Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ :

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNoPTNTchi nhánh Hà Tây (Trang 49 - 53)

III. Theo nội ngoại tệ 6579 100 7410 100 8270

3.4.Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ :

NINH BÌNH

3.4.Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ :

Các chỉ tiêu sử dụng trong hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng:

Với các khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng dựa vào 2 nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính sau:

Nhóm chỉ tiêu tài chính:

- Chỉ tiêu cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư bao gồm: Hệ số nợ ( đòn cân nợ), hệ số tự tài trợ, hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, hệ số trả lãi tiền vay, hệ số từ tài trợ tài sản dài hạn…

- Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.

- Chỉ tiêu năng lực hoạt động của tài sản: Hệ số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân, hệ số vòng quay hàng tồn kho và số ngày dự trữ hàng tồn kho bình quân, hiệu quả sử dụng tổng tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản cố định…

- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Tỷ suất lợi nhuận trước (sau) thuế trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE).

- Chỉ tiêu về dòng tiền: Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính.

Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Hạnh

- Đối với các công ty cổ phần có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu: Tỷ lệ thu nhập cổ phiếu thường (EPS), tỷ suất trả lãi cổ phần, giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu…

* Chỉ tiêu phản ánh quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng: tình hình phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, số lần chậm trả lãi vay, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi…

Nhóm chỉ tiêu phi tài chính:

Năng lực điều hành của Ban giám đốc, môi trường kiểm soát nội bộ, tính khả thi của phương án kinh doanh, triển vọng của ngành, giá trị thương hiệu của công ty, vị thế cạnh tranh (thị phần), tác động của môi trường vĩ mô…

Trong việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, ngân hàng cần xét đến tính đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho từng doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn, chỉ tiêu sử dụng trong quá trình thẩm định phương án, dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng tác động đến quyết định cho vay và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tuy vậy, công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT –chi nhánh Hà Tây hiện nay còn nhiều bất cập. Các tiêu chuẩn được sử dụng để thẩm định vẫn còn sơ

sài. Trong thời gian tới ngân hàng cần bổ sung và hoàn thiện thêm các chỉ

tiêu khác bên cạnh các chỉ tiêu đã có để chất lượng thẩm định dự án được đảm bảo hơn.

- Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án:

Mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng mục tiêu của ngành, địa phương, đất nước. Một dự án có thể có nhiều mục tiêu nhưng quan trọng nhất là tối đa hóa lợi nhuận, ngoài ra có thể là: tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường…

Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Hạnh

Sự cần thiết phải thực hiện dự án: sự cần thiết đối với phát triển doanh nghiệp trước những đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của thị trường. Nếu dự án được thực hiện sẽ đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp, cho địa phương, cho nền kinh tế quốc dân?

- Thẩm định phương diện thị trường của dự án:

+ Sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho dự án: Đó là những sản phẩm dịch vụ gì? Tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ là gì? Nhu cầu của thị trường với sản phẩm, dịch vụ đó? Nếu đó là những sản phẩm dịch vụ có khả năng tồn tại và phát triển lâu dài thì càng tốt.

+ Xác định khu vực thị trường và thị hiếu của khách hàng: thị trường của dự án là trong nước, ngoài nước; đặc điểm của thị trường đó về dân số, khả năng thu nhập…

+ Phân tích tình hình cạnh tranh sản phẩm trong tương lai trên thị trường và chỉ ra lợi thế cạnh tranh của dự án: Xác định rõ mức độ cạnh tranh trên thị trường về sản phẩm đó; phương thức cạnh tranh chủ yếu; dự án phải chỉ ra được những thế mạnh của mình trong tương lai

+ Với các sản phẩm dự kiến xuất khẩu cấn lưu ý: Quan hệ kinh tế quốc tế, quy định, tiêu chuẩn, mức độ khắt khe của thị trường, chính sách thuế, quy định ở nước sở tại…

- Thẩm định phương diện kinh tế- xã hội của dự án:

Xem xét các phương diện: thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, liên ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, mức độ thu hút lao động…

Ảnh hưởng khác: Ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân… - Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án:

+ Lựa chọn địa điểm xây dựng: thuận lợi và khó khăn: có gần nơi cung cấp cung cấp nguyên vật liệu, nơi tiêu thụ, điều kiện giao thông; địa điểm tiêu thụ phải đảm bảo tuân thủ quy định của Nhà nước; đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp, ô nhiễm môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quy mô, công suất của dự án: căn cứ vào các yếu tố: mức độ yêu

Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Hạnh

cầu thì trường hiện tại và tương lai, khả năng về thị phần, khả năng về vốn và công nghệ.

+ Công nghệ và trang thiết bị: Xem xét các vấn đề sau: Phần kỹ thuật, phần thông tin, phần con người, phần tổ chức.

Chủ đầu tư có mấy phương án sử dụng công nghệ? Lý do sử dụng? Ưu, nhược điểm của từng phương án, số lượng, công suất, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ trong cả dây chuyền sản xuất…

+ Nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác: nhu cầu về nguyên vật liệu, nguyên vật liệu mang tính thời vụ, khan hiếm…

+ Kiểm tra quy mô, giải pháp xây dựng công trình, kiểm tra về kế hoạch tiến độ thực hiện dự án.

- Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án:

Bao gồm: Hình thức kinh doanh, cơ chế điều hành, nhân sự: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý của ban điều hành; trình độ, kế hoạch đào tạo công nhân viên, sự cần thiết phải thuê chuyên gia…

- Thẩm định phương diện tài chính của dự án:

+ Xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án: tính toán về vốn cố định, tính toán vốn lưu động, dự phòng vốn đầu tư

+ Xác định nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho dự án: Nguồn vốn tự có (phân tích tình hình tài chính và kinh doanh 3 năm thông qua báo cáo tài chính); Vốn từ ngân sách nhà nước (thẩm định thông qua những văn bản cam kết việc cấp vốn của các cơ quan có thẩm quyền); Vốn từ các ngân hàng khác ( xem xét khả năng cho vay từ các ngân hàng này thông qua các bảng cam kết); Vốn vay trực tiếp nước ngoài ( xem xét sự chấp hành các quy định của nhà nước về vay vốn nước ngoài, điều xin vay vốn,…)

+ Thẩm định về chi phí, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án: Xác định căn cứ vào giá thành của sản phẩm, kiểm tra tính đầy đủ của các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm, định mức sản xuất, định mức tiêu hao, đơn giá…

Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Hạnh

Với doanh thu của dự án cần xác định rõ: doanh thu từ sản phẩm chính, doanh thu từ sản phẩm phụ…

+ Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án: Tỷ suất lợi nhuận giản đơn, thời gian hoàn vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR)

+ Phân tích rủi ro của dự án: phân tích độ nhạy, phân tích tình huống.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNoPTNTchi nhánh Hà Tây (Trang 49 - 53)