Bản chất của pháp luật XHCN.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn thi cao học môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 27 - 29)

a. Pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử xự có tính thống nhất nội tại cao.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa bao gồm các quy phạm pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất.

+ Xuất phát từ bản chất nhà nước XHCN, đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong xã hội xã hội chủ nghĩa có rất nhiều quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội cần phải điều chỉnh, cần phải tạo ra, do đó tương ứng với nó có rất nhiều quy phạm pháp luật quy định xử sự của chủ thể trong những trường hợp nhất định

Ví dụ: - Tội thông gian gây hậu quả nghiêm trọng trước đây là tội phạm nay Bộ luật hình sự không quy định.

- Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng trước đây không quy định, nay Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

+ Những quy phạm pháp luật đó đều thống nhất với nhau vì: (cơ sở để đảm bảo thống nhất) * Có cùng bản chất

* Được xây dựng trên cơ sở của quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa

* Trong thời kỳ quá độ, mặc dù nền kinh tế còn nhiều thành phần nhưng dưới sự đinh hướng của kinh tế quốc doanh, điều tiết của nhà nước, nền kinh tế đó vẫn phát triển theo xu hướng ngày càng thống nhất

* Nhà nước XHCN có một Đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng cộng sản lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo XH. Cho nên pháp luật XHCN thể hiện ý chí của một đảng cầm quyền nên đảm bảo tính thống nhất.

* Nhà nước XHCN tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trong đó quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp, vì vậy đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

b. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng giống như các kiểu pháp luật khác là thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

- Giai cấp cầm quyền trong xã hội xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân, đồng thời, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước dân chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân

- Mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội của Pháp luật XHCN nhằm thiết lập một trật tự phù hợp lợi ích của cấp công nhân và nhân dân lao động. Các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh theo hướng như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Vì những lý do đó, pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, số đông, tuyệt đại đa cố trong dân cư. Đây là điểm khác nhau cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa đối với các kiểu pháp luật khác. Và cũng là cơ sở để được đông đảo quần chúng tôn trọng và thực hiện môt cách đầy đủ, tự giác

c. Pháp luật XHCN do Nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện

- Chỉ có Nhà nước XHCN mới có quyền ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Giống như các kiểu pháp luật khác).

- Pháp luật XHCN được Nhà nước XHCN bảo đảm thực hiện, buộc mọi cá nhân tổ chức phải tuân theo nếu không tuân theo phải chịu hậu quả pháp lý nhất định.

- Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động (ý chí giai cấp), chiếm tuyệt đại đa số trong dân cư (giai cấp thống trị gần như là nhân dân) nên đã được mọi người tự giác tôn trọng và thực hiện. Do đó, đảm bảo sự thống nhất giữa tính giai cấp, tính nhân dân và dân tộc.

d. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẻ với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong mối quan hệ này, kinh tế giữ vai trò quyết định.

- Theo nguyên lý chung:

+ Pháp luật phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế, xã hội. Chế độ kinh tế xã hội thay đổi dẫn đến sự thay đổi của pháp luật.

+ Pháp luật không thể cao hơn hoặc thấp hơn điều kiện kinh tế xã hội, mà phải phù hợp.

- Xuất phát từ bản chất, chức năng của nhà nước XHCN là nhà nước kiểu nửa nhà nước. Chức năng tổ chức và xây dựng là chủ yếu. Cho nên, pháp luật XHCN có quan hệ chặt chẽ với kinh tế. + Nếu pháp luật thấp hơn điều kiện kinh tế xã hội sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội. + Nếu pháp luật cao hơn, thì pháp luật không có hiện thực.

- Cho nên, nhà nước XHCN khi xây dựng và ban hành luật phải gắn với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn cụ thể và không ngừng sửa đổi bổ sung pháp luật cho phù hợp.

- Trong giai đoạn nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước việc xác định đúng tính chất, đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế, dự báo đúng hướng phát triển của nền kinh tế tiếp theo để xây dựng pháp luật đồng bộ, phù hợp là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng

e. Pháp luật XHCN quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản. Trong mối quan hệ này, đường lối chính sách của Đảng cộng sản:

- Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nhà nước phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, do đó, pháp luật XHCN quan hệ mật thiết với đường lối, chính sách của Đảng.

+ Đảng thông qua đường lối, chủ trương, chính sách để lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo phương hướng xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật, việc tổ chức, thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật

+ Pháp luật XHCN do Nhà nước XHCN ban hành, là sự cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng thành các quy định chung thống nhất trên quy mô toàn quốc.

+ Từ phân tích trên, cho thấy Pháp luật XHCN phải phù hợp với đường lối, chính sách của đảng, không trái với đường lối, chính sách của đảng.

- Pháp luật cũng có sự tác động mạnh mẽ tới đường lối chính sách của Đảng

+ Nếu sử dụng tốt công cụ pháp luật, thì đường lối chủ trương chính sách của Đảng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống.

+ Thực tiễn pháp lý là môi trường để kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chính sách của đảng.

- Trong mối quan hệ này, ddwwofng lối chính sách (ĐLCS) luôn giữ vai trò chủ đạo. Đường lối, chính sách của đảng là yếu tố thứ nhất, nội dung pháp luật là yếu tố phát sinh.

- Mối liên hệ: Tôn trọng vai trò chủ đạo của ĐLCS, đồng thời tránh tư tưởng pháp luật đơn thuần hoặc dùng đường lối chính sách của Đảng thay thế pháp luật.

g. Pháp luật XHCN có quan hệ qua lại với các quy phạm xã hội khác.

- Tác động của pháp luật đối với các quy phạm xã hội khác.

+ Quy phạm xã hội khác có thể là quy phạm đạo đức, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, tập quán…Nói chung đây là quan điểm của con người (một cộng đồng, một tầng lớp hoặc một giai cấp) về cái thiện, cái ác, về công bằng, danh dự… (đạo đức tập quán) hoặc các quy phạm điều chỉnh trong nội bộ của một tổ chức (của một nhóm hoặc một tầng lớp người nhất định ban hành)

+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chiếm đa số trong dân cư.

+ Do đó, pháp luật sẽ có tác động mạnh mẽ đến quy phạm xã hội khác. PLXHCN củng cố và truyền bá những giá trị đạo đức của xã hội, làm cho PL phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân và loại bỏ những quy phạm xã hội lạc hậu.

- Tác động của quy phạm xã hội khác đối với pháp luật.

+ Từ những phân tích trên, cho thấy quy phạm xã hội khác có tác động đến pháp luật. Đó là tác động đến việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật

Từ tất cả các vấn đề trên, rút ra khái niệm PLXHCN: Pháp luật XHCN là hệ thống những quy tắc xử xự của con người thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước trên cơ sở giáo dục thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn thi cao học môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w