Giải pháp xây dựng các Tombolo nhân tạo

Một phần của tài liệu KLTN nguyễn thị giang (Trang 42 - 44)

Làm các doi cát nối biển hệ thống gờ ngầm theo hướng 120⁰ về phía ĐN. Cách 100 m thì xây dựng một Tomblo và tiến ra biển tới độ sâu 10 m có độ cao 3 m

Tombolo ngầm được chồng xếp các giọ đá bị chặn cố định bởi 2 dãy cọc bê tông hoặc cọc tre có dây thép để giữ chặt đá phía bên trong. Trầm tích cát lắng xuống tạo thành các gờ, roi cát ngầm và dần dần nổi cao trên mặt nước.

1. Khu vực bờ biển huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là một vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn đa dạng sinh học cao và dồi dào nhân lực đáp ứng tốt cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Do đó cũng tạo thúc đẩy phát sinh nhiều vấn đề môi trường.

2. Xói lở bờ biển Hải Hậu bắt đầu diễn ra từ những năm đầu thế kỷ XX với tốc độ trung bình khoảng 10 m/năm. Bờ biển Hải Hậu từ một khu vực bồi tụ chuyển sang xói lở. Đường bờ có xu hướng tiến dần vào đất liền, nguyên nhân gây ra xói lở do hoạt động sụt lún kiến tạo, dâng cao mực nước biển và thiếu hụt trầm tích liên quan đến sự suy tàn của Sông Sò.

3. Trong các yếu tố động lực gây ra xói lở bờ biển Hải Hậu thì động lực sóng và thủy triều là hai yếu tố động lực chính. Sóng là động vừa trực tiếp phá hủy bờ vừa di chuyển trầm tích ra xa bờ theo hướng dọc bờ và vuông góc với bờ. Thủy triều là yếu tố động lực tạo điều kiện cho sóng phá hủy nơi bờ cao và di chuyển vật chất ra xa khỏi khu vực chủ yếu theo hướng dọc bờ. Do sự kết hợp giữa thủy triều và sóng, gió bão và nước dâng là các yếu tố động lực gây xói lở mạnh và thiệt hại nặng nề nhất.

4. Khu vực xói lở mạnh nhất ở xã Hải Đông, Hải Lý và Hải Chính với tốc độ xói lở lớn nhất lên tới 22 m/năm. Hiện tượng xói lở diễn ra mạnh mẽ vào mùa gió Đông Bắc và mùa mưa bão, làm phá hủy một số công trình dân sinh cụ thể như đê kè, nhà cửa…Cơ chế gây xói lở bờ biển Hải Hậu rất phức tạp, phụ thuộc vào hoàn lưu và cân bằng dòng bùn cát biến đổi theo mùa. Dòng bồi tích tổng hợp di chuyển về phía tây nam gây thiếu hụt trầm tích trong khu vực. Sự thiếu hụt lớn bồi tích ở sườn bờ ngầm kích hoạt di chuyển ngang cùng với di chuyển dọc làm mất trầm tích gây xói lở bờ biển Hải hậu trên quy mô lớn.

5. Để ngăn chặn hiện tượng xói lở bờ biển huyện Hải Hậu, bên cạnh tạo lại sự cân bằng bồi tích cho khu vực là khai thông lại sông Sò thì cần phải xây dựng các hệ thống đê kiên cố như các nước phát triển nhằm ổn định đường bờ lâu dài: xây dựng các Tombolo nhân tạo. Hạn chế tối đa khai thác cát ở các vùng bờ biển xói lở và vùng cửa sông. Cần nghiên cứu chi tiết xu hướng vận chuyển trầm tích ở các vùng cửa sông để có những phương án quản lý đới bờ bền vững. Thành lập các hệ thống giám sát, quan trắc tai biến xói lở và có thông báo kịp thời khi xảy ra tai biến.

Một phần của tài liệu KLTN nguyễn thị giang (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w