Câu mời mọc, yêu cầu không đích thực

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hình thức thể hiện ý nghĩa cầu khiến trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học (trên cơ sở ngữ liệu là các bài đọc từ lớp 1 đến lớp 5)_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 31 - 33)

2. Các hình thức thể hiện ý nghĩa cầu khiến

2.2.2. Câu mời mọc, yêu cầu không đích thực

Nh đã nói vì nhiều lí do mà ngời nói không muốn trực tiếp nói ra ý muốn của mình. Khi đó, ngời nói thờng phải dùng các kiểu câu không đích thực để diễn đạt.

Đối với câu mời mọc, yêu cầu không đích thực để nhận biết đợc ý nghĩa cầu khiến phải dựa vào các động từ ngữ vi cầu khiến và dựa vào tình huống.

Qua thống kê, tôi thấy có 8 câu mời mọc, yêu cầu không đích thực trong đó có 5/8 câu sử dụng các động từ ngữ vi cầu khiến, có 3/8 câu phải dựa vào tình huống để nhận diện ý nghĩa cầu khiến.

* Câu mời mọc yêu cầu không đích thực sử dụng các động từ ngữ vi cầu khiến:

Dựa vào điều kiện đa ra ở phần cơ sở lí luận tôi thống kê đợc 5 câu thể hiện ý nghĩa cầu khiến mời mọc sử dụng động từ ngữ vi cầu khiến.

Ví dụ : Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục. (Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, TV3, tập 2, tr 94)

Ví dụ trên ngời nói là “tôi” ở ngôi thứ nhất, ngời nghe ở ngôi thứ hai, động từ “mong” sử dụng đúng hiệu lực ngữ vi , mục đích là bày tỏ mong muốn, kêu gọi toàn dân tập thể dục.

Trong 5 câu thì 2 câu sử dụng động từ “mong” , 2 câu sử dụng động từ “xin”, một câu sử dụng động từ “mời”. Mỗi câu lại mang một nét nghĩa riêng :

+ Hàm ý mời mọc :

Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một ngời mà thầy mang ơn rất nặng.

(Nghĩa thầy trò, TV5, tập 2, tr 79) + Hàm ý mong muốn :

Thầy giáo lắc đầu buồn bã

- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa. (Ngời lính dũng cảm, TV3, tập 1, tr 38)

+ Hàm ý đề nghị :

Lợm bớc tới gần đống lửa. Giọng em run lên : - Em xin đợc ở lại.

(ở lại chiến khu, TV3, tập 2, tr 13)

* Câu mời mọc, yêu cầu nhận diện nhờ tình huống:

Số lợng các câu này là 3/8 câu, chiếm 37,5%. Nh đã biết, tình huống là điều kiện quan trọng để suy đoán ý định của ngời nói. Bởi vì, câu cầu khiến là câu phân loại theo mục đích nói. Kiểu câu này đợc xem xét trên bình diện ngữ dụng của câu. tức là xem xét mối quan hệ giữa câu với ngời sử dụng, giữa câu và việc sử dụng câu trong tình huống cụ thể nhằm phát hiện ra những ý nghĩa của câu trong tình huống cụ thể mà nghĩa câu chữ không phản ánh đợc. Nh vậy dựa vào tình huống có thể nhận ra ý nghĩa cầu khiến của câu. Dựa vào

tình huống là dựa vào hoàn cảnh không gian, thời gian, tình huống sự việc dẫn tới lời nói đó.

Ví dụ :

a) Gia đình có việc muốn kêu oan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có đợc không ?

(Văn hay chữ tốt, TV4, tập 1, tr 129)

Trong câu trên “nhờ cậu viết giúp cho lá đơn” biểu thị hành vi yêu cầu, tuy hình thức là kiểu câu hỏi nhng ngời nghe vẫn có thể nhận biết đợc mục đích của câu là nhờ sự giúp đỡ.

b) Bà cụ nói :

- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để đợc nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê - đi- xơn làm đợc cái xe trở ngời già đi nơi này nơi khác

có phải may mắn hơn cho già không ?

(Nhà bác học và bà cụ, TV3, tập 2, tr 32)

Câu trên có hình thức là câu hỏi nhng lại nhằm mục đích bày tỏ mong muốn nhà bác học Ê- đi- xơn chế tạo ra một loại xe chở ngời

c) Một cậu bé dùng dao để khắc tên mình lên thân cây, cây rất đau đớn nhng vẫn cố lấy giọng vui vẻ để hỏi :

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên ngời cậu ? Nh thế có phải tiện hơn không ?

Cậu bé rùng mình, lắc đầu : - Đau lắm, cháu chịu thôi !

- Vậy, vì sao lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn ấy ? (Cậu bé và cây si già, TV 2, tập 2, tr 96)

Câu trên có hình thức là câu hỏi nhng mục đích là nhắc nhở, yêu cầu “cậu bé không đợc khắc tên lên cây”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hình thức thể hiện ý nghĩa cầu khiến trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học (trên cơ sở ngữ liệu là các bài đọc từ lớp 1 đến lớp 5)_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w