Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Sinh học 10 (Trang 31 - 35)

V. Bài tập về nhà

4.Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

H: Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?

HS: Suy nghĩ và liên hệ để trả lời - E xúc tác các phản ứng trong những điều kiện nhất định của cơ thể sống. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của E như: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất

-Đa số E

hoạt động ở nhiệt độ tối ưu là 40 - 45 0C, ở độ pH tối ưu là 7, nhưng có 1 số hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp <00C hoặc rất cao >1000C như các vi khuẩn cổ, hoặc độ pH rất axit (pepxin trong dạ

dày)

- Nồng độ cơ chất cao, enzim hoạt động mạnh, nhưng khi cơ chất quá nhiều sẽ gây kìm hãm hoạt động của E , vì khi đó sẽ không có đủ E để xúc tác phản ứng. - Nhiều chất hoá học có tác động ức chế hoạt động của E , ví dụ như thuốc trừ sâu DDT. Một số chất khi liên kết với E lại làm tăng hoạt tính của E.

Tự chọn Tiết 15

Chủ đề 3

Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào

. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong chủ đề này HS cần phải:

- Trình bày một cách có hệ thống về chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào mà củ thể là: - Hiểu được bản chất hai quá trình hô hấp và quang hợp

. Phương tịên dạy học

SGK và sách tham khảo

. Tiến trình dạy học

Hoạt động dạy học Nội dung kiến thức

. Hô hấp

H:Hô hấp là gì ?

Em hãy phân biệt giữa hô hấp ngoài và hô hấp tế bào ?

HS: Nhớ, liên hệ và trả lơi

H: Quá trình hô hấp tế bào gồm những giai đoạn nào? mỗi giai đoạn diễn ra ở đâu? Sản phẩm của các giai đoạn hô hấp?

HS: Liên hệ bài học để trả lời.

H: Em hãy cho biết hiệu suất tích luỹ năng lượng ở mỗi giai đoạn vào ATP là bao nhiêu?

HS: Suy nghĩ và trả lời

- Tế bào sống phân giải các chất hữu cơ chứa thế năng để tổng hợp ATP sử dụng cho các quá trình sống được gọi là hô hấp tế bào.

- Quá trình hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn diễn ra liên tục: Đường phân,, chu trình Crep, chuỗi chuyền electron hô hấp.

Phương trình chung của sự phân giải Glucôzơ:

C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + Q (ATP + nhiệt)

H: Quang hợp là gì? Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp?

HS: Liên hệ bài học để trả lời.

H: Hai sáng và tối trong qúa trình quang hợp có mối liên hệ với nhau như thế nào? HS: Liên hệ để trả lời

H: Nếu pha sáng không xảy ra thì pha tối có xảy ra được không? Tại sao?

HS: Thảo luận và trả lời.

GV: Pha sáng của quang hợp xảy ra ở màng Tilacoit của lục lạp vì trong màng tilacoit có chưa clorophyl hấp thụ ánh sáng và các nhân tố của hệ quang hợp thành năng lượng tích trong ATP và NADPH. Nếu pha sáng không xảy ra thì pha tối không thể xảy ra vì pha sáng cung cấp ATP, NADPH cần thiết cho pha tối để tổng hợp glucozơ.

H: Em hãy so sánh hô hấp và quang hợp?

Điểm SS Hô hấp Quang hợp

Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm Tính chất QT

HS: Liên hệ và so sánh điểm khác nhau giữa hai quá trình.

- Quang hợp là phương thức dinh dưỡng của các sinh vật có khả năng sử dụng quang năng để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

- Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

CO2 + H2O + NLAS (CH2O)n + O2

- Quá trình quang hợp là một chuỗi các phản ứng phức tạp gồm hai pha: pha sáng (dưới tác động của ánh sáng, nước) và pha tối (cần CO 2 và hệ enzim, ATP và NADPH do pha sáng cung cấp).

V. Củng cố Hỏi:

1. Cho biết đường phân xảy ra ở đâu, chu trình Crep xảy ra ở đâu, dãy chuyền electron hô hấp xảy ra ở đâu, với hiệu suất tích luỹ năng lưng vào ATP là bao nhiêu?

2. Pha sáng của quang hợp xảy ra ở đâu, pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp. Theo em pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng có chính xác không? Vì sao? V. Bài tập

Hoàn thành các câu hỏi trên vào vở bài tập

Tự chọn Tiết 16

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Sinh học 10 (Trang 31 - 35)