Giai đoạn năm 1989 –

Một phần của tài liệu KLTN nguyễn thị giang (Trang 35 - 40)

Tình trạng xói lở - bồi tụ vẫn diễn ra xen kẽ trên các đoạn ngắn nhưng thiên về xói lở nhiều hơn. Vùng xói lở có xu thế được thu hẹp lại do đường bờ được bảo vệ bởi hệ thống đê kè. Tại xã Hải Lý, Hải Chính và Hải Triều xói lở diễn ra mạnh, chiều rộng vùng xói lớn nhất là 170 m tương ứng với tốc độ 12 m/năm. Và cũng trong giai đoạn này, các doi cát ở cửa Lạch Giang thuộc thị trấn Thịnh Long bắt đầu bị xói lở mạnh về phía sông Ninh Cơ nhưng lại bồi tụ nhẹ ra biển.

Tại một địa điểm ở bờ biển xã Hải Thịnh, sau hơn 10 tháng khu vực khai thác sa khoáng đã “biến mất”, chỉ còn lại các dàn tuyển bỏ không, bờ biển bị xói lở hơn 30 m. Và đến 9 tháng sau đó, toàn bộ cánh rừng phòng hộ phi phi lao bị xóa sạch chỉ còn sót lại một số cây mọc sát chân đê.

Hình 17. Sơ đồ biến động đường bờ huyện Hải Hậu giai đoạn 1989 - 2001 4.1.5. Giai đoạn năm 2001 đến nay

Đường bờ biển Hải Hậu tương đối ổn định, các vùng xói lở quy mô nhỏ và bồi tụ nhẹ xen kẽ lẫn nhau trên từng đoạn ngắn. Doi cát ở cửa Lạch Giang tiếp tục bị xói lở mạnh có chiều dài tới 1,3 km rộng 440 m; tốc độ xói lở tương ứng là 37 m/năm. Đến cuối năm 2014 đầu năm 2015 doi cát này đã bị xói lở hoàn toàn. Ở khu vực xã Hải Đông và Hải Lý với chiều rộng vùng xói lở trung bình là 150 m, tốc độ xói lở là 12,5 m/năm.

Hình 18. Sơ đồ biến động đường bờ huyện Hải Hậu giai đoạn 2001 đến nay

Tại đoạn bờ xã Hải Triều, năm 1995 ở bên trong đê dọc theo là một vùng đất trù phú với nhiều khu dân cư sinh sống nhưng hiện nay đã trở thành một bãi triều hoang còn sót lại nhiều dấu vết của nền nhà ở ngoài biển hay nhà thờ đổ nát do bị tàn phá nặng nề. Nhiều công trình (đường xá, cầu cống, đê biển…) hiện nay bị chìm ngập dưới nước ngay khi ở mực thủy triều thấp nhất. Đặc biệt nhà thờ Phương Hải ở xã Hải Lý lúc xây dựng cách biển 1km nhưng đến nay đã bị nhấn chìm hoàn toàn dưới biển.

Hình 20. Nhà thờ Văn Lý, Xã Hải Lý và móng nhà còn xót lại ngoài biển 4.2. Nguyên nhân gây xói lở

Hiện tượng xói lở tại khu vực bờ biển Hải Hậu diễn ra rất mạnh mẽ và khá phức tạp, một số nơi bị xói lở mạnh làm lộ ra các “cuội sét”. Khu vực nghiên cứu nằm gần đới sụt hạ mạnh nhất trong vận động tân kiến tạo hiện đại của đới bờ châu thổ sông Hồng đã thúc đẩy quá trình xói lở bờ biển ở đây phát triển. Với những đặc trưng cơ bản hình thái khu vực là đường bờ dài, thẳng, thoải và dốc về hướng Đông Bắc – Tây Nam. Trầm tích chủ yếu là cát mịn, bột tạo thuận lợi cho quá trình xói lở và bào mòn trong điều kiện có động lực sóng lớn và dòng chảy mạnh. Vì vậy, sự biến động đường bờ ở khu vực này liên quan đến 3 yếu tố cơ bản: mực nước biển dâng cao, sự thiếu hụt vật liệu trầm tích và hoạt động đứt gãy.

Hình 21. Mặt cắt khu vực bờ biển huyện Hải Hậu

+ Nguyên nhân sâu sa gây xói lở bờ biển là do sự dâng cao mực nước biển 2 mm/năm và sụt lún kiến tạo 1mm/năm [7].

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khu vực Hải Hậu từ một vùng được bồi tụ chuyển sang xói lở liên quan đến sự thiếu hụt trầm tích do đắp chặn sông Sò làm suy tàn của cửa Hà Lạn và do tác động của động lực sóng do gió mùa Đông Bắc đặc biệt là sóng bão.

Sông Sò (còn được gọi là sông Ngô Đồng) là một phụ nhánh chính của sông Hồng chảy ra biển tại khu vực huyện Hải Hậu – Giao Thủy. Sau khi sông bị đắp chặn, bị suy thoái và trở thành một kênh tưới tiêu bình thường đã làm mất hẳn một lượng lớn phù sa phong phú bồi đắp lên vùng đồng bằng ở khu vực này. Đường bờ

biển mở dài trên 100 km nhưng không có bất kỳ con sông nào đổ ra biển. Đặc biệt, từ xã Hải Lý cho đến thị trấn Thịnh Long, gần 20 km chỉ lắng đọng chủ yếu là các trầm tích loại cát. Vì vậy đã làm thúc đẩy quá trình xói lở diễn ra mạnh ở khu vực nghiên cứu.

Hình 22. Cửa Sông Sò bị thoái hóa

Đồng thời do lượng trầm tích cung cấp không đủ bù đắp lại khối lượng bùn cát về phía Tây Nam bị sóng, thủy triều và dòng hải lưu ven bờ mang đi hàng năm. Sóng là vai trò chủ yếu gây xói lở bờ và di chuyển bồi tích sát bờ. Đặc biệt vào mùa đông dòng chảy ven bờ có hướng Đông Bắc và khi có bão hiện tượng xói lở mạnh làm phá hủy các công trình dân sinh, đê kè, đường xá….

Các hoạt động nhân sinh đã làm cường hóa tốc độ xói lở. Đặc biệt trong nhưng thế kỷ qua việc quai đê lấn biển ồ ạt đã đẩy nhanh đường bờ ra phía biển. Hệ thống đê trên các sông đã làm tăng động năng dòng chảy đổ ra biển, giảm khả năng lắng đọng trầm tích cho các vùng cửa sông lân cận. Ngoài ra do sự ảnh hưởng của đập thủy điện trên thượng nguồn đập thủy điện Hòa Bình) và khai thác cát trên lòng sông Hồng tạo lên những hố đã làm giảm một lượng lớn trầm tích mang về các sông. Vì vậy gây mất cân bằng trầm tích, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc đường bờ, góp phần đẩy nhanh tốc độ xói lở trong khu vực.

Một phần của tài liệu KLTN nguyễn thị giang (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w