2.2.5.1. Khám trước điều trị
▪ Hỏi bệnh: sau khi lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu chúng tôi tiến
hành hỏi bệnh nhằm thu thập các thông tin sau: - Tuổi: Chia thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: ≤ 40 tuổi + Nhóm 2: từ 40 – 60 tuổi + Nhóm 3: ≥ 60 tuổi.
- Thời gian mắc bệnh đái tháo đường: Chia số năm mắc bệnh đái tháo đường thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1 < 5 năm + Nhóm 2 từ 5 – 10 năm + Nhóm 3 > 10 năm
- Tình hình điều trị đái tháo đường.
- Thời điểm phát hiện bệnh võng mạc đái tháo đường và tình hình điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường.
- Khám, điều trị nội khoa, nội tiết: Tất cả các bệnh nhân đều được gửi đi khám chuyên khoa nội tiết và nội khoa để xác định typ đái tháo đường
- Chức năng thận.
- Tình trạng huyết áp: Chia làm 2 mức độ: + Huyết áp bình thường: HATT < 140 mmHg + Huyết áp cao: HATT ≥ 140 mmHg
- Tình hình Glucose huyết lúc đói: Chia thành 3 mức độ: + Mức 1: Đường huyết được kiểm soát tốt: < 7 mmol/l
+ Mức 2: Đường huyết được kiểm soát trung bình: 7 – 10 mmol/l. + Mức 3: Đường huyết được kiểm soát kém: > 10mmol/l.
- Tình trạng toàn thân.
▪ Khám lâm sàng:
- Thử thị lực: Dựa theo phân loại mức độ bệnh của tổ chức y tế thế giới WHO (1999) chia các mức độ thị lực thành 4 nhóm như sau:
+ Thị lực tốt: > 7/10 (20/30)
+ Thị lực khá: 4/10 (20/50) – 7/10 (20/ 30) + Thị lực kém: ĐNT ≥ 3m – 3/10 (20/70) + Gần mù: ĐNT < 3m.
- Đo nhãn áp: Sử dụng nhãn áp kế Maclakov với quả caan 10g. Dựa theo Tôn Thất Hoạt (1962), chia chỉ số nhãn áp thành 3 nhóm
+ Bình thường: NA :14 – 25 mmHg + Cao: NA > 25 mmHg
+ Thấp: NA < 14 mmHg.
- Khám bán phần trước bằng quan sát trực tiếp và kính sinh hiển vi để đánh giá tình trạng mắt, phát hiện các tổn thương phối hợp kèm theo: đục
thủy tinh thể, tân mạch mống mắt. - Khám đáy mắt:
+ Phát hiện các tổn thương của bệnh võng mạc do đái tháo đường: vi phình mạch, xuất huyết võng mạc, xuất tiết võng mạc, bất thường các mạch máu võng mạc.
+ Phát hiện tân mạch võng mạc và đĩa thị, đánh giá mức độ tân mạch, vị trí tân mạch.
- Chụp ảnh màu theo các trường tiêu chuẩn của ETDRS: + Vùng 1: Có trung tâm là gai thị
+ Vùng 2: Có trung tâm là hoàng điểm
+ Vùng 3, 4, 5: Phía thái dương của hoàng điểm
+ Vùng 6,7: là vùng tiếp tuyến với các đường ngang đi qua bờ trên và bờ dưới gai thị và đường thẳng đứng đi qua giữa gai thị
▪ Chụp OCT A:
- Chẩn đoán xác định tân mạch võng mạc và tân mạch đĩa thị, mức độ và vị trí tân mạch, tình trạng hoàng điểm phối hợp.
- Xác định diện tích tân mạch võng mạc và đĩa thị. Đơn vị tính: Diện tích đĩa thị.
Chúng tôi chia với 4 mức độ:
+ Mức 1: < 2 diện tích đĩa thị. (Mức độ I) + Mức 2: 2 – 3 diện tích đĩa thị. (Mức độ II) + Mức 3: > 3 – 5 diện tích đĩa thị. (Mức độ III) + Mức 4: > 5 diện tích đĩa thị. (Mức độ IV) - Đánh giá tình trạng hoàng điểm:
+ Có phù hoàng điểm hay không + Hình thái phù (tỏa lan, nang..) + Độ dày võng mạc
+ Diện tích và hình dạng (bản đồ) vùng vô mạch hoàng điểm + Chu vi vùng vô mạch hoàng điểm
2.2.5.2. Tiêm Lucentis nội nhãn.
▪ Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân biết về tình trạng bệnh tật, về lợi ích của điều trị và những tai biến có thể xảy ra.
- Bệnh nhân ký giấy cam đoan đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Sát trùng mắt bằng dung dịch Betadine 5% 2 lần trước khi tiêm, mỗi lần cách nhau 10 phút.
▪ Tiêm Lucentis nội nhãn:
- Gây tê bề mặt bằng nhỏ dung dịch Dicain 2% 2 lần cách nhau 5 phút. - Tiêm 0,05ml dung dịch Lucentis (tương đương 0.5mg) nội nhãn qua pars plana cách rìa 3,5mm.
- Tra mỡ Oflovid, băng mắt.
▪ Sau tiêm hướng dẫn bệnh nhân tra mắt đã tiêm bằng dung dịch Cravit 3lần/ngày trong 5 – 7 ngày.
2.2.5.3. Theo dõi sau điều trị
▪ Khám lại sau tiêm:
- Khám lại ngay sau tiêm đánh giá các triệu chứng liên quan đến mũi tiêm: đau, cộm, chói sáng, chảy nước mắt, xung huyết kết mạc, xuất huyết kết mạc, chấn thương thủy tinh thể, bong võng mạc, viêm nội nhãn.
- Khám đánh giá bệnh nhân được hẹn khám lại sau 4 tuần. + Thử thị lực theo bảng thị lực Snellen
+ Đo nhãn áp, sử dụng nhãn áp kế Maclakov với quả cân 10g.
+ Đo diện tích tân mạch võng mạc và đĩa thị, đánh giá các tổn thương võng mạc trên OCT A