Công tác thanh tra, thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản của công tác hành chính tổng hợp nhằm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học tại một đơn vị đào tạo luật chất lượng cao từ thực tiễn khoa L164800 (Trang 25)

ỉ . 2 .7 .1 . C ô n g tá c thanh tra.

Thanh tra K hoa Luật hiện nay vẫn đang sinh hoạt trong Phòng hành chính tổng hợp K hoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, do đó đề tài này sẽ tập trung đề cập đến m ột số vấn đề chủ yếu của công tác này trong một đơn vị đào tạo luật như K hoa Luật hiện nay. Chúng ta biết rằng, Luật Thanh tra đã thông qua tại kỳ họp lần thứ năm , Quốc hội khóa XI, ngày 15/6/2004, và có hiệu lực từ ngày 01/10/2004 (sau đây gọi là Luật Thanh tra-2004) thay th ế Pháp lệnh Thanh tra năm 1990'. Đ ây là văn bản pháp luật hết sức quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát

' Pháp lệnh Thanh tra 1990 đã được thực hiện trong 14 năm, mặc dù đã đáp ứng dược đòi hỏi cùa sự nghiệp đổi mới đất nước nhưng vẫn còn nhiều bất câp như: hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra chưa cao: tổ chức hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước còn nhiều bất cập. nhất là ờ những ngành, lĩnh vực có hoạt động thanh tra chuyên ngành; chức năng, nhiệm vụ. quyển hạn của thanh tra còn chưa rõ ràng, phương thức hoạt động thanh tra còn nhiều điểm bất hợp lý. cần phải dược nghiên cứu và tổng kết để có những định hướng đổi mới vé thể chế thanh tra cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế nên Nhà nước đã ban hành Luật Thanh tra nãm 2004.

hiện những sơ hở trong cơ ch ế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị khắc phục, phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Tại Đ iều 1 Luật Thanh tra-2004 đã ghi rõ hai loại hình thanh tra đó là thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân, và hiện tại trong K hoa Luật trực thuộc Đại học Q uốc gia Hà N ội cũng hiện diện cả hai loại hình thanh tra này là thanh tra thủ trưởng và thanh tra nhân dân. Thanh tra thủ trưởng thực hiện thanh tra các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động phục vụ cho các công tác đó. Trong thực tế, thanh tra nhân dân là m ột loại hình đã có từ lâu và đã hỗ trợ có hiệu quả cho công tác thanh tra của các tổ chức thanh tra nhà nước, điều đó đã được khẳng định trong Nghị Q uyết số 26 ngày 15/02/1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực thanh tra, mà theo đó thì thanh tra nhân dân vừa là tổ chức thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân cơ sở vừa là tổ chức thực hiện quyền kiểm tra, thanh tra có tính chất nhà nước của hộ hống cơ quan hành pháp đối với việc chấp hành chính sách, pháp luật của cấp trên đối với cấp dưới trong hệ thống quản lý.

Theo Luật Thanh tra-2004 (Đ59) thì nhiệm vụ truyền thống của Ban Thanh tra nhân dân là “giám sát, phát hiện, kiến nghị”, v ề giám sát, đây có thể coi là công việc chủ yếu của Ban Thanh tra nhân dân, nó được thể hiện ở các mặt về đối tượng và nội dung. Về đối tượng giám sát của thanh tra nhân dân rất rộng, bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tại địa phương và cơ sở. Về nội dung giám sát gồm: G iám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, các quy định của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, xã, phường, thị trấn; Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, ch ế độ nội quy của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước; Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của ủy ban nhân dân, xã, phường, thị trấn, của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước; Giám sát tổ chức, cá nhân có trách nhiệm

trong địa phương, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kiến nghị, quyết định về thanh tra. Q ua đó chúng ta thấy rằng, pháp luật hiện hành đã quy định chức năng chủ yếu của Ban Thanh tra nhân dân là chức năng giám sát.

V ậy, nếu theo quy định của pháp luật thì Ban Thanh tra nhân dân sẽ kiến nghị những gì thông qua việc giám sát: Một là, kiến nghị người có thẩm quyền xử lý khi phát hiện có vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;

Hai là, kiến nghị ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, thủ trưởng cơ quan, đom vị hoặc cấp có thẩm quyền khen thưởng những cá nhân có thành tích; Ba là, kiến nghị với chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, khắc phục sơ hở, thiếu sót; xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật.

N hư vậy, tựu trung lại chúng ta có thể thấy rằng, hoạt động của thanh tra nhân dân vẫn thể hiện được mục đích chung như m ọi hoạt động thanh tra, kiểm tra khác. Đó là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; pháp hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng co hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Đ3).

Thanh tra K hoa và thanh tra nhân dân ở K hoa Luật hiện nay chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ của m ình theo luật định, nhằm m ục đích chung nhất đó là cùng với tập thể lãnh đạo của Khoa hoàn thành nhiệm vụ chính trị m à Đ ảng và Nhà nước giao về đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng như các công việc khác có liên quan.

1.2.7.2. Công tác thỉ đua, khen thưởng:

Tại sao lại nói rằng, khen thưởng là chức năng quan trọng của N hà nước?. Vì, thưởng và phạt đương nhiên là chức năng quan trọng của mọi N hà nước, phạt

là trừng trị kẻ phạm tội và răn đe giáo dục m ọi người phải tuân thủ theo pháp luật. Vậy, như th ế nào là khen và thưởng? Khen ỉà sự nhận xét, đánh giá tốt về m ột người nào đó, tổ chức nào đó, về cái gì, việc gì đó với ý hài lòng; Thưởng là cho tiền hoặc hiện vật với ý khen ngợi và khuyến khích, khích lộ người có công hay đã làm m ột việc gì đó xuất sắc. Khen và thưởng của N hà nước là việc khen thưởng m ột cách chính thức có quyết định của cơ quan N hà nước có thẩm quyền.

K hen thưởng là tuyên dương công trạng của những người gương mẫu và có thành tích cống hiến cho việc chung của đất nước và nêu gương để cho mọi người noi theo, là sự cảm ơn của N hà nước đối với việc làm tốt của họ (là biểu hiện văn hóa thuần phong m ỹ tục của một quốc gia) và là biện pháp để xây dựng con người mới. N hư vậy, tổng thể những vấn đề nói trên cho thấy, khen thưởng là công cụ quản lý của m ọi N hà nước.

Đ iều đó, cần được m inh chứng bằng các luận cứ sau đây:

T h ứ n h ấ t, chính xuất phát từ bản năng, tính cách và tâm lý của con người

mà người làm công tác quản lý phải biết tâm lý đó mới hướng họ, chỉ đạo họ làm những việc tốt hoặc làm việc theo ý mình;

T h ứ h ai, đã là con người ai cũng có niềm kiêu hãnh, có sĩ diện và có niêm

tự hào. Nhưng trong m ỗi con người đểu có m ặt tốt, m ặt xấu. Bác Hồ đã dạy rằng:

“T rong m ỗi con người a i cũng có m ặt thiện và m ặ t á c, nhiệm vụ củ a chủng ta là

làm cho m ặ t thiện sinh s ô i n ẩy n ỏ như m ùa xuân, m ặ t á c p h ả i đ ẩ y lùi

Thứ ba, niềm kiêu hãnh và tự hào của m ỗi con người đã hiện hữu từ lúc còn là em nhỏ lẫm trẫm bước đi đến khi đã là m ột cụ già sắp qua đời.

Do đó, nếu biết khơi dậy và phát huy m ạnh niềm kiêu hãnh đó, niềm tự hào đó của con người thì mọi người đểu mang hết sức m ình đóng góp cho xã hội và xã hội sẽ phát triển nhanh theo chiều tốt đẹp. M ột em bé bị vấp ngã nếu được mẹ b ế dậy, nâng niu, khen ngoan thì em bé đỡ khóc; nếu la m ắng, trách phạt thì em bé càng khóc to hơn; m ột cụ già hấp hối trên giường bệnh nếu được ca ngợi những đức tính tốt đẹp và nói với cụ về những gì tốt đẹp mà cụ đã làm thì cụ sẽ

tươi tỉnh và khỏe khoắn hơn. M ột người nào đó làm việc tốt, dù việc ấy rất nhỏ nhưng cũng m uốn người khác biết đến, nếu được lãnh đạo biết đến thì họ càng sung sướng hơn và làm tốt hơn. Người lãnh đạo giỏi là người hiểu tâm lý về niềm kiêu hãnh, tự hào (sĩ diện, thể diện có ở mọi người) đó và biết sử dụng nhuần nhuyễn công cụ khen thưởng: A i làm việc tố t p h ả i b iế t độn g viên, khen thưởng;

A i làm v iệ c xấu h o ặ c không tố t p h ả i b iế t g ó p ý, p h ê bình, thậm ch í p h ả i trách

p h ạ t. Có như vậy công việc đề ra mới được hoàn thành đến nơi đến chốn.

K hen thưởng là biện pháp giáo dục xây dựng con người, để tuyên dương và làm cho mọi người noi theo, mang tính giáo dục đạo đức của m ột xã hội, Khen thưởng để hạn ch ế và bớt đi mọi sự tiêu cực, cùng nhau xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Nếu quản lý con người mà lúc nào cũng nhìn vào m ặt xấu của họ để chê bai, trách phạt thì chúng ta sẽ làm cho họ thối chí, thui chột đi m ặt tốt của họ.

K hen thưởng là m ột nghệ thuật, là tác phong văn hóa của người quản lý (lãnh đạo) và là nghệ thuật của người quản lý. Lúc nào khen, lúc nào thưởng, lúc nào khen và thưởng, khen bằng cách nào (hình thức khen), thưởng cái gì, giá trị như thế nào, khen cho ai, thưởng cho ai vào lúc nào (đối tượng, nội dung khen thưởng) là việc làm rất quan trọng trong công tác quản lý của người lãnh đạo.

Thưởng và phạt không đúng, không kịp thời, không đúng đối tượng thì thường phản tác dụng, xã hội tốt đẹp là xã hội khen thưởng nhiều hơn trách phạt. Nguyễn Trãi nói “N h à nước nào thưởng p h ạ t nghiêm m inh ỉà N h à nước vững

m ạnh, N h à nước m à thưởng nhiều hơn p h ạ t ỉà N h à nước p h ồ n vinh, N hà nước

m à p h ạ t nhiều hơn thưởng ỉà nhà nước suy tà n ” .

Còn công tác thi đua được hiểu như thế nào? Chúng ta biết rằng đã là con người ai cũng vươn lên để tự hoàn thiện chính m ình, sự vươn lên của mỗi người luôn m ang lại lợi ích cho chính m ình và lợi ích cho xã hội. Do đó, cần phải được tổ chức, khơi dậy và tạo điều kiện cho họ phát huy. Ai cũng đua nhau vươn lên thì xã hội mới phát triển, sự đua nhau vươn lên là động lực phát triển của mọi xã hội. Việc tổ chức cho mọi người đua nhau vươn lên theo m ột m ục đích, theo một

thời gian (có phạm vi không gian, thời gian, có đích) gọi là thi đua. M ọi người cùng tham gia đua, có người về đích trước, người về sau, có nhận xét đánh giá, đó chính là thi đua (vì khác các cuộc thi khác ở chỗ thi đua có đối tượng rộng, m ục tiêu rộng và nhiều). Vì vậy, có thể định nghĩa thi đua yêu nước một cách ngắn gọn hơn như sau: Trong m ột phạm vi không gian, thời gian nhất định, mọi người cùng nhau đem hết tài năng, sức lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất, tốt nhất m ang lại hiệu quả kinh tế-xã hội, mang lại lợi ích cho chính mình, cho tập thể và đóng góp cho lợi ích xã hội cao nhất. Nếu ở chế độ tư bản chủ nghĩa thì cạnh tranh là động lực phát triển, thì ở chủ nghĩa xã hội thi đua là động lực phát triển, m ột xã hội không có sự đua chen vươn lên của con người thì xã hội đó là xã hội chết hoặc dẫm chân tại chỗ.

N hư vậy, thi đua phải có hình thức, nội dung và đối tượng. Phải chọn phương pháp để thi đua, chọn m ục tiêu, nhiệm vụ, ấn định đúng thời gian để phát động và kết thúc, phải theo sát tình hình, diễn biến và động viên kịp thời những gương nổi bật trong tháng, quý, năm. Sử dụng tốt cổng cụ khen thưởng, để có tác dụng khen thưởng đẩy m ạnh thi đua, coi trọng công tác tuyên truyền vận động. Phải có tổng kết đánh giá đúng mức, tránh hình thức, phô trương, coi trọng hiệu quả thiết thực để m ọi người thấy rõ và công khai thấy rõ hiệu quả của thi đua. Người thủ trưởng các cấp phải là người đứng ra phát động và tổng kết thi đua và phối kết hợp với các tổ chức chính trị-xã hội cùng tham gia chỉ đạo thực hiện.

Trở lại với công tác thi đua, khen thưởng tại K hoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà N ội, chúng ta khẳng định rằng công tác này đã được tiến hành hàng năm theo Luật thi đua khen thưởng nãm 2003 (đã được Q uốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003), theo các quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và quy ch ế của K hoa Luật về thi đua khen thưởng. Theo Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), đã phân định thành công tác thi đua và công tác khen thưởng. Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (k .l,Đ 3 ); và K hen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dưng và bảo vệ Tổ quốc (k.2,Đ 3). Dựa trên cơ sở của Luật này, Đ ại học Q uốc gia H à Nội đã ban hành Quy định về tiêu chuẩn và quy trình xét duyệt thi đua, khen thưởng của Đại học Quốc gia Hà Nội (Được ban hành kèm theo Q uyết định 55/CT-HSSV ngày 23/5/2005 của Giám đốc Đại học Quốc gia H à N ội). K hoa Luật cũng đã cụ thể công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị m ình bằng Q uy ch ế “Về các tiêu chuẩn và quy trình bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà N ội” (Được ban hành kèm theo Q uyết định số 196/HCTH-KL ngày 19/8/2003 của Chủ nhiệm K hoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).

N hư vậy, thi đua là m ột hình thức tự nguyện của cá nhân và tập thể, mà điều đó được thể hiện bằng hình thức tự nguyên đăng ký thi đua vào đầu mỗi năm học, và K hoa Luật tiến hành bình chọn các danh hiệu thi đua cho cá nhân và tập thể sau khi kết thúc mỗi năm học. Hàng năm , sau khi kết thúc năm học theo quy định của Đ ại học Q uốc gia Hà Nội, K hoa Luật đều tiến hành bình xét các danh hiệu thi đua như: lao động tiến tiến; chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; chiến sĩ thi đua cấp Đại học Q uốc gia Hà Nội; danh hiệu tập thể lao động xuất xắc và danh hiệu cho tập thể toàn Khoa. Bên cạnh đó là các hình thức khen thưởng như: Giấy khen của Chủ nhiệm Khoa; bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ v.v... và huân, huy chương các loại.

N hìn chung, các danh hiệu thi đua, khen thưởng được thực hiện một cách kịp thời đã động viên tinh thần lao động của cán bộ, viên chức, các đơn vị thuộc Khoa và toàn thể cán bộ, viên chức Khoa Luật yên tâm phấn đấu, công tác tốt hoàn thành các nhiệm vụ về đào tạo và nghiên cứu khoa học mà cấp trên giao.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản của công tác hành chính tổng hợp nhằm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học tại một đơn vị đào tạo luật chất lượng cao từ thực tiễn khoa L164800 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)