Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Cầu Giấy (Trang 49 - 50)

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng:

3.2.4Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng

2. Trọng tâm nhiệm vụ

3.2.4Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng

Để đảm bảo cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích thì ngân hàng phải kiểm tra, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn vay của ngân hàng, tình trạng tài sản đảm bảo yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo phù hợp với giá trị khoản vay đồng thời cũng tạo cho khách hàng ý thức hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả. Hơn hết là khi kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng ngân hàng bằng kinh nghiệm sẵn có có thể tư vấn cho khách hàng giúp khách hàng khắc phục khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Cán bộ tín dụng hiện nay tại chi nhánh khi giám sát nợ chủ yếu là xem xét 3 yếu tố đầu và thường chỉ quan tâm đến các thông tin từ hoạt động sử dụng vốn của khách hàng để có thể tiện báo cáo mà thôi. Đây là điều thiếu sót của các cán bộ tín dụng vì đây là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng tín dụng và giữ chân khách hàng và mở rộng tín dụng theo chiều sâu nhưng cũng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng. Trong quá trình kiểm tra giám sát phát hiện khách hàng thể hiện có vấn đề về tài sản đảm bảo và sử dụng vốn sai mục đích thì phải dứt khoát thực hiện xử lý kịp thời để giảm thiểu rủi ro mất vốn và đọng vốn làm giảm tốc độ tăng của vòng quay vốn tín dụng.

Thanh tra giám sát không chỉ đơn thuần là giám sát khách hàng mà còn cần phải thanh tra giám sát chính ngân hàng, chính các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và các cán bộ khác có liên quan nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của từng

người và phát hiện những sai sót có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Cầu Giấy (Trang 49 - 50)