ít có thể đột biến toàn phần trong thời gian ngắn. Do đó, các quy phạm định hướng chỉ là một bộ phận nhất định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia
h. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển.
- Pháp luật có khả năng thiết lập một trật tự mà ở đó mọi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ phải tôn trọng những cam kết và phải chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện quyền lực nhân dân, phản ánh những lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc, của quốc gia, của tâp thể và cá nhân.
- Với những đăc điểm trên, pháp luật xã hội chủ nghĩa có khả năng tạo môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định để tạo niềm tin mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển với các quốc gia và tổ chức quốc tế
- Thực tế cho thấy, muốn mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế cần phải chú trọng đến việc nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh trong nước đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của tình hinh quốc tế và khu vực.
Câu 17: Khái niệm quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa