Ô nghiên cứu có kích thước là 0,1ha (20x50m), được chọn theo phương pháp chọn các ô điển hình về thực vật dựa trên các dạng thảm thực vật hiện có ở khu vực nghiên cứu, và dựa vào các yếu tố tác động tới sự phát triển của rừng như yếu tố
quản lí, thủy văn, khoảng cách tới khu dân cư, tình hình kinh tế của người dân địa phương. Chọn các OTC vừa có đa dạng về thành phần loài vừa mang tính chất che phủ của rừng ngập mặn. Tổng cộng 10 ô nghiên cứu đã được thiết lập.
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn
Đểđạt được mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên của VQG Xuân Thủy tôi đi tìm hiểu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật để từđó xác định các giải pháp bảo tồn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận sau:
- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) để xác định các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới đa dạng thực vật:Phương pháp này bao gồm cả điều tra phỏng vấn, tổng hợp và phân tích số liệu. cụ thể phỏng vấn 5 cán bộ VQG và 15 người dân vùng đệm.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật: Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân đó, để xây dựng các giải pháp bảo tồn có hiệu quả nhất, chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể từng nguyên nhân, áp dụng nhiều giải pháp, xây dựng nhiều chương trình hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tác động của nguyên nhân đó.
2.4.4. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ
Bước 1: Xây dựng bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu dựa các loại bản đồ, số liệu sẵn có.
Bước 2: Phân cấp mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố: thủy văn, thực phủ, quản lý, sinh kế và khoảng cách tới khu dân cưđối với đa dạng sinh học.
Bảng 2.1. Phân cấp yếu tố quản lý rừng
STT Phân cấp Mô tả
1 Cấp 1 Rừng được quản lý khá chặt chẽ, hệ sinh thái tương đối ổn
định, hầu như không bị tàn phá.
2 Cấp 2 Công tác quản lý rừng đã thu được những kết quả khả quan nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bị tàn phá ít.
3 Cấp 3 Công tác quản lý chưa tốt, rừng bị khai phá bừa bãi và chưa có biện pháp bảo vệ, bị tàn phá nhiều.
*. Phân cấp yếu tố thủy văn
Bảng 2.2. Phân cấp mức độ ảnh hưởng của yếu tố thủy văn
STT Phân hạng Mô tả
1 Cấp 1 Các khu vực nằm gần sông suối nhất, chịu ảnh hưởng trực tiếp khi thuỷ chiều lên xuống
2 Cấp 2 Các khu vực nằm gần sông, suối và chưa chịu sự ảnh hưởng của thủy chiều. 3 Cấp 3 Các khu vực nằm xa sông, suối và rất ít chịu sựảnh hưởng của yếu tố thủy văn * Phân cấp mức độ che phủ Bảng 2.3. Phân cấp mức độ che phủ STT Phân cấp Mô tả 1 Cấp 1 Có độ che phủ 60-80% 2 Cấp 2 Có độ che phủ 40-59% 3 Cấp 3 Có độ che phủ 20-39%
*. Phân cấp theo yếu tố khoảng cách tới các khu dân cư
Bảng 2.4. Phân cấp yếu tố khoảng cách tới các khu dân cư
STT Phân cấp Mô tả
1 Cấp 1 Cách khu dân cư < 1000m
2 Cấp 2 30000m> Cách khu dân cư >1000m
* Phân cấp theo yếu tố sinh kế
Bảng 2.5. Phân cấp theo yếu tố sinh kế
STT Phân cấp Mô tả
1 Cấp 1 Phụ thuộc hoàn toàn
2 Cấp 2 Ít phụ thuộc
3 Cấp 3 Không phu thuộc
Bước 3: Chồng ghép các bản đồ chuyên đề thành bản đồ thể hiện sự tác động tổng hợp của các yếu tốđến bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu.
KẾT QU
3.1. Kết quảđiều tra c
3.1.1. Vị trí địa lý
VQG Xuân Thuỷ
tự nhiên là 7.100 ha, bao g Nam Định khoảng 40 km v
Có toạđộ địa lý: - Dài 5’ vĩ độ Bắc; t - Rộng 12’ kinh độ Đ
Vị trí tiếp giáp: - Phía Đông Bắc giáp - Phía Tây Bắc giáp v Xuân và xã Giao Hải, thu
- Phía Đông Nam và Tây Nam giáp bi
Hình 3.1: Bả
Chương 3
ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬ đ ều tra cơ bản
ỷ thuộc hữu ngạn sông Hồng tại cửa Ba Lạ
ha, bao gồm Cồn Lu, Cồn Ngạn và Cồn Xanh, cách th
ảng 40 km và cách Hà Nội 130 km.
ĩ độ ắc; từ 20010’ B đến 20015’B.
ng 12’ kinh độĐông; từ 106020’Đđến 106032’Đ.
ắc giáp sông Hồng.
ắc giáp vùng dân cư 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao L
ải, thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. ông Nam và Tây Nam giáp biển Đông.
ản đồ vị trí Vườn Quốc gia Xuân Thủy -
Ả ẬN
ửa Ba Lạt có tổng diện tích
ồn Xanh, cách thành phố
ện, Giao An, Giao Lạc, Giao
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu vực cửa Ba Lạt là khu vực có địa hình đồng bằng thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối từ 0,5 - 3 m, hơi nghiêng về phía biển, độ dốc ở sườn ngầm ven bờ rất nhỏ: 0,004 - 0,012m. Địa hình gồm hai vùng khá rõ rệt: Vùng trũng nội đồng cao từ 0,5m - 0,6m; vùng phía trong ven các đê biển có cao trình từ 1,5m - 1,7m.
Địa hình tích tụ - xói lở sông biển: bao gồm lòng dẫn sông và các lạch phụ
hai bên (lạch Vọp, lạch Trà).
Địa hình tích tụ do triều: ở khu vực khuất gió sau các cồn chắn cồn Mờ hoặc
ở ven cửa sông phát triển mạnh các rừng cây ngập mặn. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển và lòng dẫn chính cửa sông, điều kiện lắng đọng tốt do không bị sóng tác động gây phá hủy.
3.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng
Năm xã nằm trong khu vực vùng đệm của VQG có vị trí rất thuận lợi để phát triển, đặc biệt là phát triển về các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích theo địa giới hành chính của 5 xã là 4023,67 ha. Đất đai tự nhiên được thành tạo từ nguồn phù sa bồi lắng của sông Hồng. Vật chất bồi lắng gồm 2 loại hình chủ yếu: bùn phù sa (cố kết dần trở thành lớp đất thịt) và cát lắng đọng (tích hợp và lắng đọng tạo thành các dòng cát kéo dần ra phía biển theo hướng Tây Nam).
3.1.4. Đặc điểm khí hậu
Khu vực VQG Xuân Thuỷ thuộc huyện Giao Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm khí hậu chung hơi ẩm của đồng bằng ven biển (K = 1,5 - 2,0). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, không khí lạnh khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, khi hậu nóng ẩm thường xuyên xuất hiện dông bão và áp thấp nhiệt đới. Nhịp điệu mùa tại đồng bằng ven biển có những nét độc đáo riêng, có lẽ chỉ ởđây mới có thể phân ra 4 mùa trong 1 năm.
+ Khu vực VQG Xuân Thuỷ được cung cấp nước chủ yếu từ sông Hồng
đưa ra và nước biển do thuỷ triều đưa vào. Có 2 sông chính trong khu vực này là sông Vọp và sông Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ cấp thoát nước tự nhiên.
+ Sông Vọp: Chảy từ cửa Ba Lạt ra biển Giao Hải dài khoảng 12km, là ranh giới ngăn cách giữa cồn Ngạn và Bãi Trong. Năm 1986, đập Vọp đã ngăn sông Vọp thành 2 phần Đông Vọp và Tây Vọp. Vì vậy không có nước lưu thông nhiều năm, lòng sông Vọp ở phía sông Hồng đã bị phù sa lấp đầy. Năm 2002, cầu Vọp được mở nhưng lưu lượng nước qua sông Vọp hiện tại vẫn còn nhỏ.
+ Sông Trà chảy từ cửa Ba Lạt xuống phía Nam ra biển gặp sông Vọp ở biển Giao Hải, dài khoảng 12km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Sông Trà bị lấp ở đoạn giữa đây là một hạn chế lớn cho điều kiện thuỷ văn ở khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển kém hiệu quả của nhiều loài
động thực vật ở khu cuối Cồn Ngạn và Cồn Lu.
3.1.5. Đặc điểm của lớp thực bì
Có 7 kiều quần xã thực vật trong vườn quốc gia Xuân Thuỷ:
+ Quần xã cỏ cáy (Sporobolus virginicus) - cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis) mọc chủ yếu ở cửa Ba Lạt trên các bãi bùn đang hình thành, các bãi bùn phần lớn thời gian còn ngập nước, khi nổi lên còn chịu nhiều tác động của sóng biển. Ở những khu vực giáp với rừng ngập mặn hoặc ven bờ xuất hiện một số câyngập mặn con tái sinh như bần chua, trang. Những khu vực đất cao hơn các loài cây thuộc họ Lúa (Poaceae) như cỏ gà (Cynodon dactylon) và họ Cói (Cyperaceae) như gấu biển
(Cyperus stoloniferus)... phát triển.
+ Quần xã vạng hôi (Clerodendron inerme) - tra (Hibiscus tiliaceus) - giá (Ecoecaria agallocha) mọc trên các vùng đất cao, hay ven bờđầm, ít khi bị ngập. Đây là kiểu nơi sống có quần xã thực vật với thành phần loài thực vật khá đa dạng, với 64 loài (34,8%). Ngoài ba loài ưu thế còn có ráng biển (Acrostichum aureum) phân bố chủ yếu trên các bờđầm, hay bãi đất cao. Ngoài ra còn có một số loài cây thân cỏ.
+ Quần xã cà độc dược (Datura metel) - thầu dầu (Ricinus communis) - quả
nổ (Ruellia tuberosa) mọc trên vùng đất cao ở mái đê nơi không chịu hay chỉ chịu tác động của triều cường. Những loài này chịu được muối do gió biển mang đến. Một số loài chịu mặn mọc gần sát chân đê bị ngập triều cao như giá (Excoecaria
agallocha), na biển (Annona glabra), từ bi (Vitex trifoliata), sài hồ (Pluchea
pteropoda), vạng hôi (Clerodendron inerme).
+ Quần xã cỏ lông chông (Spinifex littoreus) - muống biển (Ipomoea pes-
carpae) sống trên bãi cát kiểu này thường nằm ở phía ngoài các cồn cát trồng phi lao ở Cồn Lu, Cồn Nhà, hay các bãi cát của những cồn mới hình thành, bề ngang quần xã thực vật ởđây hẹp, từ vài mét cho đến vài chục mét.
+ Quần xã cỏ xoan (Halophila ovalis) - cỏ xoan nhỏ (Halophila minor) -
rong xương cá (Myriophyllum dicoccum) ở nước lợ. Sinh cảnh này rất nghèo về
thành phần loài (chiếm 3,2% tổng số loài). Kiểu quần xã thực vật này tương đối hiếm và dễ bị tác động của các hoạt động nuôi trồng thủy sản và đánh bắt trong khu vực ven rừng ngập mặn.
+ Quần xã cói (Cyperus malaccensis) - sậy (Phragmites karka) trong các đầm nuôi thuỷ sản. Sinh cảnh này có nguồn gốc là rừng ngập mặn, trong đó có 3 loài ưu thế
là bần chua (S.caseolaris) và trang (K.obovata) cùng sú (Ae.corniculatum).Sau khi đắp
đầm giữ nước triều, hầu hết trang, sú chết, chỉ còn một ít cây lớn có rễ hô hấp cao sống sót. Đất, nước thoái hoá và chua mặn nên cói và sậy có điều kiện phát triển.
+ Quần xã rừng phi lao (Casuarina equisetifolia) - quan âm (Vitex trifoliata):
Khu vực trồng phi lao tập trung ở các cồn cát phía ngoài vùng rừng ngập mặn như
cồn Lu, cồn Ngạn (xã Giao Thiện), cồn Nhà (xã Giao Xuân) và một số nơi khác. Cây bụi mọc phổ biến ở đây là vạng hôi (Clerodendrum inerme), chọ (Myoporum
bontioides), dừa cạn (Catharanthus roseus). Loài cây chịu hạn tốt như cỏ tranh
(Imperata cylindrica), quan âm (Vitex rotundifolia), sa sâm (Launaea sarmentosa)
mọc rải rác trên đất cát khô. Quần xã thực vật này rất dễ bị tác động bởi sóng lớn và con người. Việc nuôi trồng các loài gia súc như dê, bò đã làm cho các cây bụi và cây cỏ thấp và phân cành nhiều. Trên dải cao thoát triều (đất không ngập triều) Cồn Lu là rừng phi lao trồng. Rừng phi lao trồng gồm 3 cấp tuổi, cấp tuổi < 5 năm, cấp tuổi 5 - 10 năm và cấp tuổi > 10 năm. Mật độ trồng 3.300 cây/ha. Ở cấp tuổi > 10 năm có đường kính trung bình 15 - 25 cm, chiều cao 10 - 15 m. Đất cồn cát thoát triều, cây phi lao tỏ ra ưa thích, vì vậy rừng phi lao phát triển tốt.
Hiện trạng đất trống và mặt nước: Ngoài lớp phủ rừng ngập mặn, rừng phi lao, VQG Xuân Thuỷ còn có hiện trạng đất trống và mặt nước.
- Hiện trạng đất trống: Có những đất trống trên cồn cát, bãi vạng, đất lầy.
- Hiện trạng mặt nước là những diện tích đất ngập nước thường xuyên của VQG. Đại bộ phận mặt nước là nước mặn, chỉ có ở cửa sông Trà là nước lợ.