- Khái niệm quan hệ pháp luật: Là những quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm pháp
3. Vấn đề tăng cường pháp chế XHCN.
Điều 12 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định:
“ Nhà nước quản lý xã hội bằng Pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”.
Xuất phát từ nội dung của pháp chế XHCN là phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và có sự tuân theo pháp luật. Bởi vậy pháp luật phải có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội. Pháp luật phải được tuyên truyền rộng rãi để mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân tuân theo. Cho nên phải không ngừng tăng cường pháp chế XHCN, với các nội dung sau đây:
a. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế.
- Xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN: Là đội ngũ tiên phong, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội như điều 4 của Hiến pháp năm 1992 quy định. Nên phải tăng cường và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế.
+ Phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động áp dụng thi hành pháp luật;
+ Mọi Đảng viên tham gia công tác pháp chế phải tuân theo pháp luật bằng sự gương mẫu của mình;
+ Phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động kiểm tra giám sát việc tuân theo pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức và của mọi công dân.
b. Đẩy mạnh công tác xây dựng và hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa
- Vì pháp luật là cơ sở của pháp chế, có pháp luật mới có cơ sở để buộc mọi người tuân theo.
- Pháp luật do điều kiện kinh tế xã hội quy định mà điều kiện kinh tế xã hội luôn thay đổi, luôn luôn phát triển cho nên phải không ngừng hoàn thiện, Pháp luật đảm bảo tính thống nhất, đảm bảo cho Pháp luật. Có hiệu lực đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, mọi người dù bất cứ ở đâu, ở cương vị nào đều phải tuân theo Pháp luật.
- Nội dung của việc đẩy mạnh công tác này.
+ Kịp thời thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật;
+ Có kế hoạch xây dựng pháp luật phù hợp với mỗi giai đoạn cụ thể, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, kỹ thuật xây dựng pháp luật.
+ Thường xuyên tiến hành công tác hệ thống hóa pháp luật.
+ Tránh khuynh hướng chủ trương nóng vội muốn có ngay một hệ thống pháp luật nhưng không phù hợp với tình hình kinh tế xã hội; không nhận thức đúng đắn vai trò tích cực của pháp luật dẫn đến tình trạng chờ đợi, chậm chạp hoặc muốn dùng biện pháp khác để điều chỉnh quan hệ xã hội
c. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện Pháp luật.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật để mọi người biết và nghiêm chỉnh chấp hành Pháp luật.
- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ trình độ, phẩm chất chính trị và khả năng công tác để sắp xếp vào làm công tác pháp luật pháp chế
- Tăng cường công tác tổ chức, kiện toàn các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế.
- Mọi cá nhân, cơ quan tổ chức đều phải tuân theo Pháp luật trong bất cứ hoàn cảnh nào, không có sự phân biệt, có như vậy Pháp luật mới được nghiêm chỉnh chấp hành.
d. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Pháp luật nhằm phát hiện những vi phạm Pháp luật để xử lý nghiêm minh, bảo đảm cho Pháp luật được nghiêm chỉnh chấp hành.
- Thường xuyên tổ chức việc kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước và đặc biệt là cơ quan bảo vệ pháp luật
- Những vi phạm pháp luật của cán bộ trong bộ máy nhà nước phải được xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
- Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra giám sát việc tuân theo pháp luật.
Câu 27: Vì sao Nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật? Quản lý xã hội bằng pháp luật là như thế nào?
- Vì sao Nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật
+ Pháp luật là cơ sở quan trọng để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ Để quản lý xã hội nhà nước ta sử dụng nhiều biện pháp như: đạo đức, tập quán, pháp luật …, trong đó pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội.
+ Nhà nước ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước nên mọi thành viên trong xã hội tự giác tuân theo.
+ Nhà nước có cơ chế giám sát thực thi pháp luật nhằm đảm bảo mọi hành động vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức đều phải chịu hậu quả pháp lý tương ứng và đây là yêu cầu quan trọng cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
+ Pháp luật của nhà nước ta là hệ thống những quy phạm chặt chẽ và đây là khuôn mẫu hành vi của con người trong xã hội, nên dễ dàng điều chỉnh hành vi con người theo ý chí của nhà nước. + Nhà nước ban hành pháp luật trên cơ sở thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng và ý chí nguyên vọng của nhân dân, được đông đảo mọi người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh. Qua đó ý chí của nhà nước được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn quốc…
- Nội dung Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật:
+ Bộ máy nhà nước phải được thành lập, tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của pháp luật và tuân thủ pháp luật. Các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân phải nghiêm chỉnh, triệt để chấp hành pháp luật.
+ Nhà nước phải chú trọng đến hoạt động thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và tôn trọng ý chí, nguyên vọng của nhân dân, kịp thời đưa các nội dung đó vào pháp luật để thực hiện việc quản lý xã hội.
+ Nhà nước kịp thời nắm bắt những nhu cầu của đời sống xã hội (tồn tại xã hội) để xây dựng, ban hành pháp luật phù hợp và sử dụng hiệu quả hệ thống pháp luật đó làm công cụ chủ yếu trong việc thực hiện chức năng quản lý xã hội.
+ Nhà nước thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi VPPL nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật nghiêm minh và có hiệu quả.
Câu 28: Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1992 quy định :“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức…” . Bằng kiến thức đã học, đồng chí hãy phân tích, làm rõ:
1. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Phương hướng, những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
- Khái niệm: Nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng trên cơ sở pháp luật, pháp luật luôn giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hệ thống pháp luật đó là vì con người, giải phóng con người.
- Đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam:
+ Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, lấy lên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, những có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;
+ Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và đảm bảo cho cơ chế pháp luật phải giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội;
+ Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; mọi cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành pháp luật;
+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và đảm bảo sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Phương hướng cơ bản trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;
+ Cải cách thể chế và phương thức hành động nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, đấu tranh chống tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí;
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có phẩm chất đạo đức và có năng lực, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân.
- Những thuận lợi trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: + Nền kinh tế tiếp tục phát triển và ngày càng tăng trưởng;
+ Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố;
+ Tình hình chính trị ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường; văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện;
+ Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và có hiệu quả.
- Những khó khăn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam:
+ Một số vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc chưa được giải quyết, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa tạo đà để phát triển; hệ thống chính trị hoạt động còn chồng chéo chưa phát huy được hiệu quả, nền dân chủ chưa thật sự mở rộng, nhất là dân chủ cơ sở;
+ Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ;
+ Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống ở một bộ phân không nhỏ cán bộ, đảng viên.
2. Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện trong nội dung của Điều 2, Hiến pháp năm 1992:
- Nhà nước Việt Nam là nhà nước xã hội chủ nghĩa, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước;
- Nhà nước CH XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
- Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước; quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân tổ chức ra và vì lợi ích của nhân dân;
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Câu 29. Điều chỉnh pháp luật