Những đề xuất với Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS viễn thám phân vùng bảo tồn thích nghi đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định (Trang 68 - 70)

Xây dựng kế hoạch tài chính mới, đảm bảo kinh phí cho cho VQG từ nguồn thu của nuôi trồng thủy sản ở trong VQG, khu Ramsar và vùng đệm.

Không phát triển thêm đầm nuôi trồng thủy sản trong VQG và dỡ bỏ những đầm nuôi trồng thủy sản ở Cồn Lu - vùng 4. Không áp dụng nuôi trồng thủy sản thâm canh trong VQG và vùng đệm và không cho phép người cư trú trong VQG đặc biệt là vùng 4.

Nghiên cứu làm rõ tính bền vững của các hoạt động của con người trong VQG và vùng đệm. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc săn bắn chim và việc làm nhiễu loạn nơi trú ngủ của các loài chim ven bờ và mở rộng việc đào tạo chuyên sâu

đối với tất cả các cán bộ nhân viên... Cần tỉa thưa rừng ngập mặn.

Không trồng Phi lao trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG. Cơ sở

của việc trồng rừng ngập mặn ở vùng Châu thổ Sông Hồng nói chung và VQG Xuân Thuỷ nói riêng chủ yếu là để cốđịnh và bảo vệ bờ biển. Vì vậy hầu như tất cả

rừng ngập mặn ở trong vùng được trồng độc canh với loài Trang và với khoảng cách của cây là 0.3-0.7m. Đó là hai nguyên nhân làm cho rừng ngập mặn rễ bị bệnh

dịch và côn trùng phá hại và kết quả là tốc độ sinh trưởng của cây chậm. Thêm vào

đó mật độ cây dày làm giảm đi sự xâm nhập của ánh sáng mặt trời tới nước biển, làm đình trệ quá trình phân hủy của lá cây bị rơi xuống, và do đó làm giảm đi năng suất sơ cấp trong hệ sinh thái. Điều đó làm tổng sinh khối của hệ sinh thái, đặc biệt là giảm các loài có giá trị kinh tế quan trong như Tôm, Cua và Cá và giảm đi sựđa dạng loài.

Trong quá trình xây dựng dự án đầu tư mới, cần được xem xét lại luận chứng kinh tế kỹ thuật cũ, và để bảo đảm là các quy định về quản lý khu bảo tồn của Quốc gia là phù hợp với hướng dẫn của Quốc tế. cần chú ý nhất tới sinh cảnh vùng 2.

Phục hồi rừng phi lao trên các cồn cát thuộc Cồn Lu. Quản lý việc khai thác ngao giống khu vực Cồn Xanh. Bảo vệ các bãi kiếm ăn cho chim di cư và chim nước, Kiểm soát và phát triển hợp lý các hoạt động đánh bắt ven bờ. Đầu tư nguồn lực phục vụ công tác quản lý hoạt động khai thác.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS viễn thám phân vùng bảo tồn thích nghi đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định (Trang 68 - 70)