Hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật

Pháp luật về HĐ nói chung và pháp luật về HĐMBTS nói riêng đang cần sự thống nhất, đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ về mua bán tài sản. Để hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này cần: Sửa đổi Luật Công chứng cho phù hợp BLDS năm 2005, sửa đổi quy định “công chứng, chứng thực” trong BLDS năm 2005.

-Hoạt động công chứng sẽ không giao cho ủy ban nhân dân nữa mà sẽ thông qua tổ chức hành nghề công chứng. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán bất động sản thông qua sàn đấu giá cũng cần phải được quy định một cách cụ thể và chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi của người mua khi mua bán qua đấu giá. Đồng thời với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất Luật Công chứng, Luật Nhà ở, cho phù hợp với BLDS năm 2005.

-Hoàn thiện việc đăng ký nhà đất, tài sản khác hình thành từ nhiều năm qua như nhà ở gắn liền với đất mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có

một trong những giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai năm 2003, thì cũng được cấp giấy quyền sử dụng nhà gắn liền với đất và thành lập văn phòng công chứng theo Luật Công chứng. Thành lập văn phòng đăng ký bất động sản. Đối với HĐ mua bán nhà vi phạm về hình thức, cách giải quyết của các tòa án khác nhau tùy thuộc và thời điểm phát sinh quan hệ mua bán.

- Đối với HĐ mua bán nhà vi phạm về hình thức phát sinh trước ngày 1/7/1991 ngày Pháp lệnh Nhà ở có hiệu lực thì đƣờng lối giải quyết của pháp luật tương đối mền dẻo phù hợp với thực tế thì áp dụng Nghị quyết 58-NQ-UBTVQH ngày 20/8/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trƣớc ngày 1/7/1991 để giải quyết. Đối với HĐ mua bán giao kết sau ngày

1/7/1996 (ngày BLDS năm 1995 có hiệu lực) có vi phạm về hình thức thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền buộc các bên thực hiện các quy định về hình thức trong một thời gian, nếu trong thời hạn đó các bên thực hiện đúng quy luật thì công nhận HĐ đó. Nếu quá thời hạn đó mà các bên không thực hiện đúng quy định về hình thức thì tòa án tuyên bố HĐ vô hiệu. Bên có lỗi làm cho HĐ vô hiệu phải bồi thƣờng (áp dụng điều 139 BLDS năm 1995 94 và Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình để giải quyết). Đối với HĐ mua bán nhà giao kết sau ngày 1/7/1991 đến ngày 30/6/1996, Pháp lệnh nhà ở không quy định cách giải quyết đối với HĐ vi phạm về hình thức. Nếu xẩy ra tranh chấp cần tuyên bố HĐ vô hiệu, bên có lỗi làm cho HĐ vô hiệu phải bồi thƣờng. Đối với nhà ở giao kết sau ngày 1/1/2006 vi phạm về mặt hình thức nhưng các cơ quan chức năng chưa quy định cách giải quyết cụ thể, chỉ quy đinh chung chung vì vậy các cơ quan chức năng cần ban hành văn bản hướng dẫn Điều 134 BLDS năm 2005 về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về mặt hình thức. Tuy nhiên, trong trường hợp này có thể áp dụng Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP

ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình để giải quyết. Riêng đối với các vi phạm và tranh chấp về chuyển nhượng quyền sở hữu hiện nay chỉ có quy định điều chỉnh vấn đề này trong lĩnh vực mua bán nhà ở tại Nghị định số 24/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục chuyển quyền sử dụng nhà ở. Đối với các loại HĐ mua bán các tài sản khác, ngoài BLDS các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần ban hành thêm các văn bản pháp luật quy định cụ thể về cách giải quyết vi phạm và tranh chấp đến hình thức và chuyển quyền sở hữu.

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w