Các phương pháp điều trị ổ cặn màng phổi sau chấn thương

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu điều TRỊ máu cục, ổ cặn MÀNG PHỔI SAU CHẤN THƯƠNG vết THƯƠNG NGỰC BẰNG PHẪU THUẬT nội SOI tại BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT đức (Trang 27 - 29)

- Phẫu thuật nội soi.

+ Trong đa số các trường hợp sau chấn thương vết thương ngực, OCMP ở giai đoạn sớm nên phẫu thuật nội soi bao gồm phẫu thuật nội soi hoàn toàn và nội soi hỗ trợ (VATS) được chỉ định rộng rãi, thời gian chỉ định phẫu thuật nội soi thích hợp là dưới 6 tuần [18],[41],[42].

Theo Đinh Văn Lượng (2013) 68.7% bệnh nhân ở giai đoạn I và II của OCMP được phẫu thuật nội soi, 38,3 % còn lại được phẫu thuật VATS [17].

- Phẫu thuật mở ngực bóc vỏ OCMP (phẫu thuật Delorme). Ổ cặn màng

Năm 1894, Delorme đã thực hiện thành công phẫu thuật bóc hết lớp vỏ xơ bám chặt trên lá tạng màng phổi tạo điều kiện cho phổi nở lại bình thường, từ đó phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật Delorme [43].

Điều kiện đảm bảo phẫu thuật Delorme thành công là: Còn lớp bóc tách giữa vỏ xơ của khoang mủ và lá tạng, nhu mô phổi còn đàn hồi tốt và phế quản phải lưu thông tốt để sau mổ phổi nhanh chóng nở ra được.

Nếu bị bệnh đã lâu, quá trình xơ hoá phát triển làm cho giữa vỏ khoang cặn và lá tạng không còn lớp bóc tách, nhu mô phổi đã xơ hóa quá nhiều không còn đàn hồi thì không thể chỉ định phẫu thuật Delorme được nữa.

- Phẫu thuật tạo hình thành ngực (phẫu thuật Heller, Schede):

Khi lớp vỏ ổ cặn đã dính chặt vào màng phổi, các dải xơ đã lan vào nhu mô phổi thì không thể thực hiện phẫu thuật Delorme được nữa, thay vào đó các phẫu thuật tạo hình thành ngực.

+ Phẫu thuật Heller [17],[44],[45]:

Nguyên tắc: Cắt bỏ các đoạn xương sườn (để lại màng xương) ở trên thành của ổ cặn. Tạo điêu kiện cho lồng ngực hạ thấp xuống làm mất khoang cặn.

Phẫu thuật chỉ thực hiện được khi thành ngực ở trên thành của ổ cặn còn đủ mềm mại để các dải cơ thành ngực có thể áp sát xuống đáy ổ cặn sau khi đã cắt bỏ các đoạn xương sườn.

+ Phẫu thuật Schede [46]:

Nguyên tắc: Cắt bỏ toàn bộ xương sườn cùng với khối cơ liên sườn và lá thành ở trên khoang cặn, chỉ còn da và tổ chức dưới da của thành ngực áp sát xuống đáy khoang cặn.

Phẫu thuật được thực hiện khi khối cơ liên sườn cùng với thành ổ cặn bị xơ hoá quá cứng, không tự áp sát xuống đáy khoang tàn dư nếu mổ theo phương pháp Heller. Ngày nay phẫu thuật này hầu như không còn được thực hiện.

- Phẫu thuật mở cửa sổ màng phổi [47]:

cặn được cắt bỏ, tạo một cửa sổ thông thương giữa ổ cặn với môi trường bên ngoài. Dịch mủ của ổ cặn sẽ được dẫn lưu ra ngoài qua một dẫn lưu vĩnh viễn. Phẫu thuật này được sử dụng để điều trị OCMP ở những năm 80-90 của thế kỉ trước. Tuy nhiên hiện nay chỉ định hạn chế với những bệnh nhân suy kiệt, già yếu không thể thực hiện được phẫu thuật bóc vỏ ổ cặn hay phẫu thuật tạo hình thành ngực.

Chương 2

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu điều TRỊ máu cục, ổ cặn MÀNG PHỔI SAU CHẤN THƯƠNG vết THƯƠNG NGỰC BẰNG PHẪU THUẬT nội SOI tại BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT đức (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w