Đặc điểm trầm tích bãi triều và gian triều

Một phần của tài liệu KLTN nguyễn thị giang (Trang 30 - 32)

+ Trầm tích sét môi trường đầm lầy ven biển tàn dư

Phân bố ở vùng gian triều, từ mức cao nhất ra đến mức triều thấp nhất. Thành phần trầm tích chủ yếu là bùn chiếm trên 75 %, một số nơi có chứa các vỉa thanh bùn dạng đẳng thước, độ chọn lọc kém (So = 2,5 – 3,5). Do quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ nên môi trường khử chiếm ưu thế.

Hình 9. Đồ thị đường cong tích lũy mẫu HH 02

+ Trầm tích cát môi trường bãi triều bờ biển xói lở hiện đại

Địa hình ven biển huyện Hải Hậu khá dốc từ bờ đến độ sâu 2 – 3 m và thoải đến độ sâu 10 m, tạo nên một bề mặt bào mòn ngầm. Đồng thời dưới tác dụng của sóng đặc biệt là sóng bão, các bãi triều liên tục tiến dần vào đất liền. Thành phần chủ yếu là cát, dưới tác dụng của sóng vỗ ven bờ đã cào xới lớp sét nằm phía bên dưới và bị “vo tròn” kết vón do lăn trên bãi triều tạo thành các “cuội sét”.

Tại khu vực môi trường bãi triều bị xói lở có thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt mịn (Md = 0,05 mm), độ chọn lọc và mài tròn kém (So = 2,0; Ro = 0,5). Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh (75 %), fenspat (15 %), mảnh đá (10 %).

Hình 11. Trầm tích cát môi trường bãi triều, HH 04 – 5X

Tại khu vực có độ sâu từ 0 – 5 m nước, thành phần chủ yếu là cát hạt mịn đến trung và cát bột. Khu vực cửa sông với nguồn vật liệu dồi dào, thành phần trầm tích có hàm lượng bột tương đối cao chiếm khoảng 45 %, độ mài tròn và chọn lọc trung bình kém So = 2,5.

+ Trầm tích bột sét pha cát biển ven bờ tiền châu thổ hiện đại

Đây là dạng địa hình đáy biển tiền châu thổ nghiêng và thoải về phía biển. Quá trình vận chuyển và lắng đọng trầm tích chịu tác động các yếu tố dòng chảy của sông và dòng chảy ven bờ.

Một phần của tài liệu KLTN nguyễn thị giang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w