III. Theo nội ngoại tệ 6579 100 7410 100 8270
1. Nội tệ 6496 98,74 7307 98,61 8158 98,64 2 Ngoại tệ quy đổi831,261031,391111,
2.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Hà Tây theo chỉ tiêu định lượng
theo chỉ tiêu định lượng
2.2.2.1. Tổng dư nợ
Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh khối lượng tiền mà ngân hàng thương mại cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ cao chứng tỏ khả năng mở rộng tín dụng, tiếp thị và thu hút khách hàng tốt góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy vậy, không phải lúc nào dư nợ cao cũng tốt vì việc mở rộng chất lượng tín dụng được xem là bền vững khi cơ cấu
Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Hạnh
tín dụng và nợ quá hạn được duy trì ở mức hợp lý. Trong trường hợp tổng dư nợ gia tăng đồng thời với mức độ gia tăng thấp hơn hoặc bằng mức độ gia tăng nợ quá hạn thì đó là một tín hiệu xấu đối với chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Tại Chi nhánh Hà Tây, chỉ tiêu tổng dư nợ qua các năm như sau:
Bảng 2.3: Tổng dư nợ Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng dư nợ 6579 7410 8270 Tốc độ tăng dư nợ
so với năm trước - 12,63% 11,61%
( Nguồn: Báo cáo KQKD Chi nhánh Hà Tây)
Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Hạnh
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2008, tổng dư nợ tín dụng vào khoảng 6579 tỷ đồng thì năm 2009 con số này tăng 12,63% so với năm 2008, năm 2010 tăng 11,61 % so với năm 2009. Điều này cho thấy Chi nhánh đã khá thành công trong việc mở rộng quy mô tín dụng, thu hút khách hàng. 12,63%
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, điều kiện kinh tế luôn bất ổn và khó khăn như vậy thì sự tăng trưởng dư nợ tín dụng cao cũng chưa hẳn là một điều tốt. Nhất là đối với những khoản tín dụng trung và dài hạn, Chi nhánh khó có thể dự đoán chính xác tình hình biến động tiếp theo để đưa ra những biện pháp tránh rủi ro mất vốn cho mình.
Thêm vào đó, mặc dù có sự tăng tuyệt đối về dư nợ nhưng tốc độ tăng đang giảm từ 12,63% năm 2009 xuống còn 11,61% năm 2010, sở dĩ có sự giảm này là do khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của Chi nhánh
2.2.2.2. Tình hình chung về nợ xấu
Rủi ro tín dụng rất đa dạng, luôn ẩn chứa trong mọi lĩnh vực và có tác động ngược tới sự phát triển an toàn – hiệu quả của hoạt động tín dụng. Thước đo sử dụng phổ biến nhất để đo lường RRTD là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.
Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2008 - 2010
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng nguồn vốn 7621040 7974371 9060435
Nợ xấu (3-5) 277066 256308 209865
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 4,2% 3,4% 2,3%
Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Năm 2008 tỷ lệ nợ xấu chiếm 4,2%, năm 2009 giảm 0,8% so với năm 2009, năm 2010 giảm 1,1% so với năm 2009. Có
Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Hạnh
được điều này là do chi nhánh đã thực hiện triệt để việc kiểm soát chất lượng các khoản tín dụng, tập trung chỉ đạo, có biện pháp kiên quyết xử lí các khoản nợ đã xử lí rủi ro năm 2009 về trước, chủ động phòng ngừa rủi ro theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam. Mở rộng tín dụng ngày tăng nhưng nợ xấu thì giảm đi.
Bảng 2.5 : Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2008 - 2010
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ xấu 277066 256308 209865 1. Doanh nghiệp 147752 53,33 133629 52,14 118504 56,47 a. HTX 1010 0,36 131 0,06 684 0,32 b. Cty TNHH – Cổ phần 140504 50,71 126521 49,36 110659 52,73 c. DNTN 6238 2,26 6977 2,72 7164 3,42 2. Hộ sản xuất, cá thể 129314 46,67 122679 47,86 91361 43.53 35
Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Hạnh
Biểu đồ 3: Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Theo thành phần kinh tế, nợ xấu ở hai thành phần kinh tế là doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi là do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chủ yếu là bất động sản. Dù nợ xấu của thành phần công ty TNHH- cổ phần, hộ sản xuất cá thể có giảm trong giai đoạn 2008 – 2010 nhưng nó vẫn chủ yếu trong tổng số nợ xấu của ngân hàng.
Bảng 2.6: Nợ xấu theo thời hạn giai đoạn 2008 – 2010.
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ xấu 277066 256308 209865 1. Ngắn hạn 158255 57,12 157101 61,29 138206 65,85 2. Trung hạn 93132 33,61 86371 33,7 61816 29,46 3. Dài hạn 25679 9,27 12836 5,01 9843 4,7 36
Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Hạnh
Biểu đồ 4: Nợ xấu theo thời hạn cho vay
Trên góc độ kì hạn, ta thấy nợ xấu của các kỳ hạn giảm qua các năm nhưng xét về tỷ trọng, nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn tăng. Do tình hình kinh tế trong giai đoạn này không ổn định, xét trong ngắn hạn rất khó để đánh giá thẩm định tính khả thi của khoản vay. Và doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này. Nhưng tình hình nợ xấu của các khoản vay trung, dài hạn lại tốt lên. Khả năng xảy ra rủi ro tín dụng đối với những khoản vay này là thấp, góp phần làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn.