- Khái niệm:Tổ chức xã hội là một tập hợp quần chúng nhân dân liên kết theo nguyên tắc tự nguyện tham gia và tự quản lý, được thành lập nhằm đáp ứng những lợi ích của các thành viên. + Việc thành lập các tổ chức xã hội trong xã hội chủ nghĩa có mục đích và ý nghĩa quan trọng * Các tổ chức chính trị là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân: Nơi phối hợp thống nhất hành động của các tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong nhân dân
* Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân và chăm lo đời sống nhân dân * Góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, nhà nước với nhân dân + Những điểm giống nhau của mục tiêu của tổ chức xã hội
* Quan hệ giữa tổ chức và hội viên hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện
* Các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng vừa là người đại diện vừa là người bảo vệ lợi ích của các thành viên trong những quan hệ xã hội nhất định
* Tham gia vào việc quyết định những vấn đề chính trị quan trọng của đất nước
- Mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị: Đây là quan hệ biện chứng, thể hiện:
+ Luôn có sự hợp tác, ủng hộ, giúp đở lẫn nhau như:
* Hợp tác, ủng hộ, giúp đở lẫn nhau trong việc thành lập cơ quan nhà nước. Ngược lại nhà nước cho phép, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội thành lập và kiện toàn. Đặc biệt là việc thành lập các tổ chức xã hội trong cơ quan nhà nước
* Hợp tác, ủng hộ, giúp đở lẫn nhau trong việc giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi tổ chức Ví dụ: Mặt trận TQVN trong hoạt động giới thiệu đại biểu để bầu cử; tham gia thảo luận các đạo luật. Ngược lại nhà nước giúp đở các tổ chức xã hội cơ sở vật chất để hoạt động…
+ Thực hiện sự kiểm tra giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện pháp luật và đường lối chính sách của Đảng
* Nhà nước tiến hành phê chuẩn điều lệ của các tổ chức xã hội, giám sát việc tuân theo pháp luật của tổ chức xã hội.
* Tổ chức xã hội giám sát hoạt động của cơ quan nhànnước và công chức nhà nước
+ Quan hệ giữa nhà nước và tổ chức xã hội luôn đảm bảo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi tổ chức và phải luôn luôn tôn trọng tính tự quản của các tổ chức xã hội
+ Quan hệ giữa nhà nước và tổ chức xã hội khác nhau có những đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm, vị trí, vai trò của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị
+ Các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. + Tham gia vào việc thành lập các cơ quan nhà nước.
+ Tham gia vào việc xây dựng pháp luật.Cụ thể như việc đóng góp ý kiến vào các dự án luật của nhà nước.
+ Tham gia vào việc quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đồng thời tham gia việc quyết định các vấn đề chính trị quan trọng của đất nước. Mặt khác tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, quốc phòng và an ninh… góp phần tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa đảng, nhà nước với nhân dân.
+ Tham gia vào việc tuyên truyền Hiến pháp, pháp luật, giáo dục nhân dân chấp hành pháp luật của nhà nước, đường lối chủ trương chính sách của đảng,bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân.
+ Các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, chăm lo lợi ích của nhân dân.Vừa là người đại diện,vừa là người bảo vệ lợi ích của các thành viên trong những quan hệ xã hội nhất định.
Câu 16: Bản chất và vai trò của pháp luật XHCN.