Các nghiên cứu tương tự ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS viễn thám phân vùng bảo tồn thích nghi đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định (Trang 28 - 34)

Nguyễn Văn Sinh (2009) nghiên cứu sự biến động lớp phủ thực vật bằng ảnh vệ tinh đa thời gian và ảnh hưởng của nó tới sựđa dạng sinh học ở các khu vực bảo tồn thiên nhiên Nam Bộ

Đề tài “ứng dụng GIS thành lập bản đồ độ dốc vùng núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã sử dụng công nghệ GIS phân chia ra 5 cấp độ dốc sau: độ

dốc dưới 10 %, độ đốc 10 - 25%, độ dốc 25 - 40%, độ dốc từ 40 - 55% và trên 55% (Nguyễn Huy Anh, 2008) [1].

Đề tài “ứng dụng công nghệ GIS trong phân cấp rừng phòng hộ tại huyện Sơn

Động, tỉnh Bắc Giang” trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của máy tính và công nghệ GIS kết hợp phương pháp chuyên gia theo các quy định, quy trình quy phạm kỹ thuật đã thể hiện tính khách quan, khoa học và rất phù hợp với điều kiện địa phương. Phương pháp phân cấp rừng phòng hộ trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện

đại đã đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn, so sánh mức độ quan trọng giữa các nhân tố tham gia phân cấp rừng phòng hộ từđó đưa ra trọng số cho từng nhân tốđó, mang tính khoa học, có khả năng ứng dụng thực tế cao,

đặc biệt trong công tác rà soát quy hoạch ba loại rừng trên toàn quốc Đề tài “ứng dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ nhạy cảm trượt lở đất các tỉnh biên giới Tây

Bắc” đã xây dựng được bản đồ nhạy cảm trượt lở đất các tỉnh biên giới Việt Nam, thể hiện một cách tổng quát về mức độ nhạy cảm trượt lở đất, trong đó vai trò của các đới đứt gãy hoạt động rất rõ nét, các vùng nhạy cảm trượt lở mạnh đến rất mạnh thường tập trung dọc theo các đới đứt gãy này. Việc kết hợp phương pháp tính xác suất xuất hiện và đưa mức độ chế ngự vào chỉ số đánh giá tổng hợp đã loại bỏ hoàn toàn những khu vực thiếu số liệu để tính xác suất xuất hiện do đi lại khó khăn. Kết quả cuối cùng đã phản ánh được chính xác tính thực tế khách quan của đối tượng. Từ các kết quả nghiên cứu này cho phép đưa ra các quyết định về

quy hoạch lãnh thổ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên cũng như tìm biện pháp phòng chống và giảm thiểu các sự cố về môi trường, đặc biệt là trượt lở đất (Nguyễn Tứ Dần và cs, 2008) [5].

Đề tài “Xây dựng sơđồ phân vùng tai biến môi trường lãnh thổ Tây Bắc với sự

trợ giúp của công nghệ GIS”, nhờ công nghệ hệ thống thông tin địa lý, nhiều bản đồ được tích hợp lại và nhiều thông tin mới được hình thành, các đối tượng không gian mới được tạo ra. Các phép chồng chập bản đồđược thực hiện với dữ liệu không gian dạng raster, nhiều bản đồ được tích hợp cùng một lúc nhờ các thuật toán số học, quan hệ hay logic. Kết quả là sơ đồ phân vùng dự báo trượt lở đất và tai biến môi trường vùng Tây Bắc trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng, phân tích đánh giá các nguyên nhân phát sinh và phát triển tai biến (nội sinh, ngoại sinh, nội ngoại sinh phối hợp và dân sinh), xem xét, so sánh, xác định mức độ ảnh hưởng, liên quan của các yếu tố. Sơ đồ

phân vùng được thành lập căn cứ vào quy mô, phạm vi diễn biến, có khái quát hóa số

liệu, xác định yếu tố trội, sự lặp đi lặp lại có chu trình, các dạng tai biến được thể hiện trên sơ đồ rõ ràng, dễ hiểu, có thểđánh giá thống nhất tương đối (Nguyễn Quang Mỹ

và cs, 2007) [18].

Đề tài “Xây dựng bản đồ nhạy cảm của các hệ sinh thái với tác động môi trường nhằm sử dụng hợp lý cảnh quan lãnh thổ cho mục tiêu phát triển bền vững khu vực ven biển thành phố Hải Phòng”, đã đưa ra vấn đề mới là đánh giá tính nhạy cảm môi trường theo quan điểm tiếp cận sinh thái và quan điểm tổng hợp, theo đó, tính nhạy cảm môi trường được nghiên cứu, đánh giá theo đơn vị hệ sinh thái. Sử

dụng phương pháp phân tích nhân tố và tích hợp thông tin với sự trợ giúp của các phần mềm viễn thám và GIS hiện đại như ENVI, ArcView, ArcGIS... nhằm xác

định chỉ số nhạy cảm và đưa ra bản đồ nhạy cảm môi trường và mô hình, quy trình nghiên cứu chi tiết trong ứng dụng viễn thám và GIS để nghiên cứu và xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường. Một số sản phẩm cụ thể của đề tài là:

- Cơ sở dữ liệu môi trường thành phố Hải Phòng về nhạy cảm sinh thái (tỉ lệ

1/50000) bao gồm các bản đồ hợp phần môi trường (địa chất kiến tạo, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hải văn, thực vật,...) và 51 hệ sinh thái tồn tại trong không gian lãnh thổ dải ven biển thành phố Hải Phòng.

- Xây dựng hệ thống bản đồ nhạy cảm sinh thái khu vực ven biển Hải Phòng tỉ lệ 1: 50.000. Cùng với hệ thống bản đồ là bộ chỉ số nhạy cảm của từng đơn vị

cảnh quan với các tác động môi trường như tràn dầu, ngập lụt, nước dâng, xâm nhập mặn, ô nhiễm chất thải, tai biến địa chất...

- Xác định các vùng có chức năng khác nhau về môi trường bao gồm vùng cần có biện pháp xử lý khẩn cấp về ô nhiễm và suy thoái môi trường; các khu vực cần có biện pháp phòng tránh ô nhiễm; các khu vực có hệ sinh thái đặc thù cần bảo tồn. Từ đó đề xuất biện pháp ứng xử thích hợp với các vấn đề môi trường của khu vực. Sản phẩm này có thểứng dụng vào thực tiễn của công tác quy hoạch môi trường, đưa ra những cảnh báo về tai biến và ô nhiễm môi trường, đồng thời có thể cung cấp cơ sở

khoa học giúp cho các cơ quan chức năng cơ sở khoa học để sàng lọc các dự án đầu tư vào khu vực (Nguyễn Ngọc Thạch và cs, 2007) [20].

Đề tài “Xây dựng quy trình công nghệ phối hợp giữa phần mềm ENVI và Mapinfo để xây dựng bản đồ chuyên đề lớp phủ mặt đất khu vực Hà Nội cũ”, phân loại đối tượng mặt đất từảnh viễn thám kết hợp với điều tra thực địa cho phép thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất với các thông tin trung thực và chính xác, từ đó giúp cho việc quản lý đất đai nói chung cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên nói riêng, quy hoạch và ra quyết định cho mọi lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, môi trường một cách hợp lý nhất với điều kiện của từng địa phương, khu vực hay phạm vi toàn quốc. Hơn nữa, khi phân tích ảnh còn có thể tìm ra được các quy luật

và đặc điểm phân bố, ghi nhận hiện trạng và biến động của các lớp phủ mặt đất cũng như có thể tiến hành nghiên cứu về các quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau và giữa các nhóm đối tượng tự nhiên với các nhóm đối tượng nhân sinh. Với những thế mạnh của tư liệu viễn thám như khả năng cập nhập thông tin, tính chất đa thời kỳ của tư liệu, tính chất phong phú của thông tin đa phổ, tính đa dạng của tư liệu (băng từ, phim, ảnh, đĩa từ), sự kết hợp của thông tin viễn thám với hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệđịnh vị toàn cầu (GPS) áp dụng được trong nhiều lĩnh vực có hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống... Tư liệu viễn thám có độ phân giải cao nên có thể sử dụng để thành lập bản đồ từ tỷ lệ lớn (1/5.000 - 1/25.000) đến tỷ

lệ trung bình (1/50.000 - 1/100.000) và tỷ lệ nhỏ (1/250.000 -1/1.000.000), nên không chỉ dừng lại ở việc thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất mà còn được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác như trong công tác điều tra quy hoạch rừng, khí tượng, đánh giá tác động môi trường, kiểm kê đất đai. Việc thành lập bản đồ bằng công nghệ viễn thám tạo ra được các bản đồ chuyên đề dưới dạng bản đồ số, được kết nối với cơ sở dữ liệu thuộc tính chuyên đề nên việc khai thác sử dụng, cập nhật thuận tiện. Tuy nhiên độ chính xác của việc thành lập bản đồ bằng công nghệ viễn thám phụ thuộc rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố khách quan phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khả năng chiếu sáng và đặc điểm của đối tượng vào thời điểm vệ tinh bay chụp. Các yếu tố chủ quan lại phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người giải đoán và xử lý ảnh. Do vậy, kết quả phân loại cần phải

đối chiếu với kết quả kiểm tra thực địa để chỉnh lý, bổ sung cho kết quả nghiên cứu, nhằm đảm bảo độ tin cậy của các thông tin được chiết tách từ tư liệu viễn thám trong việc thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất

. Nhng nghiên cu v thành phn loài

Ở Việt Nam, Phan Kế Lộc (1970) đã xác định hệ thực vật miền bắc Việt Nam có 5.609 loài thuộc 1.660 chi và 240 họ.

Thái Văn Trừng (1970) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ.

Hoàng Chung (1980) khi nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã công bố thành phần loài thu được gồm 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ.

Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê số loài hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài.

Phan Nguyên Hồng (1991) lập danh mục cùng với một số chỉ tiêu khác (dạng sống, môi trường, khu phân bố) của 75 loài thuộc 2 nhóm loài cây ngập mặn

điển hình và cây gia nhập vào rừng ngập mặn.

Đỗ Tất Lợi (1995) khi nghiên cứu các loài cây thuốc đã công bố 798 loài thuộc 164 họ có ở hầu hết các tỉnh nước ta.

Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1995) nghiên cứu thành phần loài, dạng sống của sa van bụi và đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123 loài thuộc 47 họ khác nhau.

Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê thành phần loài của Vườn quốc gia Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành: Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các loài này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về họ Thầu Dầu

(Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu được 156 loài trong tổng số 425 loài của họ

Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng.

Lê Ngọc Công (1998) khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường của một số

mô hình rừng trồng ở một số tỉnh miền núi đã công bố thành phần loài gồm 211 loài thuộc 64 họ.

Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có nhận xét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các trạng thái thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi chủ yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta (họ Cà phê -

Rubiaceae); chi Tabermontana (họ Trúc đào - Apocynaceae); chi Ardisia, Maesa

Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) khi tổng kết các công trình nghiên cứu về khu hệ

thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 1.373 loài thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ.

Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (2000) nghiên cứu sự biến động thành phần loài thực vật sau nương rẫy ở huyện Con Cuông, Nghệ An nhận xét rằng: do ảnh hưởng của canh tác nương rẫy nên thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một đơn vị

diện tích có xu hướng giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định.

Phạm Hồng Ban (2000) nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An. Tác giảđã xác định thành phần loài, mật độ cá thể và phổ dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy theo thời gian bỏ hoá. Theo tác giả, hệ thực vật sau nương rẫy ở vùng đệm Pù Mát (Nghệ An) khá đa dạng về thành phần loài, gồm 586 loài thuộc 344 chi, 105 họ thực vật bậc cao có mạch.

Đặng Kim Vui (2002), nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng sau nương rẫy ở

huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy 1 - 2 tuổi có 76 loài thuộc 36 họ, 3 - 5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ, 5 - 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ, 11 - 15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ.

Lê Ngọc Công (2004) nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý như: Lim, Dẻ, Trai, Nghiến v.v.

Thái Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005) nghiên cứu về thảm thực vật Vườn quốc gia Ba Vì đã xác định ở đây có 11 kiểu quần xã thực vật khác nhau. Trong quần xã cây bụi thứ sinh thường xanh, lá rộng thành phần chủ yếu là cây gỗ

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS viễn thám phân vùng bảo tồn thích nghi đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)