Khảo sát khả năng tự kết dính của các chủng vi sinh vật yếm khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất có lợi của hệ vi sinh vật trong ruột cá cơm trắng (Trang 83 - 85)

3. Nội dung nghiên cứu

3.4.2. Khảo sát khả năng tự kết dính của các chủng vi sinh vật yếm khí

Khả năng tự kết dính là một đặc tính mang lại nhiều lợi ích cho vi khuẩn lactic trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhờ có tự kết dính mà các vi khuẩn lactic cùng một dòng liên kết được với nhau tạo thành các “tổ”, vì thế chúng giúp tăng cường được sức sống và sự phát triển của chủng theo kiểu mối quan hệ hỗ trợ cùng loài. Khả năng tự kết dính còn có sự liên quan đến khả năng bám dính đường ruột và còn làm tăng khả năng lưu lại trong đường tiêu hóa của chủng vi sinh vật. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành khảo sát khả năng kết dính của các chủng vi khuẩn lactic phân lập được từ ruột cá cơm.

Kết quả trên đồ thị ở hình 3.11 cho thấy khả năng tự kết dính cao nhất là chủng

E.camelliae C30.1 (85,690%), E. hirae C33 (83,427%) và E. hirae C37 (85,628%), thấp nhất là chủng Enterococcus hirae C26.1 (15,214%). và E. hirae C31 (15,113%) Các chủng còn lại có khả năng tự kết dính nằm trong khoảng 25,254% đến 77,077%. Kết quả này tương đối phù hợp với các kết quả đã công bố về khả năng tự kết dính của vi khuẩn lactic.

Maria (2006) khi nghiên cứu khả năng tự kết dính của Lactobacillus

Bifidobacterium đã nhận thấy có sự biến động lớn trong khả năng tự kết dính của các chủng, năm chủng được khảo sát trong thí nghiệm có kết quả tự kết dính là 5,5%, 15%, 23%, 75% và 77% ở nhiệt độ phòng, và nhóm tác giả kết luận là khả năng bám dính của vi khuẩn lactic phụ thuộc vào chủng vi khuẩn, tức là những chủng khác nhau trong một loài cũng có thể có tỷ lệ tự kết dính rất khác nhau [49]. Kos và cộng sự (2003) đã nghiên cứu khả năng tự kết dính của chủng probiotic

Lactobacillus acidophilus M92. Chủng này có tỷ lệ tự kết dính rất cao, đến 70% ở nhiệt độ phòng sau 5 giờ [43].

Jankovic và cộng sự (2012) đã nghiên cứu khả năng bám dính của một số chủng

Lactobacillus plantarum (S1, A, B) trong môi trường MRS lỏng, sau 5 giờ và 24 giờ ở điều kiện môi trường 37oC. Kết quả cho thấy khả năng tự kết dính của các chủng lần lượt là 29%; 33%; 37% sau 5 giờ và 80%; 84%; 82% sau 24 giờ [34].

Saran và cộng sự (2012) đã khảo sát khả năng tự kết dính của 2 chủng

Lactobacillus acidophilus NCDC13, Lactobacillus acidophilus NCDC 291 ở 3 giờ và 5 giờ, nhiệt độ phòng. Kết quả cho thấy tỷ lệ tự kết dính ở 3 giờ lần lượt là 35%; 38,19% và ở 5 giờ là 40%; 43,21% [69].

Abdulla và cộng sự (2014) cũng khảo sát khả năng tự kết dính của một số chủng Lactobacillus trong môi trường MRS lỏng và môi trường PBS ở 5 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Kết quả cho thấy tỷ lệ tự kết dính ở môi trường MRS lỏng lần lượt là 63,1%; 44,3%; 20% và dung dịch PBS là 21,6%; 10%; 12% [13].

So sánh với kết quả của các tác giả trên 3 chủng C30.1, C33 và C37 khả năng tự kết dính đạt ở mức khá cao. Do đó, các chủng này có thể tuyển chọn làm probiotic, xét theo khả năng tự kết dính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất có lợi của hệ vi sinh vật trong ruột cá cơm trắng (Trang 83 - 85)