Giải pháp phi công trình

Một phần của tài liệu KLTN nguyễn thị giang (Trang 41 - 42)

+ Tăng cường tuyên truyền giáo dục và nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống xói lở và khả năng ứng phó linh hoạt khi có sự cố xảy ra. Đồng thời cần nâng ý thức bảo vệ hệ thống đê kè, xây dựng cơ chế thưởng phạt đối với những cá nhân, tập thể tích cực phòng chống và cố ý gây phá hoại các công trình.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ nắm vững nội dung quản lý tổng hợp đới bờ, bảo vệ môi trường biển, thường xuyên giám sát các hoạt động cầu cảng, du lịch, khai khoáng nhằm ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Mặt khác các cơ quan chức năng cũng có trách nhiệm quản lý các công trình bảo vệ đường bờ.

+ Tổ chức các đội cứu hộ, cứu nạn có phương tiện kỹ thuật và kinh nghiệm nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại khi xảy ra sự cố môi trường (vỡ đê, lũ lụt, bão…).

Khuyến khích phát động cộng đồng trồng rừng ngập mặn, khôi phục thảm thực vật ven bờ biển.

+ Thành lập các bản đồ phân vùng có nguy cơ xói lở với các mức độ khác nhau: mạnh, yếu, trung bình… nhằm phục vụ cho việc quy hoạch phát triển đới bờ, khu dân cư và các công trình dân sinh.

+ Tổ chức theo dõi diễn biến xói lở bờ biển về cường độ, quy mô, hướng dịch chuyển theo định kỳ (hàng tháng, hàng năm). Tất cả các thông tin về xói lở, bồi tụ phải được phân tích, cập nhật thường xuyên, đánh giá tổng hợp để cảnh báo kịp thời.

+ Khi xảy ra tai biến, các thông tin phải được thông báo kịp thời đến người dân trên mọi phương tiện và phát lệnh tổ chức di dời dân cư vĩnh viễn hoặc tạm thời ra khỏi khu vực nguy hiểm.

+ Bố trí xản suất, sinh hoạt theo phương châm cùng sống khôn ngoan với tai biến đối với khu vực ít hoặc không xảy ra tai biến (dựa vào hệ thống cấp báo). Đối với các khu vực có nguy cơ tai biến không xây dựng các cơ sở xản xuất và khu dân cư.

Một phần của tài liệu KLTN nguyễn thị giang (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w