. Chuỗi chuyền êlêctron hô hấp
Chủ đề Bài tập Quang hợp
. Mục tiêu bài học
Học sinh trả lời được một số câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức quang hợp . Chuẩn bị
Bộ câu hỏi và bài tập phần kiến thức qaung hợp
. Tiến trình dạy học
GV: Đọc hoặc viết lên bảng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập quang hợp, yêu cầu học sinh độc lập làm bài
HS: Tự lập làm bài và trình bày
GV: Hoàn thiện câu trả lời của học sinh
Câu 1. So sánh pha sáng và pha tối của quang hợp? 1. Giống nhau:
- Đều là các quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng xảy ra dưới sự xúc tác của các enzim quang hợp.
- Đều diễn ra tại bào quan lục lạp 2. Khác nhau:
Pha sáng Pha tối
Xảy ra cần có ánh sáng Xảy ra không cần có ánh sáng Chỉ tiến hành được khi có ánh sáng và
không tiến hành được trong tối
Tiến hành bình thường cả ở ngoài sáng và trong tối
Xảy ra ở các túi tilacoit trong các hạt grana của lục lạp
Xảy ra ở chất nền (strôma) của lục lạp Nguyên liệu là nước, ADP và NADP + Nguyên liệu là CO 2, ATP và NADPH Sản phẩm tạo ra là khí ôxi, ATP và NADPH Sản phẩm tạo ra là chất hữu cơ
(cacbonhiđrat), ADP và NADP +
Câu 2. So sánh hai quá trình hô hấp và quang hợp. 1. Giống nhau
- Đều là quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng quan trọng trong tế bào - Đều xảy ra các chuỗi phản ứng phức tạp với sự xúc tác của các enzim - Đều có sự tham gia của các chất vận chuyển điển tử (e)
2. Khác nhau
Hô hấp Quang hợp
Xảy ra ở bào quan ti thể của tất cả mọi tế bào có nhân thực (ĐV, TV, Nấm, tảo...)
Xảy ra ở bào quan lục lạp của TV, Tảo và 1 số VK có tế bào nhân sơ). Không xảy ra ở ĐV, nấm
Được tiến hành ở mọi nơi (cả trong tối và ngoài sáng)
Chỉ tiến hành khi có ánh sáng Là quá trình phân giải chất hữu cơ, chủ yếu
là cacbonhiđrat tạo ra khí CO 2 và nươc
Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ, chủ yếu là cacbonhiđrat từ khí CO2 và nước
các phân tử ATP và chuyển hoá chúng thành NL trong hợp chất hữu cơ
NL tạo ra được sử dụng cho các hoạt động sinh công của tế bào
Năng lượng tạo ra tích luỹ lại trong các hợp chất hữu cơ
Là hoạt động dị hoá Là hoạt động đồng hoá
Câu 3. Quang hợp xảy ra ở nhóm sinh vật nào sau đây? a. ĐV, TV và nấm b. TV, tảo, một số VK c. Nấm, 1 số VK và tảo d. TV, tảo và đv. Câu 4. Chức năng của các hạt grana của lục lạp là:
a. Tiến hành đường phân trong hô hấp b. Nơi xảy ra pha tối của quang hợp c. Nơi xảy ra pha sáng của quang hợp d. Thực hiện chuyền điển tử trong hô hấp Câu 5. Pha tối của quang hợp xảy ra ở:
a. Chất nền của lục lạp b. Màng trong của ti thể c. Màng ngoài của lục lạp d. Trong tế bào chất
Câu 6. Sản phẩm được tạo ra từ pha sáng của quang hợp là:
a. (CH2O) b. CO2 c. NADPH và ATP d. H2O
Câu 7. Sản phẩm được tạo ra từ pha tối của quang hợp là:
a. Cacbonhiđrat b. Khí CO2 c. H2O d. Khí O2
Câu 8. Chất đầu tiên kết hợp với CO2 trong pha tối của quang hợp là:
a. Ađênôzin triphôtphat b. ATP c. ADP d. Ribulôzơ điphôtphat Câu 9. Trong quang hợp khí ôxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây?
a. Hấp thu ánh sáng của diệp lục b. Quang phân li nước c. Các phản ứng ôxi hoá khử d. Truyền điển tử Câu 10. Loại sắc tố quang hợp mà cơ thể thực vật nào cũng có là:
a. clorophyl a b. clorophyl b c. Carôtenôit d. phicobilin ---